Đặc sản thịt dông “cháy hàng”, các resort tranh nhau mua
Thời gian gần đây, tại các vùng ven biển tỉnh Bình Thuận, giá thịt dông luôn ở mức cao và được tiêu thụ khá mạnh, giup ngươi nuôi co lai cao.
Mấy tháng nay, chuồng dông hơn 1.000m của gia đình ông Lê Văn Tư (thôn Thiện Sơn, xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Khách hàng khắp cả nước và các nhà hàng, resort khu vực Hàm Tiến – Mũi Né liên tục gọi điện đặt hàng nhưng gia đình ông Tư không thể đáp ứng kịp.
Con dông tại Bình Thuận ngày càng hút hàng.
“Hiện tại, giá 1kg dông đã lên tới 400.000 – 450.000 đồng, gia đình tôi nuôi không kịp để bán. Nhờ vậy mà gia đình tôi có thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng, khoản tiền mà trước đây gia đình tôi có mơ cũng không thấy” – ông Tư noi.
Thấy con dông hút hàng, gia đình ông Lê Văn Vui (xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) đã cải tạo hơn 8.000m đất cát bỏ hoang từ nhiều năm nay để nuôi loại bò sát này. “Vừa qua, sau 2 tháng chăm sóc, tôi mới thu được gần một tạ dông, bán với giá 400.000 đồng/kg, thu lời được hơn 200 triệu đồng”, ông Vui hồ hởi kể.
Ông Trần Đình Quân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp cho biết, thị trường đầu ra của con dông hiện nay trái ngược hẳn với thời điểm cách đây chừng 3 năm. Khi đó, thị trường tiêu thụ bó hẹp, người tiêu dùng còn chưa quen, giá bán thì khá cao so với nhiều loại thịt khác nên con dông luôn ở trong tình trạng tiêu thụ chậm, khiến người nuôi hết sức khó khăn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhờ vào nguồn khách du lịch, dông thịt đã tìm được thị trường tiêu thụ mạnh, giá bán giữ mức cao.
Chị Nguyễn Thị Loan (thương lái chuyên thu gom dông, ngụ TP Phan Thiết) chia sẻ: “Giờ rất nhiều nhà hàng, khu resort, khách sạn từ cao cấp tới bình dân đang rất chuộng loại thịt này. Tôi đang có rất nhiều đơn đặt hàng, nhưng hiện do số lượng dông chưa được nuôi nhiều nên cũng khó thu mua đủ”.
Video đang HOT
Theo Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận, hiện toàn tỉnh có hơn 5.000 hộ nuôi dông với diện tích gần 100ha, chủ yếu tận dụng cồn, bãi cát khô cằn. Các hộ nuôi dông hiện nay chủ yếu tự phát, chưa chủ động được đầu ra cho sản phẩm mà phụ thuộc rất nhiều vào thương lái. Bên cạnh đó, người nuôi dông cũng chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường, dẫn đến tình trạng khi thị trường cần thì không có dông bán và ngược lại.
Do vậy, ngoài việc đổi mới cách tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm con dông Bình Thuận ra thị trường, ngành chức năng cũng nên khuyến cáo người dân không nên phát triển ồ ạt, tránh việc “cung vượt cầu” như đã từng xảy ra.
Theo Nguyên Tiên (Bao Sai Gon giai phong)
Chàng mập kỹ sư 12 giờ đêm chưa ngủ vì chăm cây, con đặc sản
Xuất phát từ ý tưởng làm ra sản phẩm nông nghiệp lạ, sạch và ít "đụng hàng", sau gần 4 năm mày mò, anh Ngô Xuân Điền (TP Cần Thơ) đã có nhiều sản phẩm nông nghiệp như mong muốn: Gà đông tảo, dế, 32 loại nấm quý hiếm, đông trùng hạ thảo...
Trở thành ông chủ từ nghề "tay trái"
Anh Ngô Xuân Điền, 29 tuổi, kỹ sư điện, hiện đang công tác tại UBND phường Trà An, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Cách đây 4 năm vì đam mê nên anh Điền bắt đầu tìm hiểu mô hình nông nghiệp và sản phẩm đầu tiên anh chọn làm là trồng nấm linh chi. Do chưa hiểu biết gì về loại nấm này nên thời gian đầu anh gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Trồng nấm linh chi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho anh Điền.
"Tôi bắt đầu trồng nấm từ một người "tay ngang", kiến thức hầu như bằng số không nên đã gặp không ít khó khăn. Có thời điểm, tôi phải đi đến những nơi làm nấm tại các khu vực lân cận để học hỏi. Nhưng cũng không được bao nhiêu, do ai cũng ngại dạy bí quyết cho người lạ nên phần lớn là tôi tự học, tự tìm hiểu qua các trang mạng, sách vở" - anh Điền bộc bạch.
Trong thời gian đầu nghiên cứu, anh Điền không có ai hướng dẫn, kinh nghiệm còn hạn chế nên nấm ra nhỏ, nhiều bệnh, bị hao hụt cao, thậm chí thiệt hại gần 100 triệu đồng (2 vụ trồng). Anh Điền vẫn không nản lòng vì nhờ đó đúc kết được nhiều kinh nghiệm. Để quay vòng vốn hằng ngày, anh còn trồng thêm nấm rơm.
