Dabaco Tuyên Quang: Bủa vây dân bằng không khí ô nhiễm
Hàng ngàn người dân xã Hợp Hòa (huyện Sơn Dương) đang bị bủa vây bởi mùi hôi thối do hệ thống chăn nuôi lợn quy mô lớn của Công ty Dabaco Tuyên Quang (thuộc Tập đoàn Dabaco) thải ra.
Hệ thống trang trại chăn nuôi của Dabaco Tuyên Quang tại huyện Sơn Dương.
Giữa những ngày nắng nóng tháng 7, bao trùm lên không gian xã Hợp Hòa là mùi hôi thối của phân lợn, bức bối đến nghẹt thở.
Tại sân vườn nhà bà H., hàng chục người đang tụ tập, chuẩn bị bữa cơm sau khi hoàn tất công việc gia đình. Nhưng, mùi hôi thối khiến việc ăn uống trở nên thật khó khăn. Ai cũng lấy tay bịt mũi, lắc đầu và nhanh chóng đứng lên. Thức ăn, đồ uống trên mâm cơm gần như còn nguyên.
“Làm sao có thể ăn được khi mà mùi hôi thối cứ xộc vào mũi? Về nhà đóng hết cửa sổ, cửa ra vào lại, thì may ra còn đỡ”, chị Tho, một người dân ở Hòa Hợp nói. Chỉ tay ra sân chung gần đó, chị Tho bảo, trước đây, chị và bạn bè hay tụ tập để chơi cầu lông vào mỗi buổi chiều, nhưng mấy tuần nay, mùi hôi thối bốc lên rất nặng, nên sân chỉ để phơi ngô, chứ không ai ra đó nữa.
Dọc theo con đường đất gồ ghề, người dân dẫn chúng tôi rẽ vào lối nhỏ, băng qua cánh đồng đang mùa thu hoạch lạc, đến bên dòng sông Phó Đáy có chiều rộng khoảng 100 m, như một “đường biên” mỏng manh ngăn cách cuộc sống của người dân Hợp Hòa với trang trại lợn quy mô hơn 40.000 con của Công ty Dabaco Tuyên Quang đóng trên địa bàn xã Phúc Ứng (huyện Sơn Dương).
Ở bờ bên này, người dân lúi húi làm ruộng với những chiếc khẩu trang dày, giúp họ phần nào bớt khó chịu trước sự tấn công của mùi hôi. Bờ bên kia sông là những bể biogas và gần trăm chuồng lợn dưới chân ngọn núi.
“Từ ngày có trại lợn của Dabaco, nước sông đen hơn, thường xuyên nổi bọt và có cá chết thành từng đàn. Mùi hôi thối nồng nặc”, chị Cúc đang dở tay với công việc đồng áng chia sẻ.
Theo những người dân sống tại Hợp Hòa, tình trạng ô nhiễm không khí bởi mùi phân thải từ trại chăn nuôi này đã diễn ra suốt hơn một năm qua. Đầu năm 2019, mùi hôi còn nhẹ, nhưng càng về cuối năm, thì tình hình càng tệ.
“Mùi hôi thối dữ dội nhất vào lúc chiều tối, chúng tôi thường phải đeo khẩu trang khi đi ngủ”, bà Ngoan, một người dân Hợp Hòa cho biết.
Các hộ dân ở đây đã nhiều lần phản ánh về việc ô nhiễm không khí lên UBND xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương qua các cuộc họp giao ban chính quyền các cấp, các cuộc họp đảng ủy, thậm chí đã nêu trong cuộc họp với cử tri của tỉnh Tuyên Quang từ năm 2019. Tuy nhiên, đến nay, họ vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía doanh nghiệp hay chính quyền về kết quả thanh tra, kiểm tra, hay giải pháp, chính sách hỗ trợ cho người dân.
“Có lần, mùi hôi thối bốc lên ghê quá, chịu không nổi, tôi gọi điện phản ánh với Phó giám đốc Công ty Dabaco Tuyên Quang, nhưng tình hình chỉ đỡ được một thời gian, rồi mùi hôi thối lại hoành hành”, bà Ngoan bức xúc.
Tiếp nhận phản ánh của phóng viên Báo Đầu tư về những bức xúc của người dân địa phương trước tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề do trang trại của Dabaco Tuyên Quang gây ra, ông Nguyễn Công Thành, Phó chánh Văn phòng UBND huyện Sơn Dương cho biết, chính quyền huyện chưa có kết luận gì về việc này và sẽ sớm cử cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường xuống kiểm tra, hỗ trợ giải quyết vụ việc để đưa ra phản hồi trong thời gian tới.
