Đại án VNCB: Tại sao ngân hàng không kiện Phạm Công Danh?
Nói ông Danh gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB) hơn 9.000 tỷ đồng, vậy tại sao ngân hàng này không đệ đơn lên kiện ông Danh? Thực chất VNCB có thiệt hại không mà không phải là nguyên đơn khởi kiện? – luật sư bào chữ cho Phạm Công Danh nêu nghi vấn trong phiên xét xử.
Sáng 17.8, luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh) đã trình bày những nghi vấn của mình sau phần luận tội của Viện Kiểm sát đối với bị cáo Phạm Công Danh tại phiên tranh tụng.
Theo luật sư Hoài, có nhiều tình tiết cần làm rõ xoay quanh số tiền mà ông Danh và đồng phạm gây thiệt hại cho VNCB.
Phạm Công Danh được cảnh sát dẫn giải đến tòa.
Trước hết, với dòng tiền liên quan đến nhóm bà Trần Ngọc Bích, luật sư Hoài cho rằng những chứng cứ tại tòa đều cho thấy bà Bích và ông Danh có mối quan hệ vay mượn. Cụ thể, đầu năm 2012 khoản tiền gửi của bà Bích chỉ hơn 1.200 tỷ đồng nhưng đến 2013 đã tăng lên thành 5.190 tỷ đồng.
Theo lời khai của Hoàng Đình Quyết, khoản tiền này là gốc cộng lãi cộng thêm một số khoản tiền chuyển về để cho vay. Tiền này dễ chứng minh nguồn gốc nhưng tại sao chưa làm rõ được. Tại sao không có chữ ký mà lại chuyển từ bà Bích sang ông Danh rồi lại sang ông Thanh tất toán nợ? Chỉ cần giải thích được câu hỏi này thì mọi thứ sẽ sáng tỏ mối quan hệ giữa ông Danh và bà Bích.
Cũng theo luật sư Hoài, cần làm rõ vấn đề tiền lãi ngoài mà ông Danh phải trả bởi những chứng từ gốc đã nộp cho cơ quan điều tra với những con số khớp đến từng con số lẻ. Việc bản fax gửi từ Tân Hiệp Phát gửi về VNCB hiện Viện kiểm sát cũng chưa làm rõ vấn đề này. Chưa kể chính các nhân viên nhóm Bích đã khai có nhận tiền còn tiền gì không biết với tổng cộng 39 lần nhận. Mặc dù chứng từ đã có, cơ quan điều tra cũng đã thu thập tại Tập đoàn Thiên Thanh nhưng cuối cùng cũng không làm rõ tiền đó là tiền gì thì rất là vô lý.
Kế đến, luật sư Hoài cũng đề nghị làm rõ giá trị pháp lý của 3 hợp đồng tiền gửi các ngày 21.6; 27.6 và 21.8.2013. Theo đó, nếu 3 hợp đồng tiền gửi không có thật thì 5.190 tỷ đồng trong tài khoản cũng không có thật. 3 hợp đồng này có giá trị quan trọng để làm rõ sự thật khách quan của vụ án nên đề nghị làm rõ 3 hợp đồng tiền gửi này.
Video đang HOT
Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và 35 đồng phạm gây thất thoát của VNCB mất 9.000 tỷ.
“Tôi thấy khá lạ là trong suốt mấy tháng từ tháng 8 năm 2013 đến 2014, bà Bích không hề có ý kiến gì về các khoản tiền đến vài nghìn tỷ đồng không có trong tài khoản. Tại sao lại như thế, đề nghị HĐXX làm rõ vấn đề này” – luật sư Hoài kiến nghị.
Cuối cùng, luật sư Hoài cho rằng chưa có cơ sở kết luận tội của ông Danh đối với khoản tiền liên quan chỗ bà Bích vì chưa thể coi nó là thiệt hại. Riêng số tiền 3.600 tỷ đồng chuyển cho nhóm bà Hứa Thị Phấn thì phải xem xét cho ông Danh vì đất Nhà Bè và quận 9 ông cũng chưa lấy được.
“Tòa cần xét đến một chi tiết rất quan trọng là tại sao VNCB không hề đệ đơn lên kiện ông Danh. VNCB có thiệt hại không mà không phải là nguyên đơn lên kiện ông Danh? Thực tế, VNCB không bị thiệt hại do đang nắm giữ 24ha đất Nhà Bè, 9ha đất Q.2 và 124 sổ tiết kiệm, vì vậy tôi đề nghị tòa xem xét cho Danh miễn trừ trách nhiệm số tiền 5.190 tỷ đồng” – luật sư Hoài nói.
