Đặc sản cực độc xứ Bảy Núi không phải ai cũng dám thử
Vùng đất Bảy Núi vốn nổi tiếng với nhiều loại động vật “ hàng độc” được dùng làm món ăn như mối chúa, bù rầy và đặc biệt là bọ cạp.
Người địa phương gọi bọ cạp là con “bù kẹp”, loài này có màu đen nhánh, hai càng to, kích thước khoảng bằng một con dế cơm. Bà con miền Tây nghĩ ra rất nhiều món ngon với loại động vật có diện mạo hơi “rợn tóc gáy” này.
Bọ cạp là đặc sản ấn tượng của vùng Bảy Núi.
Phổ biến nhất cũng là cách ăn đơn giản nhất: chiên giòn với dầu sôi, không tẩm ướp gia vị, chỉ 2-3 phút là có món bọ cạp chín thơm phức ăn kèm rau sống, cà chua và ngò rí. Món này chấm với muối tiêu chanh giòn rụm, vị béo béo kết hợp với rau sống tươi mát và đồ chấm mặn mặn chua chua vô cùng hợp.
Ngoài ra một số món phổ biến có thể kể đến bọ cạp chiên muối hoặc chiên bơ tỏi, bọ cạp xiên que nướng, bọ cạp xào sả ớt. Thậm chí có cả những món ăn nghe tên đã thấy… quái dị như bọ cạp sữa chiên hay mì xào bọ cạp.
Quá trình tìm bắt bọ cạp không khó nhưng đòi hỏi nhiều công sức. Trước kia ở Bảy Núi bọ cạp sinh sống nhan nhản, đến mức trên các rãnh bờ khoai mì hay mô đất trồng nhãn, xoài, hễ lật một tảng đá lên là nhìn thấy miệng hang. Nhưng vài năm gần đây do lời đồn bọ cạp là thần dược cho cánh đàn ông, người Sài Gòn đổ về săn mua bọ cạp về ngâm rượu khiến cho loài này dần trở nên khan hiếm.
Bọ cạp xiên que nướng chỉ nhìn thôi đã thấy “rùng mình”.
Hang bọ cạp ở chỉ sâu khoảng 30-40 cm. Những ai sành sỏi chỉ cần liếc qua miệng hang là biết bên trong có bọ cạp hay không. Tuy thế, những con mập mạp, chắc thịt phải lên núi mới có. Leo lên càng cao, lặn lội càng sâu thì càng dễ tìm thấy con to. Chính vì lý do này mà người nhiều tiền cũng chưa chắc đã mua được bọ cạp.
Bắt bọ cạp phải dùng kẹp gắp chúng ra rồi bỏ vào xô mang theo người. Trong quá trình tìm bắt, cần cẩn thận không để chúng chích bằng đuôi. Các chuyên gia săn bọ cạp thường truyền tai nhau một bài thuốc bằng lá rừng để đắp vào vết thương nhằm trị độc nếu chẳng may bị chích.
Giá bọ cạp dao động từ 3.000-5.000 đồng một con nếu là loại bọ cạp nhỏ mua ở chợ. Có thời điểm, giá tăng vọt lên đến 20.000-25.000 đồng. Nghĩa là một đĩa 6-7 con có giá cả trăm ngàn đồng.
Video đang HOT
Bắt bọ cạp không khó nhưng cần nhiều công sức.
Bọ cạp bắt về được ngâm vào thau, bỏ đói vài hôm cho sạch bụng đồng thời phải trải qua khâu lấy độc, vì độc tính ở đuôi bọ cạp rất nguy hiểm. Sau đó mới có thể chế biến thành món ăn.
Nếu mua bọ cạp với số lượng nhiều, không chế biến hết trong một bữa thì bạn có thể cất trữ bằng cách: Khi mua bọ cạp về, nên ngâm ngay vào chậu nước pha muối (khoảng 300 -500g muối/kg bọ cạp), đậy vung lại, đun 3 – 4 giờ đến khi cạn nước thì lấy bọ cạp ra phơi chỗ mát cho khô. Sở dĩ không phơi bọ cạp ra nắng vì sợ muối kết tinh gây mặn, khi chế biến lại phải ngâm rửa nhiều lần, mất chất.
