Đặc sắc những lễ hội tưởng nhớ tổ tiên
Dù theo tín ngưỡng nào, người dân các nước trên thế giới cũng có những ngày lễ riêng để tưởng nhớ về tổ tiên và truyền thống văn hoá lâu đời của họ.
Lễ hội Pitru Paksha của người theo đạo Hindu
Đây là một lễ hội truyền thống của đạo Hindu, kéo dài 15 ngày trong tháng Ashwin. Đây là thời điểm để tưởng nhớ và cúng kính tổ tiên. Trong thần thoại Hindu, khi linh hồn của chiến binh Karna lên đến thiên đường, ngài không tìm được bất kỳ thứ gì để ăn ngoài vàng. Không thể chịu nổi, Karna hỏi Đức Chúa trời Indra rằng thức ăn ở đâu. Đức Chúa trời Indra đáp rằng Karna chỉ được ăn vàng bởi khi còn sống, ông chẳng bao giờ chú ý đến việc cúng kính tổ tiên.
Để có được thức ăn, Karna buộc phải trở trở về trần gian trong 15 ngày để chuộc lỗi bằng cách phân phát thức ăn và nước uống cho chúng sinh. Kể từ đó, ngày lễ Pitru Paksha ra đời. Trong ngày lễ này, con cháu phải cầu nguyện và thực hiện đầy đủ các nghi lễ tưởng nhớ tổ tiên, đồng thời đây cũng là dịp để người theo đạo Hindu cầu an, cầu sức khỏe và tiền đồ, sự nghiệp.
Lễ hội Bisket tôn vinh 2 vị thần
Lễ hội Bisket diễn ra trong 9 ngày, đó là ngày đầu năm mới của người Nepal, lễ hội chính thức diễn ra từ ngày 9.4. Trong 9 ngày lễ hội, thần Bhairava và nữ thần Bhadrakali được rước trên hai cỗ xe lớn, được kéo trên một quảng trường lớn, sau đó là nghi thức ban phước lành năm mới cho mọi người.
Nepal là một trong số các quốc gia có nhiều lễ hội nhất thế giới. Ở đây có tới 120 ngày lễ trong 1 năm, phần lớn là lễ hội tôn giáo. Mỗi lễ hội như vậy thường kéo dài hàng tuần, thậm chí cả tháng. Gần như ngày nào thành phố Kathmandu cũng tràn ngập không khí của lễ hội.
Người Nhật tổ chức lễ hội O-Bon nhớ tổ tiên
Video đang HOT
O-Bon là một lễ hội truyền thống ở Nhật Bản đã có từ 500 năm nay. Tại lễ hội Bon Odori của người Nhật, mọi người trong gia đình tập trung lại và tổ chức lễ tưởng niệm ông bà tổ tiên của họ. Nghi thức này xuất phát từ truyền thống Phật giáo Trung Quốc, đó là một sự pha trộn của niềm tin Phật giáo và thờ cúng tổ tiên. Trong suốt 1 tuần lễ đó, người ta treo đèn lồng với mục đích để hướng dẫn những linh hồn trở về.
Ngày lễ Vu lan hay “Xá tội vong nhân” của Phật giáo, ở Nhật gọi là Urabon hoặc O-Bon. Lễ O-Bon kết hợp những truyền thống của Nhật Bản và Ấn Độ, tạo thành một lễ hội Phật giáo mang đặc trưng riêng của Nhật Bản.
Lễ hội O-Bon ở Nhật Bản thường được tổ chức trong 3 ngày, có khi kéo dài cả tuần lễ, nên được gọi là Tuần lễ O-Bon. Ngày đầu tiên là ngày đón mừng lễ hội, còn ngày cuối cùng được xem là ngày tạm biệt lễ hội.
Vào dịp lễ hội O-Bon, mọi người dù có đi đâu cũng đều trở về quê hương của mình, đoàn tụ với người thân trong gia đình để cùng bày tỏ lòng thành kính tri ân, lòng hiếu thảo đến tổ tiên, ông bà. Cũng trong những ngày này, người Nhật dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, dâng cúng hoa quả, phẩm vật lên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên ở trong nhà.
Trong ngày đầu tiên của lễ hội O-Bon, người ta treo và thắp sáng các lồng đèn ở phía trước căn nhà, đi thăm viếng lăng mộ của người thân đã quá cố và vệ sinh, tu sửa lăng mộ rồi mời linh hồn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã quá vãng về đoàn tụ với con cháu. Ở một số vùng, lồng đèn không những được treo ở trong nhà mà còn được treo dọc theo các con đường dẫn vào nhà để hướng dẫn linh hồn người quá vãng.
Rước Thánh Rắn để… rắn cắn không chết
Hàng năm, cứ vào thứ 5 đầu tiên của tháng 5, người dân tại thị trấn Cocullo thuộc miền trung Italia lại tiến hành một lễ rước để tưởng nhớ Thánh Domenico, được mệnh danh là “Thánh Rắn”. Trong truyền thuyết, Thánh Domenico được tin là đã cứu mạng nhiều người từng bị rắn cắn.
Người dân quan niệm rằng rước Thánh Rắn khắp thị trấn sẽ giúp họ tăng khả năng miễn dịch với nọc độc rắn cắn trong năm sau. Đây là một trong những lễ hội lạ lùng nhất ở Italia.
