Đặc sản ‘đèn pha đại dương’ có vẻ ngoài kỳ dị, khách toát mồ hôi thưởng thức ở Phú Yên
Mặc dù có vẻ ngoài kém hấp dẫn khiến nhiều thực khách ’sợ xanh mặt’, không dám nếm thử nhưng mắt cá ngừ đại dương lại là đặc sản nổi tiếng vừa thơm ngon lạ miệng, vừa bổ dưỡng ở Phú Yên.
Phú Yên không chỉ nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, tuyệt đẹp mà còn hấp dẫn du khách bởi nền ẩm thực đa dạng, có nhiều món ngon, trong đó không thể không nhắc đến cá ngừ đại dương.
Đây là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao được người dân địa phương chế biến ra nhiều món ăn phong phú.
Ngoài phần thịt được đem xuất khẩu, người dân ở đây tận dụng phần mắt cá ngừ tạo nên một món ăn “có một không hai” ở vùng biển này. Đó chính là món mắt cá hầm thuốc bắc (hay còn được gọi là món “đèn pha đại dương”).
Mắt cá ngừ có thể chế biến nhiều món như nấu canh chua, nấu cháo,… nhưng ngon nhất vẫn là mắt cá hầm thuốc bắc (Ảnh: @trangpinkyy).
Dù vẻ ngoài có phần đáng sợ nhưng mắt cá ngừ đại dương lại là đặc sản “độc nhất vô nhị” ở vùng biển Phú Yên (Ảnh: @costance.reportfood).
Video đang HOT
Không chỉ mắt cá, những bộ phận khác của cá ngừ đại dương cũng được người dân Phú Yên sáng tạo, chế biến nên nhiều món ngon như gỏi bao tử cá, lườn cá nướng, lòng cá xào, fillet cá ăn sống với mù tạt, trứng cá hấp… (Ảnh: @trangpinkky).
Tuy có vẻ ngoài kém hấp dẫn, khiến những ai ăn lần đầu chưa quen cảm thấy dè chừng nhưng mắt cá ngừ đại dương lại là món ngon bổ dưỡng, giá thành bình dân, ngày càng được đông đảo thực khách thập phương biết đến và thưởng thức.
Ở Phú Yên, cá ngừ thường được đánh bắt vào tháng giêng hàng năm nhưng tháng 4 mới được xem là mùa cao điểm nhất. Thời gian này, những chiếc thuyền đánh bắt xa bờ của ngư dân cập bến trở về, chứa đầy ắp những mẻ cá ngừ tươi ngon.
Mắt cá ngừ có kích thước khá lớn, được sơ chế tỉ mỉ, kỹ càng trước khi nấu để khử mùi tanh (Ảnh: @vinhvinhh).
Để lấy mắt cá ngừ chế biến món ăn, người ta thường chọn những con cá to, cân nặng từ 40-50kg. Mắt cá ngừ loại này chừng 1-3 lạng, tương đương một quả bóng tennis.
Sau khi lọc mắt cá, cần cấp đông ngay để giữ độ tươi ngon rồi mới đem chế biến.
Phần mắt cá ngừ được sơ chế, khử mùi bằng cách chần qua nước muối đun sôi rồi rửa sạch, loại bỏ gân máu. Tiếp đến, mắt cá được tẩm ướp với một số gia vị quen thuộc như mắm muối, hạt tiêu, sau đó hấp với sả, lá dứa, gừng để giảm độ tanh và làm dậy hương vị cho món ăn.
Người Phú Yên thường chọn thố có miệng rộng, được làm bằng đất sét hoặc sứ, sành để dễ đưa mắt cá vào hấp cũng như giúp món ăn giữ nhiệt lâu hơn.
Mắt cá ngừ đại dương được hầm chín trong chiếc thố chuyên dụng nên giữ nhiệt lâu, luôn nóng hổi khi thưởng thức (Ảnh: @trinhnguyen0109).
Ngoài ra, để tăng thêm độ ngon và béo ngậy, người ta còn cho thêm chút thịt và lườn cá ngừ. Thố đựng mắt cá ngừ sau đó sẽ được đem chưng cách thủy khoảng 30 phút.
Ở một số quán, người ta còn đun nóng mắt cá ngừ bằng cồn hoặc than đá, phục vụ tại chỗ cho thực khách nên món ăn này còn được gọi là “mắt cá bốc hỏa” hay “mắt cá bốc lửa”.
Món mắt cá ngừ hầm ăn nóng kèm gia vị hạt tiêu, ớt, hành tím, gừng tươi thái nhỏ (Ảnh: @heliumagic).
Có thể ăn kèm bánh tráng nướng và rau thơm hoặc rau xanh để giảm cảm giác ngán (Ảnh: @khanhhuyenh2).