Một trong những món ngon dễ làm đó là Bọ cạp quay lò vi sóng. Năm con bọ cạp, bánh ngũ cốc ngô, 1 lon bia, muối, hạt tiêu. Ướp bọ cạp với muối, hạt tiêu vừa ăn rồi ngâm vào bia (để thịt mềm và không bị hôi). Nghiền vụn bánh ngũ cốc ngô (hoặc dùng bột chiên xù), vớt từng con bọ cạp lăn qua bột. Do loài này khá nhỏ nên người ta để nguyên cả con mà nấu. Để lò vi sóng ở chế độ nướng rồi cho bọ cạp vào quay 3 phút thì lấy ra, lật mặt và quay 3 phút nữa. Sau đó để chế độ nướng lần 2 và quay bọ cạp thêm 12 phút.
Nếu nướng bằng than hoa hay rơm khô cần có vỉ nướng, trở đều đến vàng thơm là được. Bọ cạp ăn chấm với nước chấm hoặc muối tiêu chanh.
Hay là món bọ cạp xào sả ớt: Mười con bọ cạp (đen), ớt, tỏi, sả băm nhỏ. Nước mắm, muối, đường, dầu ăn. Ướp bọ cạp với sả, ớt, tỏi băm, nước mắm, muối, đường, để 15 phút cho bọ cạp ngấm gia vị, chiên qua dầu cho chín giòn. Đun tiếp dầu nóng, cho tỏi, sả, ớt băm nhỏ phi thơm, cho bọ cạp vào xào qua rồi đổ ra đĩa.
Việc đưa vào miệng một con bọ cạp đen nhánh, còn nguyên vẹn cả càng lẫn đuôi khiến không ít thực khách toát mồ hôi hột vậy nên không phải ai cũng dám thử loại đặc sản này.
Tuy nhiên, thịt bọ cạp rất bổ, giàu đạm, canxi; bên cạnh đó còn có acid amin giúp tăng cường hệ tiêu hóa. Ngoài làm món ăn, người dân còn dùng loài động vật này như một phương thuốc quý hoặc dùng để ngâm rượu uống. Trong Đông Y bọ cạp chữa được những bệnh như co giật, đau nhức xương khớp, hôn mê.
Món ăn này dần trở thành một đặc sản vùng Bảy Núi, thu hút rất nhiều du khách bốn phương đến thưởng thức – đồng thời thử nghiệm lòng can đảm. Thậm chí nhiều tour du lịch còn đưa “thử ăn bọ cạp miền Tây” vào danh sách hoạt động trải nghiệm.
Theo Người đưa tin
Cách làm bánh trung thu nướng nhân chocolate rum nho "độc lạ"
Không chỉ mang lớp vỏ đỏ quyến rũ, bánh trung thu nướng chocolate rum nho còn mang hương vị nồng nàn của rượu rum, vị chua ngọt của nho, đậu đỏ.
"Độc lạ" bánh trung thu nướng nhân chocolate rum nho
Bánh trung thu nướng nhân chocolate rum nhi "độc lạ" với lớp vỏ màu đỏ quyến rũ, bánh trung thu nướng chocolat rum nho còn mang hương vị nồng nàn của rượu rum và vị chua ngọt của nho, liệu có làm khó chị em làm bánh. Sau đây là công thức làm loại bánh này do Savouryday giới thiệu.
Nguyên liệu cho 11 bánh cỡ 50 gram
Phần nhân chocolate rum nho: 75 gram nho khô (hoặc thay bằng cranberry, mơ, mận khô tùy thích, nếu là quả to thì cắt nhỏ);
20-30 ml rượu Rum (có thể thay bằng một loại rượu mạnh khác tùy thích)
100 gram đậu đỏ khô (hoặc đậu xanh đã cà vỏ); 200-300 ml nước sôi
40 gram đường; 20 ml cafe đậm đặc - nóng; 8 - 10 gram bột cacao
35 gram dầu ăn (nên dùng dầu dừa/ coconut oil hoặc dầu đậu phộng/ peanut oil)
Phần vỏ bánh
120 gram bột mì, 80 gram nước đường bánh nướng; 5 gram dầu ăn; 10 gram lòng đỏ trứng; 5 gram bơ đậu phộng loại mịn; 8 ml nước ép từ củ dền; 1 gram bột màu củ dền (không bắt buộc)
Cách làm
Nhân chocolate rum nho:
- Trộn nho khô với rượu Rum, ngâm trong khoảng 8h đến khi nho ngấm rượu và nở mềm.
