Đặc sản tương La
“Ai đi Yên Tử, Quỳnh Lâm/ Vĩnh Nghiêm chưa đến thiền tâm chưa đành”- Đó là câu ca của người xưa nhằm khẳng định tầm quan trọng của chùa Vĩnh Nghiêm, còn gọi là chùa Đức La (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) trong dòng chảy của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Cũng chính tại ngôi chùa này, các nhà sư còn gìn giữ được những bí quyết quan trọng để làm ra một thứ nước chấm truyền thống thường được sử dụng để các bậc tu hành nơi cửa thiền thọ chay sớm chiều, nay đã thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng – đó là tương La.
Người dân ủ tương.
Xã Trí Yên vẫn được mọi người gọi là “chốn Tổ” bởi nơi đó vẫn đều đặn sáng mõ chiều chuông, tiếng kinh kệ quen thuộc vang dài trong gió từ ngôi chùa cổ Vĩnh Nghiêm – một công trình văn hóa Phật giáo tiêu biểu thời Trần gắn với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Tam Tổ Trúc Lâm sáng lập và phát triển.
Nếu có dịp hành hương về ngôi cổ tự này, du khách nên một lần thưởng thức đặc sản tương La, sản phẩm thủ công gắn bó bao đời nay với người dân “một nắng hai sương”. Cảm giác bùi béo, đậm đà, ngọt mặn quyện vào nhau, tan ra nơi đầu lưỡi thật khó quên là cảm nhận khi thưởng thức tương La. Đại đức Thích Thanh Vịnh, Phó trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm kể rằng: “Món tương được nhà chùa sử dụng thường xuyên trong các bữa cơm chay hàng ngày”.
Trải qua thời gian, các vị sư trụ trì ở đây đã truyền dạy những bí quyết làm tương ngon cho các phật tử, nhân dân sinh sống những khu vực lân cận. Vì thế, tương ở đây còn gọi là tương La.
Tuy nhiên, cũng có thể do ảnh hưởng của kinh tế thị trường, sự phát triển nhanh chóng của xã hội với nhiều loại nước chấm khác nhau, trong khi đó để làm ra một mẻ tương lại rất cầu kỳ, mất nhiều thời gian, công sức nên có những lúc cả vùng chỉ còn các nhà sư trong chùa và một số ít gia đình còn duy trì việc làm tương để sử dụng quanh năm. Và gia đình tôi là một trong số ít ấy. Nhiều hộ dân khác bỏ hẳn nghề. Chum vại xếp ở xó vườn. Cối đá quẳng nơi góc bếp.
Theo kinh nghiệm được lưu truyền ở Trí Yên, để làm được một mẻ tương như ý và đúng với kỹ thuật xưa cần trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp. Nguyên liệu làm tương La không thể thay thế được chính là gạo nếp cái hoa vàng và đậu (đỗ) tương hạt nhỏ. Đầu tiên, muốn tương ngon, là phải có nguyên liệu tốt, hạt gạo nếp để đồ xôi làm mốc phải đều, không lẫn gạo tẻ, không xát trắng quá.
Video đang HOT
Ngày trước, gạo nếp đem giã dập 600 chày là được, còn bây giờ mua loại nào đều hạt, có màu vàng xen lẫn màu mận chín. Thứ nữa là đỗ tương, phải chọn loại đỗ ré hạt nhỏ, tròn, ăn bùi, thơm và béo. Để sản xuất một lít nước tương cần có hai 200 gram đỗ tương.
Ngay cả việc chọn nước ngâm đỗ làm tương cũng phải chú ý. Tương ngon hay không cũng ở nguồn nước. Người dân kể lại, ngày trước sử dụng nước mưa đã được tích trữ vài tháng hoặc nguồn nước ngầm ở làng.
Tóm lại, để làm ra một mẻ tương cần rất nhiều công đoạn mà công đoạn nào cũng quan trọng, chỉ cần bị lỗi một khâu nào đó là mẻ tương kém chất lượng ngay. Ví dụ như nếu đồ xôi nát quá, tương sẽ bị đen, xôi sống thì tương sẽ bị chua, nếu đỗ rang già quá thì cùi đen, màu tương sẽ bị đen…
Có một điều khó lý giải được, mà chỉ dựa theo kinh nghiệm dân gian, đó là không phải chum vại nào dùng để đựng cũng cho ra những mẻ tương như ý, do đó việc chọn chum vại luôn được chú trọng. Phải để những chum nước đỗ tương đó vào chỗ râm mát, nhiệt độ vừa phải.
Ngoài chứa đựng yếu tố vật thể, tương La còn chứa đựng những nét văn hóa ẩm thực mang tính phi vật thể, đó là những tri thức, bí quyết, sự tài hoa trong chế biến của người xưa.
Phạm Thị Ngoan
Theo baophapluat.vn
Tướng Công an: Vụ "vong báo oán" ở chùa Ba Vàng có dấu hiệu hình sự
Trao đổi với PV Dân Việt, Thiếu tướng Lê Đình Luyện, nguyên Cục trưởng Cục An ninh xã hội (Bộ Công an) cho biết, trước đây khi còn ở chùa Phúc Khánh (Hà Nội), nhà sư Thích Trúc Thái Minh từng bị nhắc nhở vì chuyện liên quan đến dâng sao giải hạn.
Nhà sư Thích Trúc Thái Minh trụ trì chùa Ba Vàng (ảnh IT).