Lợi nhuận có tỷ lệ nghịch với trách nhiệm
Video đang HOT
Trong cuộc gặp phóng viên Báo Đầu tư, ông Dương Văn Chu, Giám đốc Công ty Dabaco Tuyên Quang không phủ nhận sự liên quan giữa hoạt động chăn nuôi của Công ty với tình trạng ô nhiễm môi trường tại xã Hợp Hòa hiện nay.
Ông Chu cho biết, hệ thống xử lý chất thải của trang trại Dabaco Tuyên Quang gồm 3 bể biogas lớn (mỗi bể có thể tích hàng ngàn mét khối) cùng với các hồ/bể lắng và lọc. Phân lợn sau khi xử lý và lắng lọc sẽ được gom lại, nén thành phân khô để bán cho người dân địa phương dùng bón cây. Bên cạnh đó, Công ty thường xuyên trộn lẫn men vi sinh vào thức ăn cho lợn để giảm thiểu mùi hôi thối trong phân.
Về việc các trang trại lợn của Dabaco Tuyên Quang đang gây ra mùi hôi thối, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và cuộc sống của người dân xã Hợp Hòa, ông Chu nhận trách nhiệm và khẳng định, Công ty sẽ rà soát, kiểm soát chặt chẽ các quy trình hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải.
“Có thể, công nhân vệ sinh chuồng trại chưa được cẩn thận, sạch sẽ, hoặc men vi sinh được thêm vào trong thức ăn chưa đúng tỷ lệ. Tôi sẽ để ý sát sao hơn việc này, để hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống người dân” ông Chu nói.
Theo Giám đốc Dabaco Tuyên Quang, trang trại và hệ thống xử lý chất thải của Công ty đang hoạt động chưa hết công suất thiết kế tối đa, nên không có chuyện vượt quá công suất. Hiện trang trại có 1.200 con lợn nái, 20.000 con lợn thịt và 15.000 con lợn hậu bị, tương đương 70% công suất tối đa. Bên cạnh đó, nhà xưởng, văn phòng Công ty cũng được xây dựng mới, kiên cố, chắc chắn.
“Tập đoàn Dabaco hoàn toàn nghiêm túc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) trong quá trình triển khai xây dựng nhà máy, cùng với sự kiểm tra và giám sát của các cấp chính quyền địa phương”, ông Chu nhấn mạnh.
Trên thực tế, trái ngược với những cam kết, khẳng định của vị giám đốc này về chất lượng xây dựng công trình, nhà xưởng…, hệ thống trang trại chăn nuôi của Dabaco Tuyên Quang đã gây ô nhiễm môi trường không khí hơn một năm qua, song Công ty chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.
Có thể thấy, Dabaco dù đang hoạt động chưa hết công suất, nhưng đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống người dân xung quanh. Thời gian tới, nếu trang trại hoạt động với công suất tối đa, chắc chắn, tình trạng ô nhiễm không khí sẽ nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần, nếu quy trình xử lý chất thải không được cải thiện và giám sát chặt chẽ.
Mới đây, Tập đoàn Dabaco công bố khoản lợi nhuận sau thuế lớn nhờ giá lợn hơi leo đỉnh. Trong nửa đầu năm 2020, Tập đoàn này thu 744 tỷ đồng lợi nhuận, gấp 27 lần so với cùng kỳ năm 2019, vượt 63% kế hoạch năm.
Chưa đề cập lợi ích mà công ty này mang lại cho địa phương, nhưng bên cạnh việc thu lợi nhuận lớn từ hoạt động chăn nuôi, nếu Tập đoàn Dabaco không quan tâm đúng mức đến vấn đề xả thải tại những trang trại quy mô lớn, thì tình trạng gây ô nhiễm như tại Dabaco Tuyên Quang sẽ còn “nhân rộng” tại các công ty con khác. Khi đó, ô nhiễm sẽ ngày càng nghiêm trọng và người dân luôn là đối tượng phải gánh chịu mọi hệ lụy.
Cứ ngỡ cuộc đời đã chấm hết, giờ trở thành tỷ phú nuôi lợn phố núi doanh thu 50 tỷ/năm
Nguyễn Công Bắc tập tễnh bước vào nghề chăn nuôi lợn khi tưởng như cuộc đời đã chấm hết. Với sự nỗ lực, khát khao làm giàu mãnh liệt, anh đã trở thành tỷ phú chăn nuôi lợn siêu nạc với quy mô lớn nhất nhì đất Sơn La.
Mỗi lần cần thông tin về giá lợn hơi, tôi lại gọi điện, nhắn tin hỏi anh Nguyễn Công Bắc, người được bà con láng giềng gọi với cái tên thân mật: Bắc "cụt". Lúc nào anh cũng sẵn lòng và trả lời tôi rất nhiệt tình.