- Nhân chocolate về cơ bản được sên giống với các sên nhân đậu xanh. Các bạn có thể dùng đậu xanh hoặc đậu đỏ tùy thích. Tóm tắt các bước làm như sau:
Rửa sạch đậu, ngâm với 150 ml nước nóng. Nếu là đậu đỏ nên ngâm qua đêm để đậu mềm. Cho thêm nước và đường, nấu hoặc ninh trong nồi áp suất tới khi đậu mềm nhừ. Xay với nhiều nước để đậu thật nhuyễn, lọc qua rây. Nếu là đậu đỏ, cần bỏ xác vỏ đậu.
Sau đó, cho đậu xay vào chảo. Hòa tan bột cacao trong cafe nóng. Cho hỗn hợp này vào hòa tan cùng đậu. Bắt đầu sên ở lửa vừa. Chia dầu ăn làm 2 - 3 phần, cho từng phần vào chảo, quấy cho hòa quyện rồi cho phần tiếp theo.
Sau khi cho hết dầu ăn, nhân vẫn còn lỏng. Lúc này đổ phần nho ngâm rượu vào, tiếp tục sên đến khi nhân quyện thành một khối khô, mềm, dẻo, bóng.
Phần vỏ bánh
Các phần trộn bột, để bột nghỉ, bọc nhân và đóng bánh đều giống như vỏ bánh nướng khác. Vỏ bánh sau khi trộn nên hơi ướt một chút, sau thời gian nghỉ sẽ thành vừa khô, đóng bánh rõ nét hơn. Lưu ý là không trộn bột vỏ bánh quá nhiều, làm cho bột dai, khi đóng bánh dễ bị mất nét.
Một công thức làm được 220 gram vỏ bánh, chia thành 11 phần nhân, mỗi phần 20 gram.
Nướng và quết mặt bánh:
- Hỗn hợp quết mặt bánh gồm 10 gram lòng đỏ, 10 gram lòng trắng (xem lưu ý trong phần Nguyên liệu), 3 - 5 ml nước củ dền (tùy bạn muốn màu bánh đậm hay nhạt), đánh tan, lọc qua rây.
- Nướng bánh 3 lần, giữa các lần nướng có xịt nước và quét mặt bánh. Nướng bánh lần 1 ở nhiệt độ 170 độ C, trong 7 - 8 phút. Lần 2 và 3 nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong khoảng 5 phút. Nếu bánh to hơn thì thời gian nướng sẽ tăng thêm một chút, nhiệt độ không đổi.
Lưu ý, với bánh có màu từ củ dền, trong thành phần vỏ bánh không được dùng muối nở (baking soda) hay nước tro tàu vì các nguyên liệu này có thể làm nhạt hoặc mất màu đỏ của vỏ bánh.
Sau khi nướng xong, nếu vỏ bánh quá mềm, có thể bật lò ở 110 độ C rồi cho bánh vào lò sấy thêm 5 - 7 phút. Bảo quản bánh ở nơi thoáng mát, nếu để trong hộp hay túi kín, cần có túi hút ẩm. Nên dùng trong 3 ngày.
Theo Báo giao thông
Chi tiền triệu thưởng thức đặc sản núc ních béo ngậy xứ miệt vườn Ai cũng từng nghe qua về món đuông dừa béo trắng còn sống đang ngoe nguẩy trong bát nước mắm. Tuy nhiên có ai thực sự biết vì sao người miền Tây lại "ghiền" loại đặc sản kinh dị này đến thế. Đuông dừa là ấu trùng dạng sâu của bọ kiến dương. Mỗi mùa sinh sản, loài bọ cánh cứng đục lỗ...