Đặc sắc ẩm thực Ý
Nước Ý không chỉ nổi tiếng bởi những công trình kiến trúc hoàn mỹ, kiệt tác nghệ thuật, mà còn được biết đến bởi nét văn hóa ẩm thực phong phú và độc đáo được cả thế giới yêu thích.
Không cần đến nước Ý xa xôi, những năm gần đây, người dân và du khách đến Nha Trang có thể thưởng thức ẩm thực Ý ngay ở phố biển…
Năm 2020, Tuần lễ ẩm thực Ý được tổ chức tại 4 thành phố gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang. Tại TP. Nha Trang, Tuần lễ ẩm thực Ý được tổ chức ở Khu du lịch Evason Ana Mandara đã thu hút đông đảo quan khách ngoại giao, đầu bếp, nhân viên pha chế, quản lý nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố cũng như du khách yêu thích ẩm thực Ý và những người Ý đang công tác, sinh sống tại Việt Nam tham dự. Trong không khí ấm áp, thân tình, ông Dante Brandi – Tổng Lãnh sự Ý tại TP. Hồ Chí Minh đã giới thiệu nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực và rượu vang Ý. Văn hóa ẩm thực Ý được hình thành từ rất lâu đời. Ngày nay, người ta chia ẩm thực Ý thành nhiều vùng miền khác nhau. Trải qua thời gian, điều đặc biệt làm nên nét độc đáo của ẩm thực Ý vẫn luôn là “Tinh túy tới từ sự đơn giản” và ưu tiên hàng đầu cho chất lượng. Chất lượng trong quá trình nấu nướng, trong việc trình bày món ăn… Thực phẩm ở Ý, từ các loại rau, trái cây, ngũ cốc, dầu ăn… đều được sản xuất theo quy trình an toàn vệ sinh nghiêm ngặt.
Món mì Ý được nhiều người thích.
Nếu như một số nền ẩm thực khác chú trọng đến sự cầu kỳ, phức tạp thì các món ăn Ý hết sức đơn giản, không đòi hỏi công sức và mất quá nhiều thời gian chuẩn bị. Bởi lẽ, chúng được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản với triết lý “Bất cứ ai cũng có thể chuẩn bị một bữa ăn ngon và hấp dẫn đúng chuẩn nhà hàng cho cả gia đình mà không cần có kinh nghiệm về ẩm thực cao cấp”. Món Ý được chế biến với thành phần… ít nhất có thể. Có khi chỉ với cà chua, dầu ăn, bánh mì và rượu. Như món Bruschetta – một món cổ điển truyền thống của Ý chỉ là bánh mì thái lát dày ăn kèm với tỏi, dầu ăn và cà chua. Hay món salad Caprese nổi tiếng của miền Nam nước Ý chỉ là hỗn hợp từ phô mai Mozzarella, cà chua, húng quế và Oregano – một loại rau thơm…
Sự khác biệt của món ăn Ý nằm ở chính sự tươi ngon của những thành phần đó. Thực phẩm được sử dụng để nấu ăn luôn có chất lượng tuyệt đỉnh. Người Ý nấu ăn với phong cách mùa nào thức ấy, càng tươi ngon càng tốt. Họ đi chợ hàng ngày, nấu đồ ăn trong ngày khi mọi thứ còn tươi ngon nhất. Bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt giữa một quả cà chua vừa hái trong vườn nhà và một quả cà chua đã để vài ngày trong tủ lạnh siêu thị. Đồ ăn muốn ngon thì thành phần phải ở trạng thái tươi mới nhất. Mức độ dinh dưỡng và ít béo đã làm cho đồ ăn Ý nổi tiếng. Chế độ ăn của Ý rất lý tưởng cho những người mắc bệnh về tim mạch. Thay cho bơ và kem, người Ý nấu ăn với dầu oliu, các món nước sốt cũng tự làm thay vì mua sẵn.
Đầu bếp trổ tài với món Pizza.