Lễ các Thánh kết nối con người và những linh hồn
Lễ các Thánh (còn gọi là Lễ Chư Thánh hoặc Lễ các Thánh Nam Nữ) là một lễ được tổ chức trọng đại vào ngày 1.11 hàng năm trong Kito giáo phương Tây hoặc Chủ nhật đầu tiên sau Lễ Ngũ tuần trong Kito giáo phương Đông, nhằm tôn vinh tất cả các vị Thánh Kito giáo đang hưởng phúc trên thiên đàng. Ở nhiều quốc gia có truyền thống Công giáo, Lễ các Thánh là một ngày lễ nghỉ.
Trong Giáo hội Công giáo Roma và nhiều giáo hội Anh giáo, tiếp theo sau ngày Lễ các Thánh là ngày Lễ các Đẳng (hoặc Lễ các Đẳng Linh Hồn) vì họ tin rằng có sự cầu nguyện hiệp thông giữa những người đang sống ở trần thế và những người đã được lên thiên đàng.
Lễ Thánh Patrick
Lễ Thánh Patrick là lễ hội truyền thống của người dân Ireland, được tổ chức hàng năm vào Chủ nhật gần ngày 17.3 nhất để tưởng nhớ Saint Patrick, vị Thánh của đất nước này. Việc tổ chức Lễ hội Thánh Patrick hoành tráng ở nhiều nơi trên thế giới là do cộng đồng người Ireland tiến hành để tưởng nhớ vị thánh của quê hương họ. Tương truyền lúc sinh thời, ông thường dùng cây cỏ 3 lá để giải thích cho thuyết “Ba ngôi một thể” của Thiên Chúa: Cha, Con và các đức Thánh thần. Ngày nay, màu xanh lá cây và hình ảnh cỏ 3 lá là đặc trưng của Lễ hội Thánh Patrick.
Theo Danviet
Pakistan tố Ấn Độ âm mưu phá hoại Con đường tơ lụa
Một tướng quân đội Pakistan tố Ấn Độ đang cố gắng phá hoại dự án xây dựng hành lang kinh tế của Trung Quốc đi qua cảng nước sâu của Pakistan, dự án này nhằm vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc sang phía Tây.
Tổng tham mưu trưởng liên quân Pakistan, tướng Raheel Sharif tố Ấn Độ gây bất ổn cho Pakistan - Ảnh: Reuters
Dự án trị giá 46 tỉ USD nằm trong kế hoạch tổng thể Con đường tơ lụa mà Bắc Kinh đang muốn xây dựng để kết nối Trung Quốc với châu Âu, đi qua nhiều nước châu Á và khu vực Trung Đông.
Phát biểu trong một hội nghị bàn về những ảnh hưởng của dự án phát triển Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan tổ chức hôm 12.4, Tổng tham mưu trưởng liên quân Pakistan, tướng Raheel Sharif cho biết dự án gây "khó chịu" cho khu vực.
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng Ấn Độ, láng giềng bên cạnh chúng ta, đã công khai thách thức sự hợp tác này", tướng Sharif nói trong hội nghị tổ chức ở Gwadar thuộc tỉnh Balochistan, nơi dự án được triển khai.
"Tôi đặc biệt muốn nói đến sự can thiệp trắng trợn của cơ quan tình báo Ấn Độ (RAW) nhằm gây bất ổn cho Pakistan. Chúng tôi không cho phép bất kỳ ai cản trở hoặc gây khó khăn trên lãnh thổ của chúng tôi", tướng Sharif cảnh báo.
Hồi tháng 3.2016, Pakistan bắt một người bị cáo buộc là gián điệp của Ấn Độ. New Delhi phủ nhận cáo buộc này, thừa nhận người bị bắt là cựu sĩ quan hải quân nhưng không có liên quan gì đến chính phủ Ấn Độ.
Quân đội Pakistan nhiều lần tố cáo Ấn Độ ủng hộ cho những phần tử đòi ly khai ở Balochistan, tỉnh nghèo và kém phát triển nhất Pakistan, gây bất ổn cho khu vực này nhiều năm nay, theo AFP. Trong khi đó, Ấn Độ cũng cáo buộc Pakistan ủng hộ các tay súng chống lại lực lượng an ninh của Ấn Độ ở vùng Kashmir (nơi New Delhi đang kiểm soát một phần), tổ chức những vụ tấn công bên trong Ấn Độ và cả ủng hộ Taliban ở Afghanistan.
Cả New Delhi và Islamabad đều phủ nhận cáo buộc của nhau.
Phần đông người Ấn Độ theo đạo Hindu, trong khi ở Pakistan người Hồi giáo chiếm đa số. Hai nước từng là thuộc địa của Anh, xung đột với nhau kể từ khi được phân chia, độc lập vào năm 1947, dẫn đến bất hòa và nghi ngờ lẫn nhau trong nhiều thập niên qua.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tục nhúng trẻ vào phân bò lấy may ở Ấn Độ Những người sống trong ngôi làng ở bang Madhya Pradesh tin rằng những đứa trẻ sau khi được nhúng vào đống phân bò sẽ gặp nhiều may mắn. Một em bé được cha mẹ nhúng trên đống phân bò lớn với hy vọng sẽ không bị đau ốm và gặp may mắn. Ảnh: Mirror Theo Mirror, nghi lễ kỳ lạ này đã tồn...