Đặc sản giản dị “Bánh tro đa mai
Xã Đa Mai xưa kia thuổc tổng Đa Mai, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc. Ngày nay xã Đa Mai thuộc thành phố Bắc Giang.
Nguồn sống chính của người dân Đa Mai là chế biến lương thực, mà nổi tiếng là sản phẩm bún đã được người dân khắp nơi ca ngợi : Bánh tro Đa Mai, bún Đa Mai, vai làng Đò, giò làng Thương, tương làng Bún…
Một món ăn giản dị nhưng đầy tính đầy hương vị của dân tộc. Nếu ai đã đến Thành phố Bắc Giang hãy ghé qua Xã Đa Mai, Thành Phố Bắc Giang để thưởng thức món “Bánh tro Đa Mai”.
Xã Đa Mai xưa kia thuổc tổng Đa Mai, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc. Ngày nay xã Đa Mai thuộc thành phố Bắc Giang. Nguồn sống chính của người dân Đa Mai là chế biến lương thực, mà nổi tiếng là sản phẩm bún đã được người dân khắp nơi ca ngợi : Bánh tro Đa Mai, bún Đa Mai, vai làng Đò, giò làng Thương, tương làng Bún…
Video đang HOT
Bánh tro (hay còn gọi là bánh gio) là loại bánh giản dị, nhưng đậm chất dân tộc mang hương vị quê hương. Bánh tro được làm từ những nguyên liệu đơn giản, bằng gạo nếp và tro của một số cây sẵn có ở vùng đất này như rơm nếp, củ chuối phơi khô, cây tạp nhạp…
Ngày nay, nhiều nơi cũng làm bánh tro như một món quà quê dân dã, nhưng để thưởng thức một chiếc bánh tro ngon dẻo thơm, bắt mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên với màu vàng óng, trong như hổ phách thì chỉ có ở Đa Mai. Có lẽ người dân ở đây còn mang trong mình một bí quyết riêng thì mới có thể làm ra những chiếc bánh thơm ngon như vậy.
Gạo nếp cái hoa vàng được đãi sạch, nhặt bỏ sạn, gạo tẻ lẫn trong đó rồi để ráo. Những cây tạp nhạp, rơm khô… được phơi khô đốt lấy tro. Dùng tro đó pha với vôi để lắng lại rồi lấy nước trong. Khi cho vôi người làm bánh phải hết sức để ý, nếu cho nhiều vôi quá bánh sẽ bị nồng, mất ngon.
Nước tro phải có màu vàng hổ phách bánh trông mới ngon và bắt mắt. Sau đó cho gạo đã đãi sạch vào ngâm qua một đêm, vớt ra, để ráo. Lá gói bánh thường được dùng lá dong hoặc lá ỏng. Lá mang về rửa sạch, để ráo. Sau đó người làm bánh phải thận cẩn thận, khéo léo cho gạo vào lòng chiếc lá sao cho gọn, đều rồi quấn lá và bẻ mép lá ở hai đầu bánh cho thật khít, thật đều và cân đối.
Dây cuốn bánh thường dùng dây lạt, buộc bánh không chặt quá, để khi luộc hạt gạo nở đều. Trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu và gói bánh người làm bánh luôn tránh để mỡ dây vào, nếu không khi luộc bánh sẽ không rền, hỏng mẻ bánh. Bánh gói xong xếp vào nồi luộc 5-6 giờ là được.
Bánh tro luộc chín, bóc từng lớp vỏ ngoài thấy hiện lên một màu vàng nâu, trong như hổ phách, chưa cần thưởng thức cũng đã quyến rũ người ăn. Bánh tro thường được chấm với nước mật hoặc với đường. Cắn một miếng thấy được vị thanh mát, dẻo thơm của hạt gạo quyện lẫn với vị ngọt của đường, cảm nhận được sự tài hoa, khéo léo của những người thợ làm bánh.
