Đặc sản nổi tiếng Gia Lai ngon không cưỡng nổi
Du khách có dịp đến vùng đất Gia Lai sẽ không chỉ có cơ hội ngắm những cảnh đồi núi mênh mông bất tận, với không khí tuyệt vời vùng sơn cước mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản ngon lạ, vô cùng hấp dẫn không nơi nào có được.
Một trong những đặc sản nổi tiếng Gia Lai là món bún mắm nm. Thành phần món ăn đơn giản với bún và mắm cùng một ít rau sống. Đơn giản là thế, nhưng với những người đã một lần thưởng thức món ăn này sẽ không thể quên được hương vị thơm ngon, đậm đà mà nó mang lại.
Sự hòa quyện của các loại gia vị sẽ làm nên một hương vị đặc trưng của món ăn. Một bát mắm đầy đủ với rau sống xếp dưới cùng, bên trên là bún tươi, rồi đến thịt luộc, chả, nem, ít dưa leo cùng chén mắm nêm và mang ra cho thực khách. Chan mắm nêm vào tô bún và trộn đều, trộn đến đâu, mùi mắm nêm thơm nức khiến bạn không thể chối từ.
Phở khô hay còn gọi là phở hai tô, cũng bởi độ ngon của nó mà nhiều người nói rằng ăn phở khô Gia Lai phải “hai tô mới đủ đô”. Bánh phở phải được làm từ bột gạo cay, sợi nhỏ, dẻo dai. Trong một tô phở khô không thể thiếu thịt gà xé nhỏ, thịt heo băm xào hành và những lát hành phi thơm lừng.
Video đang HOT
Điểm đặc sắc không thể thiếu của phở khô đó là ở tô thứ 2. Tô nước lèo, phải được ninh kĩ với xương để có độ thơm và ngọt, trong nước lèo không thể thiếu thịt bò, gân bò, thịt gà, tùy theo khẩu vị của mỗi người có thể chọn loại thịt trong nước lèo. Khi ăn, ăn kèm với rau sống và một bát tương đen để cảm nhận được hết vị ngon ngọt của món phở khô.
Bò Gia Lai được nuôi và chăn thả tự do trên các cánh rừng chính vì thế mà thịt bò ở đây rất dai ngọt và thơm ngon. Bò sau khi mổ sẽ được chọn những miếng thịt thăn, miếng thịt bắp tươi ngon nhất, rửa sạch, thái thành những lát hình chữ nhật, ướp với ớt xay, hành, nước mắm, muối… trong vòng 15 phút để thịt ngấm đều gia vị sau đó đem đi phơi nắng để thịt được săn lại và để vào bịch cất giữ.
Khi nào muốn ăn thì lấy vài miếng ra chế biến. Bò khô khi ăn thì chỉ cần nướng trực tiếp trên bếp than hồng cho đến khi cháy cạnh. Lúc ăn chấm với nước mắm tỏi ớt hoặc ăn không cũng thấy ngon bá cháy. Tuy nhiên, người Gia Lai có một cách ăn cực đặc biệt đó là ăn bò kết hợp cùng với muối kiến vàng, lá é, khế và chuối chát.
Đến phố núi phải ăn món phở khô Gia Lai mới được
Gắp một đũa phở cho vào miệng nhai từ từ, cảm nhận vị béo bùi dai dai của bánh phở, vị mằn mặn của tương đen. Rồi húp một muỗng nước súp nóng hổi thơm phức, nhai miếng thịt bò mềm ngọt vừa chín tới...Ôi, ngon hết biết luôn!
Ông xã đi làm về đưa tôi một cái túi xốp trong đó chứa mấy vắt trông như hủ tiếu khô nhưng sợi mỏng hơn, tôi chưa kịp hỏi thì anh ấy nói "Đây là phở khô Gia Lai". Trước giờ tôi có nghe nói đến món phở khô này, nhưng chưa được dịp thưởng thức lần nào cả.
Tôi cho chúng vào tủ mấy tuần liền vì không biết chế biến ra sao, cuối tuần tự nhiên có hứng muốn khám phá món phở khô, nghe nói nó là một trong những đặc sản của vùng phố núi Gia Lai. Nên tôi đã điện thoại cầu cứu chủ nhân của mấy vắt phở khô.
Theo hướng dẫn của cô ấy tôi thấy cách làm cũng khá đơn giản, nó gần giống món hủ tiếu khô mà tôi vẫn thường ăn. Nhưng ở đây chỉ khác là nguyên liệu để tạo nên món này là sự kết hợp giữa thịt bò và thịt heo. Cách làm như sau:
-Phần nước dùng: Cho xương heo rửa sạch vào nồi hầm, để lửa nhỏ thỉnh thoảng dùng vá hớt bọt cho nước được trong, khoảng chừng hơn một tiếng khi thấy xương mềm, thêm muối đường bột ngọt vào nêm nếm vừa miệng.
-Thịt ba rọi heo xay nhuyễn ướp với chút gia vị. Cho dầu ăn vào chảo làm nóng lên rồi để tỏi và hành tím bằm nhuyễn vào phi cho thơm. Sau đó bỏ phần thịt heo đã ướp lúc nãy vào đảo đều đến khi thịt chín, nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Bắc nồi nước sôi cho bánh phở vào trụng, lấy chúng ra chờ ráo nước rồi cho vào tô, sau đó bỏ thêm một nhúm giá trụng, thịt heo bằm, hành phi vào.
Lấy một cái tô khác cho vài lát thịt bò thăn xắt mỏng cùng với vài cọng hành lá, rồi chế nước dùng đun sôi vào, rắc lên chút tiêu xay.
Khi ăn cho thêm tương đen, tương ớt, xì dầu, một ít xà lách và rau quế vào tô phở trụng trộn đều lên. Vì bánh phở khô Gia Lai làm từ bột gạo, sợi mảnh và dai nên khi trộn lên sợi phở quyện đều gia vị mà không bị tưa ra rất ngon.
Gắp một đũa phở cho vào miệng nhai từ từ, cảm nhận vị béo bùi dai dai của bánh phở, vị mằn mặn của tương đen. Rồi húp một muỗng nước súp nóng hổi thơm phức, nhai miếng thịt bò mềm ngọt vừa chín tới...Ôi, ngon hết biết luôn!
Tôi là người "ngoại đạo" chưa từng thưởng thức món này bao giờ, chỉ chế biến theo lý thuyết mà đã thấy nó ngon đến vậy. Nếu có dịp ngao du miền sơn cước nhất định tôi phải tìm cho ra món phở khô Gia Lai chính gốc, thưởng thức một lần xem sao.
Theo NLĐ
Top 5 đặc sản độc đáo Gia Lai bạn đã thử? Lên phố núi Pleiku - Gia Lai ngoài việc chiêm ngưỡng cảnh đẹp hoang sơ: Rừng cây bạt ngàn, thác nước réo rắt, đồng cỏ ....của một vùng miền Tây Nguyên đầy nắng gió, các bạn đừng quên thưởng thức 5 món đặc sản độc đáo của người dân xứ này nhé đó là: Bò một nắng muối kiến vàng, Cà đắng, Măng...