Theo cáo trạng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện các hành vi phạm tội, gây tổng thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng. Cụ thể, Danh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện lập hồ sơ khống về việc nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại cho VNCB hơn 63 tỷ đồng; lập hồ sơ khống thuê hai trụ sở ở quận 10, TP.HCM gây thiệt hại hơn 581 tỷ đồng và chỉ đạo rút gần 5.500 tỷ đồng không có sự chấp thuận của chủ tài khoản mở tại VNCB; phát hành, ủy thác đầu tư trái phiếu trái quy định, gây thiệt hại cho VNCB hơn 900 tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm này sử dụng pháp nhân của 14 doanh nghiệp để lập khống hồ sơ mua bán nguyên vật liệu, nâng giá trị 13 lô đất tại Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) và bất động sản của Tập đoàn Thiên Thanh làm tài sản đảm bảo để vay VNCB số tiền là 4.700 tỷ đồng. Theo kết quả thẩm định, khối tài sản thế chấp có tổng giá trị khoảng 2.604 tỷ đồng. Trừ phần thu được từ giá trị của tài sản thế chấp, đến nay VNCB không thu hồi được số tiền 2.100 tỷ đồng.
Theo Danviet
Đại án tại VNCB: Phạm Công Danh xin được khắc phục 100%
Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm trong đại án Ngân hàng Xây dựng (VNCB) mất 9.000 tỷ đồng gần đi đến hồi kết phần xét hỏi.
Phạm Công Danh to tiếng trong phiên tòa
Phiên xét xử sáng 11.8, ở phần thẩm vấn của luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên (bào chữa cho nhóm bà Trần Ngọc Bích) liên tục đặt câu hỏi cho các bị cáo và những người có quyền và nghĩ vụ liên quan trong vụ án. Nhưng đa phần đều nhận được câu trả lời "tôi không trả lời câu hỏi này" từ các bị cáo.
Phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án Phạm Công Danh và 35 đồng phạm gây thất thoát của VNCB mất 9.000 tỷ đang đi đến hồi kết phần xét hỏi.
Riêng đối với bị cáo Phạm Công Danh, luật sư Uyên đặt câu hỏi về việc liên quan đến tổng số tiền chi lãi ngoài cho các khách hàng của Ngân hàng Xây dựng (VNCB, nay là CB Bank) là bao nhiêu? Bị cáo Danh nói câu hỏi bị cáo Phan Thành Mai (cựu Tổng giám đốc VNCB) đã trả lời rồi, nên ông không trả lời câu hỏi này.
Luật sư hỏi tiếp, theo cáo trạng và một số lời khai của các bị cáo khác thì tiền chi lãi ngoài cho nhóm Trần Ngọc Bích là 2.500 tỷ lấy từ đâu? Bị cáo Danh từ chối trả lời và cho rằng câu hỏi của luật sư là không đúng trọng tâm. Đề nghị luật sư hỏi câu hỏi liên quan đến tiền bà Trần Ngọc Bích mới trả lời.
Thậm chí Phạm Công Danh đã mất bình tĩnh và to tiếng trong phiên tòa vì cho rằng cách hỏi của luật sư mang tính truy vấn. Thái độ phẫn nộ của bị cáo Danh bị HĐXX cảnh cáo và yêu cầu ông phải giữ bình tĩnh trong lúc xét hỏi của các luật sư liên quan đến vụ án.
Trả lời câu hỏi của luật sư về các chỉ số tài chính thể hiện thanh khoản của ngân hàng, bị cáo Danh, Mai có báo cáo Ngân hàng Nhà nước (NHNN)? Mai xác nhận chưa báo cáo NHNN. Đại diện NHNN cũng khẳng định, không hề nhận được báo cáo nào của VNCB. NHNN trực tiếp giám sát, xử lý mọi hoạt động của ngân hàng nếu có khó khăn về thanh khoản. NHNN không cho phép VNCB huy động vốn vượt trần.
Như vậy bị cáo Phạm Công Danh và Phan Thành Mai biết trước tình trạng của VNCB đã bị NHNN kiểm soát từ trước khi nhóm Phạm Công Danh tiếp quản nhưng Danh đã cố tình chỉ đạo cho "bộ sậu" huy động vốn và chi lãi ngoài.