Gần đây anh khoe: "Giá lợn hơi tăng cao quá. Anh vừa bán 1 lứa tổng trọng lượng 50 tấn lợn hơi, giá 97.000 đồng/kg. Số tiền 20 tỷ đồng bị lỗ vì bão giá năm 2017-2018, đến nay coi như đã gỡ xong".
Anh Nguyễn Công Bắc chụp ảnh lưu niệm cùng nghệ sĩ hài Quang Thắng trong một lần gặp mặt tại khuôn viên trang trại. Ảnh: NVCC
Chớp thời cơ "vàng"
Tôi nhẩm tính, với 50 tấn lợn hơi bán ra mỗi đợt, anh Nguyễn Công Bắc sẽ có doanh thu 4,85 tỷ đồng. Trong chuồng của anh hiện nay có tổng đàn nái 1.200 con và khoảng 6.000 con lợn thịt mỗi lứa. Mỗi tháng anh bán khoảng 2 lứa lợn hơi, tính nhanh trong đầu anh đã có doanh thu gần 10 tỷ đồng. Đó là chưa kể anh Bắc còn xuất bán cho bà con trong vùng khoảng 1.000 con lợn giống mỗi tháng, giá bình quân 2,7 - 3 triệu đồng/con.
Anh Bắc cho biết, do giá lợn hơi đang duy trì mức cao nên người chăn nuôi có lợi nhuận khá. Ngược lại, lúc "bão giá" hay bão dịch, thì thiệt hại không đong đếm được. Hiện chi phí đầu tư lợn giống đã tăng lên khoảng 3 triệu đồng/con. Tính ra tổng chi phí nuôi 1 con lợn nặng 100kg hiện nay vào khoảng 6,3 - 6,5 triệu đồng. Với giá bán trên 90.000 đồng/kg lợn hơi như hiện nay, anh Bắc thu lãi khoảng 3 - 3,5 triệu đồng/con.
Anh Nguyễn Công Bắc đang sở hữu 3 trang trại lớn với tổng diện tích 7ha, tổng đàn lợn gồm 1.400 lợn nái và 6.000 con lợn thịt mỗi lứa. Trong đó, 1 trang trại ở xã Hát Lót (huyện Mai Sơn) được đưa vào hoạt động từ tháng 8/2017 với hệ thống chăn nuôi khép kín.
Ở Sơn La, anh Bắc được xem là "chịu chơi" trong giới chăn nuôi khi đầu tư số vốn lớn để nhập lợn cụ kị thuần chủng Yorkshire, Landrace từ Pháp về, áp dụng công nghệ cho ăn tự động của Tây Ban Nha.
Anh Bắc cho biết, năm nay đang có kế hoạch tăng thêm 10.000 con lợn thịt, 200 con lợn nái và nhập thêm 100 con lợn cụ kị, ông bà về để chủ động sản xuất đàn giống bố mẹ, tăng quy mô chăn nuôi và bán ra thị trường nhằm góp phần giảm áp lực "khát" con giống.
Anh Nguyễn Công Bắc trong khu nhà điều hành công ty. Ảnh: I.T
Anh Nguyễn Công Bắc (SN 1967, ở Tổ 4 phường Chiềng Sinh, TP.Sơn La, Sơn La), là Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017. Nghề nghiệp chính của anh là chăn nuôi lợn nái, lợn thịt trên diện tích sản xuất 17.000m2. Hiện anh đang sử dụng thường xuyên 20 lao động. Anh cũng thường xuyên giúp đỡ giống, vốn, kỹ thuật cho các hộ nghèo.
Ngã rẽ sau tai nạn bất ngờ
Anh Bắc (sinh năm 1967, quê gốc ở Thường Tín, Hà Nội). Năm 2000, anh rời quê hương lên Sơn La lập nghiệp với nghề buôn đường dài. Trong một lần đi nhờ xe ôtô, anh không may bị tai nạn và cụt mất một chân.
"Lúc đó, suy sụp lắm, nghèo khổ tưởng không thể ngóc đầu lên nổi. Mỗi khi nghĩ tới vợ dại, con thơ là nước mắt lại trào ra. Rồi mình nghĩ, là trụ cột gia đình, mình không thể gục ngã được... Có lẽ ngã rẽ đó lại là duyên đến với nghề chăn nuôi lợn như bây giờ"- anh Bắc tâm sự.
Sau nhiều đêm trăn trở, tìm nghề phù hợp với hoàn cảnh của mình, anh Bắc đã lựa chọn nuôi lợn nái, lợn thịt. Ban đầu do thiếu vốn, anh chỉ dám mua 10 con lợn nái về nuôi. Khi lợn nái sinh sản, anh để con giống lại nuôi và thường duy trì khoảng 100 con lợn thịt.