Liên quan đến sự việc lùm xùm xảy ra ở chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) gây xôn xao dư luận, Thiếu tướng Lê Đình Luyện nhìn nhận: Đây là vụ việc có dấu hiệu hình sự của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan điều tra cần làm rõ. Về trường hợp nhà sư Thích Trúc Thái Minh, theo Thiếu tướng Lê Đình Luyện, trước đây khi còn ở chùa Phúc Khánh, nhà sư này đã từng bị lực lượng an ninh Văn hóa nhắc nhở về chuyện "dâng sao giải hạn".
"Chuyện vong báo oán thì không diễn ra ở chùa Phúc Khánh và việc này không thể diễn ra ở Hà Nội được. Thời gian sau nhà sư Thích Trúc Thái Minh về trụ trì chùa Ba Vàng mới có chuyện lình xình như báo chí đã phanh phui. Không rõ đằng sau nhà sư này còn có ai nữa hay không", Thiếu tướng Luyện nói.
Bà Lê Thị Yến (ảnh IT).
Chuyện "vong báo oán" là hết sức nhảm nhí, hoang đường, nhưng tại sao vẫn có nhiều người nghe theo. Lý giải điều này nguyên Cục trưởng Cục An ninh xã hội cho rằng, xuất phát từ quan niệm của những người mê tín dị đoan nên họ dễ bị lợi dụng để trục lợi, còn đối với phật tử chân chính thì không ai lại đi lễ bái kiểu đó.
Vào tháng 8.2015, Ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh có Công văn số 125/CV - BTS gửi tới các cơ quan chức năng để phối hợp, giải quyết những dấu hiệu bất thường tại chùa Ba Vàng. Công văn nêu rõ: Quần chúng nhân dân phản ánh các vị sư tại chùa Ba Vàng lợi dụng phật tử Yến, cư trú tại Hạ Long thường xuyên quyến hóa nhân dân về chùa Ba Vàng cúng bắt ma, cúng oan gia trái chủ và thu tiền với số lượng lớn. Những dịp chùa Ba Vàng giảng Phật pháp, sau khi Đại đức Thích Trúc Thái Minh giảng pháp thì đều mời cô Yến lên giảng pháp cho Tăng, Ni, Phật tử nghe...
Qua vụ việc này cho thấy, các cấp các ngành ở địa phương đã buông lỏng quản lý, không nắm được tình hình. "Nếu như các cơ quan chức năng làm tốt công tác quản lý thì vụ việc ở chùa Ba Vàng đã sớm được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Đáng ra việc như vậy không cần phải đến mức báo chí vào cuộc phanh phui", Thiếu tướng Luyện nói.
Nói về nguy hại của sự việc ở chùa Ba Vàng, Thiếu tướng Lê Đình Luyện cho biết: Trước hết nó gây phức tạp về trật tự an toàn xã hội, nhiều trường hợp gia đình mất tiền, mất của, các thành viên nảy sinh mâu thuẫn nhau. "Ở mức độ lớn hơn việc này gây ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; thứ hai ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền địa phương; thứ ba có thể sẽ bị lợi dụng, kích động để dẫn tới những sự việc lớn hơn, phức tạp hơn. Nếu không ngăn chặn xử lý ngay mà để kéo dài sẽ rất phức tạp", nguyên Cục trưởng An ninh Xã hội Lê Đình Luyện nói.
Ông nói thêm, vụ việc đại diện bên Giáo hội Phật giáo cũng đã lên tiếng bày tỏ quan điểm. Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời các ngành, các cấp phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cho người dân hiểu, không có những suy nghĩ kiểu mê tín dị đoạn dễ bị lợi dụng.
Trong một diễn biến mới, Chùa Ba Vàng thông báo với các phật tử việc tạm thời dừng các hoạt động "gọi vong" để cúng "oan gia trái chủ"
Đại đức Thích Trúc Thái Minh tên thật là Vũ Minh Hiếu (52 tuổi), quê xã Lâm Thao (Lương Tài, Bắc Ninh). Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), ông Minh ở lại trường làm giảng viên 5 năm, sau đó chuyển công tác về Viện Nghiên cứu chế tạo máy của Bộ Công Thương, được bầu làm Bí thư Đoàn.
Giữa năm 1998, ông cùng đạo tràng bắt xe vào thiền viện Trúc lâm Đà Lạt làm lễ phát bồ đề tâm và đến tập sự xuất gia tại chùa Diên Phúc (Hà Tây cũ). Sau hai tháng thực tập, giữa năm 1999, ông vào thiền viện Trúc lâm Đà Lạt xin xuất gia, lấy pháp danh là Thích Trúc Thái Minh.
Năm 2001, sư Minh quay ra Bắc, cùng góp sức xây dựng thiền viện Trúc lâm Yên Tử. Ông được Ban lãnh đạo thiền viện cử làm tri khách. Năm 2007, ông làm trụ trì chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, Quảng Ninh) đến nay.
Theo Danviet
Điểm đến mới hấp dẫn "Tây Yên Tử" Nhắc đến Yên Tử, du khách sẽ nghĩ ngay đến tỉnh Quảng Ninh, nhưng giờ đây, du khách có thể về với chốn tổ Trúc Lâm Yên Tử, lên Chùa Đồng Yên Tử theo con đường Tây Yên Tử ở Bắc Giang. Những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang đã và đang đầu tư mạnh mẽ để phục dựng lại con đường hoằng...