Đặc sản bánh xôi chiên phồng của Nam Bộ được ví như “trứng khủng long”
Bánh xôi chiên phồng là một trong những đặc sản nổi tiếng ở các tỉnh Nam Bộ. Đây là món ăn làm từ xôi nếp và đặc biệt có hình dáng rất ấn tượng nên được ví như trứng khủng long.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, khoảng năm 1952, ở Đồng Nai đã có nhiều quán bán bánh xôi chiên phồng. Từ đây, món ăn độc đáo này được lan truyền đi khắp các tỉnh, thành Nam Bộ.
Có lẽ, bản thân loại đặc sản dân dã dễ làm này đã phù hợp với văn hóa vùng miền như một món ăn chơi, dễ ăn, dễ chế biến và được nhiều người thích thú khi thưởng thức.
Thực tế, cách làm bánh xôi chiên phồng cũng phải trải qua nhiều công đoạn từ chọn nguyên liệu đến nấu, nhồi và chiên.
Video đang HOT
Muốn bánh đạt độ phồng theo ý muốn phải chọn loại gạo nếp thơm dẻo, còn đậu xanh thì phải đều hạt. Trong đó, đậu xanh là nguyên liệu giúp cho bánh có vị béo, bùi, ngậy đặc trưng.
Sau khi đã chọn được các nguyên liệu cần thiết, đem gạo nếp và đậu xanh ngâm, đãi sạch rồi mới nấu chín thành xôi. Ở đây, hạt nếp phải được nấu chín tới vì đây là khâu quan trọng để bánh có độ phồng lúc chiên. Vì nếu nếp chưa chín, bánh sẽ ít phồng còn nếu hạt nếp chín quá sẽ mất độ dẻo dai và bánh sẽ không phồng giòn.
Công đoạn tiếp theo là lấy xôi vừa chín tới nhồi với dầu ăn và đường. Nhồi phải đều và mạnh tay, nhuyễn trước khi nặn xôi thành khối rồi cán dẹp, cắt khúc tròn. Làm nóng chảo rồi đổ dầu vào, đến khi dầu nóng già mới thả từng khúc xôi tròn vào.
Người chiên (rán) lúc này cần sự khéo léo vì công đoạn chiên quyết định độ phồng của bánh. Trong quá trình chiên phải liên tục đảo bánh để bánh không bị méo mó và chín đều.
Ban đầu đảo bánh ấn nhẹ nhưng khi bánh bắt đầu nổi lên mặt chảo dầu thì phải ấn mạnh cho bánh thấm dầu, như vậy bánh mới nở đều cũng như vàng đều. Khi bánh vàng ươm, có độ nở, tăng nhiệt độ để vỏ ngoài bánh cứng và giòn, thơm cả ngoài lẫn trong.
Bánh trở nên phồng to như quả bóng có màu vàng ươm đẹp mắt là có thể vớt ra. Tùy theo lượng xôi cho vào chảo chiên ban đầu mà kích thước của bánh xôi chiên phồng to, nhỏ khác nhau.
Để thưởng thức, ấn cho bánh xẹp xuống rồi cắt thành từng miếng vuông nhỏ vừa ăn. Thường ăn xôi phồng kèm với đồ chiên, nướng, quay như chim quay, gà nướng, bồ câu quay…Đặc biệt, hương vị đặc trưng của bánh xôi chiên phồng thường rất giòn và vẫn giữ được vị thơm dẻo của xôi nếp, bùi bùi của đỗ, ngọt thanh của đường. Ảnh: Internet.
Theo Thảo Nguyên/Kiến thức
Cháo lươn xanh Quảng Nam
Có dịp đến làng Bình Định, Thăng Bình (Quảng Nam), du khách có lẽ khó cầm lòng với các món đặc sản dân dã từ bao đời nay: cháo lươn xanh hay còn gọi là cháo lươn gạo si.
Cháo lươn là đặc sản dân dã từ bao đời nay ở Quảng Nam
Món lươn xanh được nấu bằng gạo si, một giống lúa địa phương có từ rất xa xưa, dẻo, thơm và có vị ngọt bùi rất riêng. Gạo sau khi làm sạch được nấu loãng với đậu xanh xay nhỏ một nồi riêng. Con lươn dưới đồng còn sống, bỏ vào hũ đất, cho muối sống vào chà xát nhiều lần để hết chất nhờn rồi rửa sạch bằng nước giếng. Tiếp đó, người ta bỏ ngũ tạng lươn rồi chặt từng khúc nhỏ bằng lóng tay, trộn đều với sả xắt mỏng như lá lúa với dầu phụng (dầu lạc), đậu phộng (lạc), thêm chút tiêu, hành, ớt rồi um lên bằng nồi đất đậy phía trong là lá chuối non, ngoài là nắp nồi tạo nên mùi thơm cay nồng.
Cháo múc lên thật nóng rồi cho lươn um vàng vào ăn kèm với rau cải cau xanh thật tươi xắt mỏng như sợi bún cùng với đĩa ngò tây, lá hành, rau răm để riêng với một cái bánh tráng dòn tưng.
Khi ăn, người xứ Quảng có hai cách. Có người bỏ luôn một lần cải và các lọai rau, bánh tráng bẻ nhỏ vào tô cháo vừa thổi vừa xúc từng thìa đưa vào miệng xuýt xoa. Số khác thong thả bỏ từng cọng cải xanh vào từng thìa cháo để thấy vị cau cau của cải xanh, vị bùi của đậu, vị béo mà thơm nồng của lươn, vị ngọt dịu thoang thoảng mùi hương của cây lúa quê nhà. Nhưng tất cả đều ăn nóng và thỉnh thoảng lại cắn một miếng trái ớt xanh làm cho ai nấy ngồi gần thấy mà thèm muốn ăn.
Vì ăn cháo lươn với cải xanh nên người dân ở đây gọi là cháo lươn xanh. Một bát cháo lương gạo si chỉ có 10.000 đồng, cùng với nhấp chén rượu gạo chính hiệu ở đây vừa ngon, lại bổ mà sảng khoái tinh thần vô cùng nên đã thành câu ca: "Gạo Si mà nấu cháo lương/Trai mà không biết uổng đời làm trai".
Cháo lươn Bình Định ngon nhất là quán của chị Trương Thị Cẩm ở thôn 4. Nhiều du khách, khi tham quan đập Phước Hà, một thắng cảnh nhân tạo của người địa phương cách đó gần 5km, vẫn cố ghé lại quán của chị Cẩm thưởng thức món ăn chân quê bổ khoẻ, rẻ tiền và độc đáo này.
Theo Báo Quảng Nam
Đặc sản nào của Nam Bộ được ví kỳ công như "trứng khủng long"? Bánh xôi chiên phồng là một trong những đặc sản nổi tiếng ở các tỉnh Nam Bộ. Đây là món ăn làm từ xôi nếp và đặc biệt có hình dáng rất ấn tượng: phồng tròn như quả bóng màu vàng. Có thể chính vì sở hữu "ngoại hình" đặc biệt đến thế nên nhiều người dân Nam Bộ đã ví von loại...