Đặc nhiệm SOF Trung Quốc sánh ngang SEAL và SAS?
Quân đội Trung Quốc đang xây dựng cho mình Lực lượng tác chiến đặc biệt (SOF) ở mỗi Đại quân khu. Vậy SOF có thể sánh ngang SEAL (Mỹ) và SAS (Anh)?
SOF chuyên thực hiện các nhiệm vụ khó khăn phức tạp trong các điều kiện đặc biệt với mô hình huấn luyện khắc nghiệt khá giống với SEAL của Mỹ.
Tuy nhiên, xét về vũ khí, thiết bị được trang bị cho lính đặc nhiệm, cùng với kinh nghiệm trên thực chiến cùng bề dày lịch sử, còn rất lâu SOF mới có thể sánh ngang được với SEAL hay SAS.
Tiếp theo là Đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS), thuộc Lực lượng đặc biệt của Anh, được thành lập từ năm 1941 trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và đã được nhân rộng như mô hình đặc nhiệm chuẩn mực trên toàn thế giới.
Để vào được SAS, các binh sĩ phải vượt qua những giai đoạn luyện tập vô cùng gian khổ và rất nhiều người phải bỏ cuộc. Mỗi đợt tuyển chọn SAS có khoảng 125 ứng cử viên nhưng số người được phục vụ trong lực lượng này chỉ còn 10 người sau khóa huấn luyện.
Giai đoạn đầu của khóa huấn luyện có tên là “Những ngọn đồi”. Đây là quá trình đào tạo khả năng chịu đựng về các sức khỏe và tinh thần của các binh sĩ. Quá trình này kéo dài 3 tuần với những bài tập hành quân mang trang bị tăng dần về khối lượng và độ dài.
Trong bài kiểm tra cuối cùng, các học viên sẽ phải mang 24,5kg trang thiết bị, hành quân 65km và phải hoàn thành dưới 24 tiếng mới đạt yêu cầu.
Những người vượt qua bài tập “Những ngọn đồi” sẽ được chuyển vào rừng cho khóa huấn luyện tiếp theo. Các học viên sẽ tìm cách để tồn tại và di chuyển trong rừng trong những điều kiện khắc nghiệt với giả thuyết đang ở sau phòng tuyến quân địch.
Video đang HOT
Trong 4 tuần của giai đoạn 2, các học viên chỉ sống bằng đồ ăn sẵn, họ phải học các tồn tại trong rừng sao cho các trang thiết bị không bị khí hậu làm hư hỏng.
Sau khi trở về từ rừng sâu, số ít học viên đạt tiêu chuẩn sẽ đến với bài tập cuối cùng về kĩ năng lẩn trốn, đào tẩu và đặt câu hỏi và trả lời trong trường hợp bị khai thác thông tin. Họ được đưa về vùng nông thôn, nơi các học viên phải mặc những đồng phục của thời thế chiến, di chuyển giữa các trạm kiểm soát mà không bị phát hiện bởi những người tìm kiếm do các binh sĩ SAS đóng vai.
Cuối cùng, học viên sẽ trở về căn cứ để chuẩn bị cho bài học về đặt câu hỏi và trả lời để khai thác hoặc giấu thông tin trong trường hợp bị bắt giữ. Trong nhiều giờ liên tục, các học viên phải chịu áp lực tối đa do những câu hỏi, sự tra trấn của người huấn luyện kèm theo đó là những âm thanh gây căng thẳng liên tục được phát vào tai.
Sau khi đã vượt qua được các bài huấn luyện thể lực và tinh thần, các học viên đạt yêu cầu sẽ bước vào khóa huấn luyện về các kĩ năng chiến đấu với nhiều loại địa hình và thời tiết khác nhau.
Thành viên SAS được đánh giá có cùng thể hình và khả năng với lực lượng SEAL của Mỹ. Một số chuyên gia nhận định, sự tra tấn tinh thần và thể lực trong quá trình huấn luyện, tuyển chọn của SAS còn căng thẳng hơn cả cách mà SEAL làm với lính của họ.
Vì sự sánh ngang về đẳng cấp này mà SAS và SEAL có nhiều nhiệm vụ phối hợp với nhau rất hoàn hảo, đặc biệt với các nhiệm vụ chống khủng bố, bắt cóc, giải cứu trên chiến trường Afpakistan hay Iraq. (Trong ảnh: Một nhiệm vụ tấn công, bắt giữ của SEAL ở Trung Đông
Theo Đất việt
10 đội biệt kích tinh nhuệ nhất thế giới (kỳ 1)
Đảm trách các sứ mệnh đa dạng từ chống khủng bố tới giải cứu con tin, đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS) hay SEAL của Hải quân Mỹ xứng đáng là hai biệt đội xuất sắc nhất thế giới.
1. Đặc nhiệm Không quân Anh (SAS)
Các thành viên Đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS). Ảnh: Special-ops.org
Đứng đầu danh sách là Đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS) thuộc Lực lượng Đặc biệt của Anh. Được thành lập năm 1941, SAS là mô hình đặc nhiệm chuẩn mực trên toàn thế giới. Nhiệm vụ chính của SAS là tiến hành các chiến dịch quân sự đặc biệt, chống khủng bố ở trong nước cũng như ở nước ngoài. SAS giúp đào tạo binh sĩ đặc nhiệm của các nước khác, huấn luyện kỹ năng chiến tranh du kích và tác chiến trong điều kiện bất ngờ.