Vì món mắt cá ngừ đại dương hầm thuốc bắc có độ béo ngậy nên thường được ăn kèm với cải bẹ xanh, tía tô thái nhỏ, bánh đa nướng nóng giòn và chấm nước tương cay.
Cách thưởng thức này vừa tăng hương vị thơm ngon cho món ăn, vừa giúp thực khách “chống ngán” hiệu quả.
Mắt cá ngừ hầm thuốc bắc trở thành món ngon “trứ danh” được khách sành ăn săn đón (Ảnh: @eating_rate).
Ở Phú Yên, món mắt cá ngừ đại dương hầm thuốc bắc có giá khoảng 45.000 đồng/suất. Du khách có thể dễ dàng tìm kiếm và thưởng thức món ăn đặc sắc này ở các quán nhỏ ven đường hay trong nhà hàng, khu chợ,…
Bánh ướt chấm mắm sò
Vùng đất Phú Yên hẹp, nắng gió và mưa bão liên miên nhưng bù lại có nhiều đặc sản nức tiếng cả nước. Và, bánh ướt là một trong những món được nhiều người công nhận là món ngon của vùng đất này.
Tuỳ theo mỗi vùng miền mà bánh ướt có tên gọi, cách chế biến và cách ăn khác nhau. Riêng cách chế biến có thể gần giống nhau, còn cách ăn thì không hẳn vậy vì gu ẩm thực và sản vật có được ở mỗi vùng miền cũng khác nhau. Ví dụ, vùng phía Bắc người ta gọi bánh ướt là bánh cuốn, bánh này thích hợp cuốn với nhân thịt, nhân tôm hoặc trứng ăn với nước chấm ngọt dịu cùng rau sống. Người dân thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc) gọi loại bánh này là bánh quấn, ăn kèm với thịt lợn đồi nướng phải nói là ngon thật. Người xứ Nghệ gọi là bánh mướt, ăn với canh gà, lòng heo. Trở vào trong nữa, người Phú Yên, Bình Định rặt xứ Nẫu gọi là bánh ướt.
Ở đây, bánh ướt có nguồn gốc từ cách làm bánh tráng. Ngày xưa, người làm bánh tráng thấy bánh mới tráng nóng hổi, trắng ngần ngon lành bèn ăn nóng chứ không đem phơi. Thấy ngon, có lý, rồi dần dà bánh tráng nóng thành tên bánh ướt, tức bánh còn ướt chứ chưa được phơi khô thành bánh tráng. Và không biết từ khi nào, bánh ướt có "duyên nợ" với người nơi đây, thoát ra khỏi bữa ăn gia đình, được dùng đãi khách gần xa và vươn lên thành đặc sản của người Phú Yên. Bây giờ, Phú Yên có nhiều làng bánh tráng nổi tiếng cả nước và món bánh ướt họ hàng với bánh tráng cũng không thua kém món... đàn anh.
Bánh làm bằng bột gạo, tráng chín vớt ra trắng ngần mịn màng. Có người giàu tưởng tượng, ví tấm bánh ướt như làn da thiếu nữ xứ lạnh, mát mẻ dịu dàng đến nỗi chỉ nhìn thôi cũng đủ động lòng. Các động tác tay mở nắp nồi bánh, cầm que nan dẹt vót thật mỏng vớt bánh, tay kia thoăn thoắt múc bột tráng đều trên làn khói nghi ngút kịp cho khách dùng mới thấy hết sự điệu nghệ của người đổ bánh. Rồi khéo tay gấp chiếc bánh làm tư, dùng cái muỗng nhỏ múc hẹ đã phi dầu trong tô thoa đều lên chiếc bánh. Loại rau hẹ trồng ở quê tươi tốt xanh mướt nên hương thơm đậm đà.
Nước chấm bánh ướt đa dạng nhưng ngon và đậm đà nhất là các loại mắm gia truyền như mắm cá cơm, cá sặc, cá mành; tuyệt nhất là các loại mắm sò, mắm dắt. Hai loại mắm này được ngư dân Phú Yên chính hiệu chế biến từ con sò, con dắt (một loại như con hến) sống dưới đầm Ô Loan - đầm cho sản vật ngon đáo để. Tiếng ngon của loại mắm này vang xa tận các thành phố lớn và tới cả bên trời Tây. Việt kiều về quê mua mắm sò, mắm dắt bỏ keo gói kỹ năm bảy lớp bao, vấn băng keo vít kín cho vào vali... xuất ngoại làm món quà quý.
Độc lạ với món đặc sản từ kiến vàng ở Phú Yên Vùng đất Phú Yên, bối cảnh bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" không chỉ đẹp bởi những bãi biển trong xanh, nơi đây còn có món đặc sản từ kiến vàng khiến du khách phải "can đảm" mới có thể làm được món ăn! Vùng đất hoa vàng trên cỏ xanh. Ảnh: VnExpress Độc lạ với món đặc sản từ...