Nói đến ẩm thực Ý, người ta nghĩ ngay đến món mì Spaghetti trứ danh, Pizza, rượu vang hay cà phê Cappuccino. Hiện nay, nước Ý có hơn 400 loại mì được chế biến theo nhiều cách, tạo nên những hương vị vô cùng hấp dẫn. Với những người yêu ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực Ý thì việc khám phá hương vị của hầu hết các loại mì này cũng là một trải nghiệm thú vị… Chị Lê Thị Thu Huyền ở Nha Trang chia sẻ: “Tôi rất thích món mì Spaghetti. Món này có hương vị đặc trưng với sợi mì thơm và dai; nước sốt làm từ thịt bò, cà chua, thêm ngò tây, phô mai… rất ngon. Cùng với đó, là sự kết hợp các loại rượu vang, thể hiện được sự tinh tế trong ẩm thực Ý”.
Video đang HOT
Thưởng thức món ăn Ý mà không dùng thêm rượu vang thì quả là một thiếu sót. Người Ý cũng rất tự hào là quốc gia sản xuất rượu vang lâu đời. Rượu vang Ý có tính sáng tạo cao. Chính yếu tố này đã làm nên sự nổi tiếng của rượu vang Ý trên toàn thế giới như: Vang đỏ Chianti, Brunello, VinoNobile di Motepulciano… Người Ý thường uống rượu trong các bữa ăn, nhất là ăn tối và có thói quen dùng vang đỏ nếu ăn những món chế biến từ thịt và dùng vang trắng nếu ăn các món cá. Sự kết hợp này làm tăng hương vị và sự tinh tế cho món ăn. Rượu vang đã góp phần tạo nên văn hóa ẩm thực vô cùng tao nhã. Vì vậy, có thể nói, rượu vang chính là một nét tinh túy trong ẩm thực của đất nước hình chiếc ủng này.
Ngoài mì Spaghetti, rượu vang, thì Pizza cũng là món mà bất cứ ai cũng không thể bỏ qua. Mặc dù có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhưng đây được xem là món ăn đặc trưng của nước Ý. Được làm từ bột mì và nấm men song hương vị của Pizza lại có rất nhiều bởi công thức khác nhau, sự kết hợp các nguyên liệu khác nhau…
Ngày nay, ẩm thực đã trở thành một môn nghệ thuật và nền ẩm thực Ý luôn tượng trưng như đỉnh cao của nghệ thuật ấy. Nếu chưa có dịp tới Ý, bạn vẫn có thể khám phá, thưởng thức sự đa dạng, độc đáo của nền văn hóa ẩm thực Ý ngay tại một số nhà hàng của phố biển Nha Trang, để hiểu thêm về văn hóa, nghệ thuật và con người của đất nước xinh đẹp này…
Từ A-Z về Mozzarella - loại phô mai nổi tiếng nhất nước Ý
Mozzarella là loại phô mai tươi nổi bật trong văn hóa ẩm thực Ý đặc biệt với món pizza trứ danh. Cùng nhau tìm hiểu một chút về loại phô mai này nhé!
Mozzarella xuất thân từ miền Nam nước Ý, được biết đến là đất nước đa dạng với hàng trăm loại pasta và phô mai nổi tiếng.
1. Nguồn gốc phô mai Mozzarella
Vào thế kỷ XIII, một người nông dân làm ở trại nuôi gia súc vùng Campania (miền Nam nước Ý) đã dùng thử sữa của loài trâu nước để chế biến ra loại phô mai có tên là "Mozza" (nghĩa là cắt ra).
Thực chất, Mozzarella có thể được làm từ sữa bò, trâu, dê hoặc cừu tuy nhiên người nông dân miền Nam nước Ý lại ưu ái sữa trâu hơn bởi đây là loại gia súc được nuôi rộng rãi, điều này giúp tối ưu chi phí và tận dụng sản phẩm từ gia súc địa phương.
Mozzarella được yêu thích đến nỗi mà hoàng gia Ý phải đầu tư hẳn một trang trại nuôi trâu để lấy sữa làm phô mát. Trang trại này được đặt ở Naple thuộc vùng Campania.