Theo The Richest, để đứng trong hàng ngũ của SAS, các binh sĩ, vốn là các thành viên trong quân đội Anh, phải vượt qua những giai đoạn luyện tập vô cùng gian khổ và rất nhiều người phải bỏ cuộc. Mỗi đợt tuyển chọn SAS có khoảng 125 ứng viên, nhưng số người được phục vụ trong lực lượng này chỉ còn 10 người sau khóa huấn luyện.
2. Biệt đội SEAL, Mỹ
Thành viên SEAL tham gia một hoạt động dưới nước. Ảnh: wonderfulengineering.com
SEAL là tên gọi ngắn của Nhóm Triển khai Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Mỹ. Được thành lập năm 1962, đây là đội biệt kích bậc nhất lịch sử thế giới hiện nay, nổi tiếng nhất với vụ tiêu diệt thành công trùm khủng bố Osama bin Laden ngày 2/5/2011.
Hiện SEAL có 2.500 thành viên, đảm trách các sứ mệnh đa dạng từ chống khủng bố tới giải cứu con tin. Để đứng trong hàng ngũ của lực lượng tinh nhuệ nhất Hải quân Mỹ, các ứng viên phải tham dự cuộc phỏng vấn trước khi bước vào giai đoạn đào tạo dài từ 6 đến 8 tháng.
Khóa đào tạo do các giáo viên dân sự hoặc quân sự hướng dẫn bao gồm các hoạt động như leo núi, lái xe, lặn, tác chiến... ở mức độ cao nhất. Giáo viên hướng dẫn sẽ đánh giá các học viên để lựa chọn những người xứng đáng.
Tỷ lệ ứng viên bị loại trong quá trình đào tạo lên tới 80- 85%. Nhiều học viên và giáo viên đã chịu những chấn thương nghiêm trọng, thậm chí là tử vong khi tham gia khóa đào tạo.
3. Shayetet 13, Israel
Shayetet 13 từng tham gia chiến dịch tiêu diệt những kẻ cầm đầu vụ thảm sát con tin ở Thế vận hội Munich 1972. Ảnh: ordnungspolizei.org
Đội biệt kích Shayetet 13 thuộc Hải quân Israel được thành lập năm 1948. Lực lượng đã tham gia vào mọi hoạt động của quân đội Israel từ giải cứu con tin, chống khủng bố, tới thu thập tin tức tình báo.
Học viên vào Shayetet 13 sẽ trải qua 20 tháng huấn luyện cả về thể chất và tâm lý căng thẳng nhất. Quá trình đào tạo gồm các bài kiểm tra tâm lý và thể chất căng thẳng trước khi bước vào quy trình huấn luyện chuyên sâu.
Các học viên phải thực hiện các bài tập như nhảy dù, tác chiến dưới nước hay ngâm mình dưới nước lạnh trong đêm tối... Hoạt động đáng chú ý nhất của Shayetet 13 là chiến dịch săn lùng và tiêu diệt những kẻ cầm đầu vụ tấn công các vận động viên Israel trong Thế vận hội Munich 1972.
4. Biệt đội Alpha, Nga
Các thành viên thuộc biệt đội Alpha. Ảnh: Wikipedia
Thành lập năm 1974, biệt đội Alpha còn có tên là Cục A thuộc Trung tâm Mục đích Đặc biệt (FSB) của Lực lượng An ninh Liên bang Nga.
Biệt đội Alpha nổi tiếng trong cuộc xung đột ở Afghanistan năm 1979. Khi đó, các thành viên Alpha bí mật đột nhập vào Dinh Tổng thống ở Kabul và triệt hạ hầu hết các phiến quân phản động. Năm 1985, biệt đội Alpha được cử đến Beirut, thủ đô của Lebanon, để giải cứu 4 nhà ngoại giao Xô viết.
Trong nước, sau khi Liên Xô tan rã, biệt đội Alpha vẫn tồn tại và tham gia hầu hết hoạt động chống khủng bố, tiêu biểu là vụ khủng bố và bắt cóc con tin ở nhà hát lớn tại Moscow năm 2002 và trường học Beslan năm 2004. Cả hai sự kiện đã chứng minh năng lực của biệt đội tinh nhuệ bậc nhất thế giới.
5. Lực lượng đặc nhiệm JTF2, Canada
Lực lượng JTF2 của Canada. Ảnh: galleryhip.com
Thành lập năm 1993, Joint Task Force 2 (JTF2) là lực lượng chống khủng bố tinh nhuệ, đồng thời là đơn vị thực thi các chiến dịch đặc biệt và bí mật của quân đội Canada.
JTF2 tham gia hộ tống các nhân vật quan trọng và bảo vệ an ninh tại các sự kiện lớn như Thế vận hội Mùa đông năm 2010. Lực lượng từng tham gia nhiều chiến dịch lớn như giải cứu con tin ở Iraq hoặc tiêu diệt những tay bắn tỉa Serbia tại Bosnia. Tại chiến trường Afghanistan, JTF2 hoạt động bên cạnh các lực lượng đặc biệt của Mỹ như SEAL.
Theo Zing
Thụy Điển, Đan Mạch triệu các đại sứ Nga về sự cố hàng không Theo AFP, ngày 15/12, Thụy Điển và Đan Mạch đã triệu các đại sứ của Nga đến để phản đối vụ máy bay do thám Nga suýt va chạm với một máy bay thương mại, một dấu hiệu nữa cho thấy tình hình căng thẳng quân sự đang gia tăng ở khu vực Baltic. Ảnh minh họa. (Nguồn: airnation.net) Phát biểu với hãng...