Luật sư tiếp tục truy Danh: "Khoản 3.600 tỷ bị cáo Danh trả cho nhóm Phú Mỹ mua TrustBank được rút từ ngân hàng. Khoản 4.500 tỷ bị cáo Danh dùng tăng vốn điều lệ cũng được rút từ ngân hàng và nhiều khoản khác bị cáo Danh cũng rút từ ngân hàng. Nhưng bị cáo Danh nói là không có tiền. Vậy tiền ở đâu để bị cáo Danh chi trả lãi ngoài quy định hàng ngàn tỷ? Tiền này là của cá nhân bị cáo Danh hay của Tập đoàn Thiên Thanh? Nếu của Tập đoàn Thiên Thanh thì có thể hiện trên báo cáo tài chính của tập đoàn hay không?". Danh không lý giải được.
Tương tự, luật sư thẩm vấn bà Nguyễn Thị Thu Hương, nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh hàng loạt câu hỏi liên quan đến cách thức, quy trình, tổng số tiền cũng như số liệu chi tiết về các khoản lãi khác, thì bà Hương cũng không thể trả lời ngoài trừ việc bà nhớ rất chi tiết về các khoản được gọi là chi trả "lãi ngoài" cho nhóm bà Trần Ngọc Bích.
Vợ bị cáo Danh yêu cầu trả kỷ vật
Ở phiên xét xử buổi chiều cùng ngày, luật sư Nguyễn Thành Công bảo vệ quyền nghĩa vụ hợp pháp cho bà Quách Kim Chi (vợ bị cáo Danh) đặt câu hỏi đối với Phạm Công Danh liên quan đến tài sản thế chấp tại ngân hàng gồm 3 căn nhà ở Hồ Văn Huê, Nguyễn Trọng Tuệ, khu KDC Sông Giồng không được dùng để thế chấp đúng không?
Bị cáo Danh khai nhận đã rất nhiều lần đề nghị vợ thế chấp tài sản để vay tiền nhưng vợ không đồng ý. Số tài sản 3 căn nhà này không hề liên quan đến sai phạm của ông ta.
"Nhiều lần chồng tôi (bị cáo Danh) đề nghị thế chấp 3 căn nhà để kinh doanh phát triển tập đoàn nhưng tôi không đồng ý. Vì số tiền mua này hầu hết không phải là tiền của vợ chồng tôi mà là tôi vay của mẹ tôi. Khoản thực hiện vay mượn này tính ra rất nhiều lần, tổng số tiền vay cho đến nay khoảng 25 tỷ đồng", bà Chi nói trước phiên tòa.
Bà Chi còn cho biết, khi chồng bà bị bắt giam có thu giữ kỷ vậy là một đồng hồ, một nhẫn. "Những kỷ vật đó được mua khi có hai con đầu lòng và nó rất có ý nghĩa đối với gia đình tôi, vậy tôi mong HĐXX cho tôi được nhận lại kỷ vật của gia đình", bà Chi mong muốn.
Bị cáo Phạm Công Danh xin tòa được khắc phục hậu quả và xin xem xét hành vi phạm tội đối với những đồng nghiệp những nhân viên làm việc tại Tập đoàn Thiên Thanh. Ông nói: "Xin tòa cho tôi cơ hội để khắc phục hậu quả 100% vì NHNN biết rất rõ sự khó khăn của chúng tôi khi tiếp nhận tái cơ cấu ngân hàng. Chúng tôi chưa có cơ hội nào để khắc phục cả. Tôi cũng rất đau xót khi nhìn các nhân viên của tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn lại phải ngồi ở đây. Mong HĐXX xem xét lại tội danh đối với những đồng nghiệp của tôi. Họ đều là nhân viên rất tâm huyết với ngân hàng và họ đều không có hưởng lợi gì trong vụ án này".
Bị cáo Danh xin được cảm ơn những người đã đi cùng ông và những người vì ông mà bị rơi vào vòng lao lý. Mặc dù họ không có động cơ gì và cũng không được hưởng lợi gì từ những việc họ làm.
Hôm nay (12.8), HĐXX triệu tập bà Trần Ngọc Bích tiếp tục tham gia xét hỏi.
Theo Mỹ Linh-Ngọc Nhiên (Người Đưa Tin)Doi song,xa hoi,the gioi,phap luat,cong an,kinh te thi truong, kinh te, su kien noi bat,
Đại án VNCB: Vợ Phạm Công Danh xin nhận lại nhẫn và đồng hồ Cho rằng đây là những kỷ vật, có ý nghĩa lớn lao với gia đình nên bà Quách Kim Chi (vợ bị cáo Phạm Công Danh) đã xin HĐXX cho phép được nhận lại hai món đồ này. Theo cáo trạng, khi Phạm Công Danh bị bắt giữ, cơ quan điều tra kê biên, thu giữ hàng loạt bất động sản, tài sản...