Anh Điền chia sẻ: Tôi phải trồng nấm rơm (dễ trồng, nhanh thu hoạch) để có vốn đầu tư cho các loại nấm dược liệu. Sau thời gian dài mày mò, cuối năm 2015, anh đã thành công với mô hình trồng nấm linh chi. Vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua, sản phẩm của anh đã bán ra thị trường và lợi nhuận cả trăm triệu đồng.
Cũng trong thời gian nghiên cứu trồng nấm linh chi, anh còn nuôi gà đông tảo, làm rượu nấm, chậu linh chi cảnh, nuôi dế...Theo anh Điền, các sản phẩm của anh được sản xuất tỉ mỉ trong từng khâu, từ nguồn nước cho đến nguyên liệu, thức ăn đều phải được kiểm tra gắt gao, đảm bảo sạch và an toàn, đảm bảo chất lượng.
"Đến nay, tôi đã nghiên cứu thành công 32 loại nấm, trong đó toàn là những nấm "độc, lạ" có khả năng bồi bổ sức khoẻ, trị bệnh. Tôi cũng đang xây dựng nhiều nhà lạnh để tiếp tục nghiên cứu, trồng các loại nấm trên" - Anh Điền khoe khi gặp phóng viên.
Anh Điền cho biết, ngoài thời gian làm việc tại UBND phường, anh đều dành thời gian vào việc nghiên cứu, sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp "độc, lạ" trên.
"Tôi không làm một mình mà phối hợp cùng với một người bạn học chung thời đại học và những người cùng đam mê nông nghiệp đô thị ở quận Bình Thuỷ. Trung bình mỗi trang trại, tôi đầu tư khoảng 200 triệu đồng. Mỗi nơi đều có người phụ trách riêng, còn tôi chịu trách nhiệm chung và quảng bá, giới thiệu, kinh doanh sản phẩm làm ra. Từ khi đến với nông nghiệp, tôi hầu như không bao giờ ngủ trước 12 giờ đêm" - anh Điền chia sẻ về công việc của mình.
Quảng bá sản phẩm từ nhiều kênh
Anh Điền tâm sự: "Với sức trẻ của mình và với đam mê nông nghiệp sạch, tôi mong muốn tạo ra thói quen mới trong sản xuất là không cần diện tích đất nhiều và sản phẩm đến người dân càng ít khâu trung gian càng tốt. Vì vậy, anh đã tận dụng mạng xã hội như Facebook để quảng bá sản phẩm".
Anh Điền đang cho bồ câu ăn.
Để nhiều người có thể tiếp cận được các sản phẩm "độc, lạ" của mình, anh không ngại bán sản phẩm với số lượng ít. Chẳng hạn, nấm linh chi thường có giá hơn 1 triệu đồng/kg nhưng anh chấp nhận bán vài trăm gram. "Nhiều người muốn tiếp cận sản phẩm nhưng khó khăn vốn hoặc ngán tiền khi mua 1 lần với số tiền lớn nên tôi đã chia nhỏ ra bán. Đây cũng là cách tôi tiếp thị sản phẩm" - anh Điền cho hay.
Thời gian qua, anh Điền còn tổ chức những đợt tham quan mô hình, cho khách hàng đến tận trang trại để xem sản phẩm được coi là dược liệu quý trị ung thư và nhiều loại bệnh khác, những loại động vật hiếm để nhờ mọi góp ý. Nhờ nhiều cách quảng bá, đến nay, sản phẩm của anh không đủ bán.
Trước nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao, Điền vừa thuê thêm 1 mảnh đất 3.000 m2 để mở rộng các mô hình. Mặc dù, anh đã nghiên cứu thành công 32 loại nấm khác nhau nhưng vì để khách hàng "không quên mình", anh chỉ cho ra mắt 5 loại mỗi năm. Cũng trong 32 loại nấm trên, chỉ có khoảng 9 loại trồng được ở khí hậu ĐBSCL. Những loại không trồng được nơi đây, anh Điền sẽ cung cấp phôi nấm cho bạn hàng, đầu mối ở các vùng miền khác cũng như chuyển giao kỹ thuật trồng.
Anh Điền còn cho biết thêm, vài tháng tới đây, anh sẽ công bố, giới thiệu loại nấm mới được anh nghiên cứu, sản xuất trong phòng thí nghiệm. Đó là nấm hoàng đế (giống mới, có trọng lượng lớn, có thể đạt hàng chục kg/chùm nấm nên được gọi là nấm khổng lồ) và nấm mối (chỉ có trong tự nhiên vào mùa mưa).
Theo tính toán, mỗi ngày, anh Điền bán được hàng chục kg nấm các loại. Nếu tính cả năm, sau khi trừ tất cả chi phí, anh có thể lời khoảng 400 triệu đồng.
Theo Khánh Tường (Báo Dân trí)
Thất nghiệp, bực mình về núi nuôi con xương đen lại thành triệu phú Ở xã vùng cao Pú Luông, huyện Mù Cang Chải xa xôi của tỉnh Yên Bái có những nông dân người Mông như anh Vàng A Công, Thào A Khày đã năng động, sáng tạo, mạnh dạn nuôi những con đặc sản như gà đen, ong rừng, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng. Tại bản Mí Háng Tâu, xã Pú Luông có...