Đặc vụ Hàn Quốc tự tử vì bê bối theo dõi người dân
Hôm qua 19-7, Cảnh sát Hàn Quốc xác nhận, một đặc vụ của Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) đã tự tử trong xe ôtô cùng lá thư tuyệt mệnh phủ nhận việc NIS theo dõi điện thoại và máy tính của người dân nước này.
Trụ sở Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS)
Thông tin từ cảnh sát cho biết, đặc vụ họ Lim (46 tuổi) của NIS được phát hiện tử vong ngày 18-7 trong xe của nạn nhân do ngạt khí độc carbon monoxide.
Trong bức thư tuyệt mệnh do Cảnh sát Hàn Quốc công bố, đặc vụ này khẳng định, NIS không theo dõi người dân nước này hay các hoạt động chính trị liên quan đến bầu cử. Đồng thời, ông Lim cũng gửi lời xin lỗi tới các đồng nghiệp và quan chức cấp cao của NIS, trong đó có Giám đốc Lee Byoung Ho.
Bức thư nói: “Chính sự nhiệt tình thái quá trong công việc đã dẫn đến sự việc ngày hôm nay”.
Theo_An ninh thủ đô
Video đang HOT
Mỹ gặp họa do CIA không đánh giá cao "anh chàng" Putin
Cơ quan tình báo Mỹ đã theo dõi ông Putin ngay từ thời còn là một chính khách trẻ nhưng bất lực trong việc dự đoán hướng phát triển của ông.
Tình báo Mỹ "xem nhẹ" Putin trong thập niên 90
Tờ báo Mỹ The Times vừa đưa ra thông tin rằng, các điệp viên Mỹ đã chú ý đến nhân vật Vladimir Putin ngay từ thập niên 90 của thế kỷ trước, khi ông còn là một chính khách trẻ, mới đảm nhận cương vị Phó thị trưởng Saint-Peterburg, dưới thời ông Boris Yelsin.
Tuy nhiên vào thời điểm đó, cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã thất bại trong việc dự đoán khả năng thực sự và hướng phát triển của nhà chính khách trẻ thâm trầm nhưng dễ mến, người nguyên là cựu trung tá cơ quan an ninh Liên bang Nga.
Theo thông tin của The Times dựa vào nguồn tin trong Quốc hội Mỹ, nguyên nhân một phần cũng là do vào những năm 90 của thế kỷ trước, chính phủ Hoa Kỳ "có những nhiệm vụ hệ trọng hơn", vì thế các thông tin do tình báo thu thập về các quan chức Nga đã bị bỏ qua không được quan tâm.
Tạp chí nhận xét rằng, hiện nay chính quyền Hoa Kỳ chú ý đến cách tiếp cận của ông Putin trong quan hệ với Mỹ nhiều hơn là tình trạng của ông. Tuy nhiên, trong thời gian qua, những nghiên cứu về bản chất con người và dự đoán những suy nghĩ và hành động tương lai của ông thường không hiệu quả.
Tình báo Mỹ đã không đánh giá được thực chất con người Putin
Các nhà quan sát cho rằng, những chính sách và hành động của tổng thống Nga V. Putin luôn biến hóa và rất khó đối phó. Bởi vậy, để hiểu được điều này, quân đội Mỹ đã tổ chức một nhóm chuyên gia, chuyên nghiên cứu sâu về ngôn ngữ cơ thể của ông Putin và một số nhà lãnh đạo quốc gia khác.
Được biết, bắt đầu từ năm 1996, Văn phòng đánh giá mạng thuộc Bộ quốc phòng Mỹ đã ủng hộ và tài trợ cho dự án "Những chỉ dẫn cơ thể", do bà Brenda Connors làm chủ nhiệm nghiên cứu. Từ năm 2009 đến nay, văn phòng này đã cung cấp nguồn phí khoảng 365.000 USD cho dự án.
Nhiệm vụ của họ là sử dụng mô hình động tác để phân tích nguyên lý hoạt động, từ đó dự đoán hành động của các nhà lãnh đạo trên thế giới, sẽ diễn ra trong tương lai, đặc biệt là của Tổng thống Nga Putin.
2 bản báo cáo trong công trình nghiên cứu của bà thực hiện kể từ khi Tổng thống Putin lên nắm quyền, gồm có một nghiên cứu vào hồi 2005 có tên "Hành động đáng tin cậy để tiến lên" và các nghiên cứu trong giai đoạn 2004-2005 và 2008 của chuyên gia về phân tích động tác cơ thể người Warren Lamb.
Mỹ đã chi không ít tiền để nghiên cứu về vị Tổng thống Nga
Theo dõi cả cựu Thủ tướng Đức để nắm Putin
Một nguồn tin cho rằng, sau cuộc chiến Gruzia (Georgia) năm 2008, các nhóm nghiên cứu về ông Putin đã đưa ra nhiều phương pháp dự đoán về các chính sách và hành động của vị Tổng thống Nga, người luôn khó bị nắm bắt do được trang bị những kỹ năng nghiệp vụ KGB.
Các hành động của ông Putin được Mỹ nghiên cứu đặc biệt kĩ từ đầu năm 2014, khi cuộc chính biến ở Ukraine nổ ra. Sự xuất hiện của những người "lính lạ" và việc Crimea bất ngờ được sáp nhập vào Nga, thông qua cuộc trưng cầu dân ý trên vào ngày 16-3-2014 đã khiến phương Tây trở tay không kịp.
Thậm chí là khi không nắm được thông tin trực tiếp về ông Putin thông qua nghe lén điện thoại và đọc trộm thư điện tử, tình báo Mỹ đã phải "đi vòng", thông qua những mối quan hệ cá nhân của vị Tổng thống Nga.
Hôm 12-7, nhật báo Bild của Đức trích dẫn các nguồn tin tình báo Mỹ cho biết, cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder nằm trong danh sách mục tiêu theo dõi của NSA, thậm chí cả sau khi ông đã từ chức vào năm 2005, nguyên nhân bởi họ muốn nắm thông tin về vị Tổng thống Nga thông qua ông này.
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc bắt 4 người "bán bí mật quân sự cho nước ngoài" Chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ 4 công dân đang làm việc trong một công ty quốc phòng sau khi phát hiện họ tìm cách bán bí mật quân sự cho tình báo nước ngoài. Trung Quốc bắt 4 người bán bí mật quân sự. (Ảnh minh họa: AFP) Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ngày 15/7 đưa tin 4 công...