Bạn có nghe cái tên Napoli Pizza bao giờ chưa?
Đây là loại pizza đặc trưng của vùng Naple và được một vị đầu bếp hoàng gia làm ra để vinh danh nữ hoàng Ý. Napoli pizza được làm từ cà chua (màu đỏ), Morrazella (màu trắng) và lá húng quế màu xanh tượng trưng cho quốc kì Ý với ba màu: xanh, đỏ, trắng.
2. Mozzarella thương mại sẽ có tên gọi tùy theo loại gia súc cung cấp sữa
* Mozzarella di bufala: làm từ sữa trâu. Đây là loại phô mát lâu đời nhất và làm nên thương hiệu Mozzarella danh tiếng nước Ý đến bây giờ.
* Fior di Latte: được làm từ sữa bò.
* Mozzapecora: được làm từ sữa cừu.
* Mozzarella được làm từ sữa cừu: chỉ sản xuất một lượng nhỏ cho người gặp khó khăn trong dung nạp lactose - một loại đường trong sữa. Sữa cừu chứa rất ít đường lactose và những phân tử protein gây dị ứng, vì thế nó dễ tiêu hóa hơn các loại sữa gia súc khác.
Ở Việt Nam thì Mozzarella chủ yếu được làm từ sữa bò vì đây cũng là loại gia súc được ngành công nghiệp sữa Việt Nam ưu ái.
Mozzarella là một trong những loại phô mai giữ nguyên vị tươi của sữa và cấu trúc mềm mướt mà không qua công đoạn ủ và lên men như những loại phô mai khác. Vì vậy, Morrazella cần được bảo quản trong tủ lạnh để giữ được độ tươi ngon và thời gian sử dụng tối đa là một tuần.
3. Bằng cách nào mà sữa (thể lỏng) lại thành phô mai dưới dạng khối đông tụ?
Giấm hoặc acid citric là tác nhân acid, khi cho vào sữa sẽ chuyển hóa đường lactose trong sữa thành acid lactic. Kết quả là độ pH của khối sữa giảm (đây là lý do vì sao sữa chua và phô mai lại dễ tiêu hóa hơn sữa) dẫn đến tạo kết tủa và hình thành khối phô mai.
4. Làm phô mai que từ phô mai Mozzarella, bạn đã biết?
Cách làm phô mai que thì cực đơn giản. Đầu tiên bạn cắt Mozzarella thành những que vừa ăn, sau đó lăn qua trứng gà, bột mì, bột chiên xù để bột bám đều phô mai. Cuối cùng để vào ngăn đông vài tiếng và lấy ra chiên là bạn đã có món phô mai que thần sầu cho ngày mưa rồi!
Ngoài ra Mozzarella còn dùng trong bánh mì bò, món topokki bánh gạo cay kéo sợi phô mai béo ngậy hay hàu nướng phô mai nữa đó!
5. Ăn phô mai, có ai không sợ béo?
Mozzarella được xem là loại phô mai có hàm lượng calories và chất béo thấp so với các loại phô mai khác.
Mozzarella giàu protein, canxi, photpho và vitamin B12 nhưng lại thuộc nhóm chất béo bão hòa được xem là không tốt cho tim mạch và vấn đề kiểm soát cân nặng.
Viện Tim Hoa Kỳ khuyến cáo chúng ta chỉ nên dung nạp chất béo bão hòa trong khoảng 5 - 6% lượng calories của tổng các bữa ăn trong một ngày.
Spaghetti với tỏi phi và dầu ô-liu Đây là món ăn truyền thống của Ý, với tên gọi Spaghetti Aglio e Olio. Nguyên liệu (cho 2 phần ăn): 300g mì spaghetti 25g tỏi bóc vỏ 3 thìa canh dầu ô-liu loại extra virgin (extra virgin olive oil) 1/2 thìa cà phê ớt bột 2 thìa canh lá ngò tây thái nhỏ Cách làm: - Tỏi một nửa giã nhỏ, nửa...