"Đã chọn là nghề thì phải chăm chút chúng còn hơn cả bản thân mình" - anh Bắc thổ lộ. Hàng ngày, vợ anh gánh nước vào chuồng còn anh tự tay tắm táp, vuốt ve đàn lợn.
"Lợn nó cũng có tình cảm đấy, nếu mình thường xuyên vuốt ve, chiều chuộng chúng thì chúng cũng quý mình và nhanh lớn hơn" - anh Bắc cười hóm hỉnh.
Sau đó, được vợ và người thân động viên, anh Bắc quyết liều một phen làm ăn cho ra tấm ra món. Năm 2007, anh mạnh dạn vay 800 triệu đồng từ Ngân hàng NNPTNT tỉnh Sơn La, cộng thêm khoản tiền tích cóp, vay mượn được, anh đầu tư 1,4 tỷ đồng xây dựng chuồng trại và mua 30 con lợn nái, 200 con lợn thịt giống siêu nạc về nuôi.
Anh Bắc sở hữu 3 trang trại với tổng diện tích 7ha để chăn nuôi lợn. Ảnh P.V
Vì sức khoẻ không được như những người bình thường, anh Bắc buộc phải tính toán thuê nhân công, lắp camera để có thể ngồi một chỗ cũng quản lý được trang trại. "Cũng may nhờ làm ăn được nên số lợn thịt, lợn nái của tôi tăng lên rất nhanh. Hệ thống chuồng trại vì thế cũng phải mở rộng, nhân công ngày một nhiều hơn"- anh Bắc nói.
Lúc đó, suy sụp lắm, nghèo khổ tưởng không thể ngóc đầu lên nổi. Mỗi khi nghĩ tới vợ dại, con thơ là nước mắt lại trào ra. Rồi mình nghĩ, là trụ cột gia đình, mình không thể gục ngã được... Có lẽ ngã rẽ đó lại là cái duyên đến với nghề chăn nuôi lợn như bây giờ".
Anh Nguyễn Công Bắc
Không phải tới khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, anh mới thực hiện nội quy "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Xác định làm ăn chuyên nghiệp nên ngay từ khi xây dựng chuồng trại, anh đã học hỏi mô hình chuồng kín, phân thành các khu riêng biệt gồm khu nuôi lợn thịt, khu lợn nái, lợn con...
Hàng ngày, chỉ công nhân trong trại mới được phép thường xuyên tiếp xúc với đàn lợn, còn không thì tất cả quan sát qua các màn hình camera nhằm hạn chế mầm bệnh lây lan từ bên ngoài.
Năm 2011, anh Nguyễn Công Bắc mở doanh nghiệp, lấy tên là Công ty CP chăn nuôi Lộc Phát BLLT, chủ yếu sản xuất kinh doanh, cung cấp lợn giống, thịt lợn thương phẩm, thức ăn gia súc, nông sản và vận tải hàng hóa.
Để đảm bảo chất lượng thức ăn chăn nuôi, làm ra sản phẩm thịt lợn đạt chất lượng tốt nhất, anh Bắc ký hợp đồng với một số công ty chuyên sản xuất, cung ứng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y có uy tín như: Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty CP Greenfeed Việt Nam, Công ty TNHH Cargill...
Anh Nguyễn Công Bắc (thứ hai từ trái sang) chụp ảnh cùng khách hàng. Ảnh: NVCC
Có thể nói bây giờ, trang trại của anh đã hoàn toàn chủ động nguồn con giống tại chỗ, nhờ đó kiểm soát được chất lượng ngay từ đầu vào. Mỗi con lợn khi được sinh ra, công nhân đều nhập lên hệ thống phần mềm theo dõi. Chỉ cần mở máy tính, anh Bắc cũng có thể biết được con lợn đó được tiêm phòng vaccine hay chưa...
Ngay cả khi dịch tả lợn châu Phi lây lan khắp nơi, gây thiệt hại cho nhiều hộ chăn nuôi, thì trang trại của anh Bắc vẫn vận hành bình thường.
Được biết, trung bình mỗi năm hệ thống trang trại của anh Bắc xuất bán ra thị trường khoảng 700 tấn lợn thịt và 8.000 - 10.000 con lợn giống, doanh thu từ 40 - 50 tỷ đồng/năm.
Nuôi con đẻ một lần rồi chết, gà, cá ăn vào lớn nhanh như thổi Nuôi loài ruồi lính đen dùng để làm thức ăn cho đàn cá, đàn ba ba trong ao-Đó là cách làm hiệu quả kinh tế cao của vợ chồng anh Phan Xuân Hải, xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) Lao đao vì chăn nuôi lợn Anh Phan Xuân Hải đã có 5 năm chăn nuôi lợn, nguồn kinh phí cho thức...