Bánh ngô nướng Vị ngọt đậm đà từ nương rẫy vùng cao
Gắn với những ruộng bậc thang xanh rì và những đồi ngô xanh tốt, người dân vùng cao từ đó đã tạo cho nền ẩm thực Sapa Lào Cai những nét chấm phá đặc biệt.
Kể đến đặc sản của nơi này, không khi nào bỏ quên được vài món ngon đơn giản chế biến từ ngô sẵn có, đó là rượu ngô cay nồng, đó là bánh ngô khá thơm ngon.
Gắn với những ruộng bậc thang xanh rì và những đồi ngô xanh tốt, người dân vùng cao từ đó đã tạo cho nền ẩm thực Sapa Lào Cai những nét chấm phá đặc biệt. Kể đến đặc sản của nơi này, không khi nào bỏ quên được vài món ngon đơn giản chế biến từ ngô sẵn có, đó là rượu ngô cay nồng, đó là bánh ngô khá thơm ngon.
Bánh ngô của người Sapa còn được gọi với cái tên khá ngộ nghĩnh "Páu pó cừ". Nguyên liệu làm bánh là những trái ngô còn non, người ta tách hột băm nhỏ, sau đó xay thành bột. Có nhiều người chỉ dừng ở lại giai đoạn băm nhuyễn hạt ngô đã tách mà không cần xay và vì ngô non, nên chỉ cần thế, ngô cũng đủ dẻo ngon rồi. Muốn có miếng bánh thêm đậm đà, một chút xíu muốn sẽ được thêm vào bột ngô hay ngô băm nhuyễn. Thế nhưng nhiều khi, bột ngô hay ngô băm nhuyễn cũng chẳng được thêm gì cả, cứ thể mà nướng lên, ấy vậy mà bánh vẫn ngon đến khó tả.
Giai đoạn nướng bánh ngô cũng không có gì phức tạp, chỉ cần một lớp lá chuối lót trên chảo nóng, rồi bỏ ngô lên, dàn đều ra lớp mỏng và chờ ngô chín. Bánh ngô chín có mùi thơm nồng của ngô tươi, cộng thêm vị ngọt thanh non mới gặt, thế nên bánh ngô chẳng cần phải thêm thắt gì, cũng chả cần phải làm cầu kì làm chi mà vẫn ngon lạ thường. Những chiếc bánh ngô khi nướng chín, thường được ăn ngay để thưởng thức hết vị ngon ngọt của nó. Tuy nhiên, bánh cũng có thể được phân nhỏ ra, gói trong lá chuối để dành được đến 2 ngày.
Bánh ngô là một trong những đặc sản tiêu biểu luôn được nhắc tới, để du khách không lỡ dịp thưởng thức khi đến thăm vùng cao này. Nếu bạn thăm một vòng chợ Sapa hay các chợ phiên quanh vùng, đều rất dễ thấy những cô, những bà ngồi nướng bánh ngô bên bếp than đôi má ửng hồng.
Thưởng thức bánh ngô nóng khi vừa nướng xong, cứ như thể vừa thưởng thức xong món cao lương mỹ vị nào đó trên đời. Vị ngọt của ngô non, không gian rộn rã âm thanh vùng cao giản dị và được bao phủ bởi hương ngô còn nồng nàn từ nương rẫy,..hỏi sao có thể quên hay có thể tìm kiếm đâu điều tuyệt vời đến như thế.
Gió heo may ùa về, cua da đặc sản giá đắt khét vẫn được săn mua Tháng 9 Âm lịch, gió heo may bắt đầu ùa về cũng là thời điểm cua da ở sông Cầu vào mùa, ăn thơm ngon, béo ngậy. Loại đặc sản trời cho này giá đắt khét vẫn được giới nhà giàu săn mua. Vừa đặt mua được 2kg cua da 6-7 con/kg tại một cửa hàng hải sản ở gần nhà để chuẩn...