Đa số người Việt đã an toàn tại thủ đô Nepal
Qua trao đổi thông tin với Đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam đang làm nhiệm vụ trợ giúp người Việt tại thủ đô Kathmandu của Nepal, cùng các thông tin phối hợp với Công ty bảo hiểm AIG và các nguồn thông tin khác, tính đến 15 giờ 30 phút ngày 1/5, đa số người Việt bị kẹt tại Nepal sau trận động đất đã an toàn ở Kathmandu.
Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, cụ thể, ít nhất 35 người đang có mặt tại Kathmandu đã đến khách sạn Hyatt để chờ về Việt Nam bằng máy bay miễn phí do Công ty AIG thuê, dự kiến rời Kathmandu vào sáng 2/5, quá cảnh tại sân bay New Delhi, sau đó bay tiếp về Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong số 35 người này có nhóm của Nguyễn Hà Cẩm Tú, Cao Thị Hồng Nhung, Nguyễn Quốc Huy và Đoàn Ngọc Tiến; nhóm 10 khách hàng của AIG gồm Trần Đức Hùng, Trần Thị Thiên Hương, Trần Thúy Hiền, Lê Đức Bảo, Ngô Xuân Trường, Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Lâm Thắng và Huỳnh Phước Thọ.
Riêng chị Nguyễn Hà Cẩm Tú muốn ở lại thêm một ngày để hoàn tất công việc cá nhân và sẽ về Việt Nam ngày 3/5. Trong khi đó, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thanh Mai và anh Phạm Duy Khánh sinh sống tại Kathmandu hiện đã an toàn và muốn tiếp tục ở lại Nepal.
Nhóm 8 người của Quách Thị Linh, Trần Hồng Ngọc, Hiếu Hà Trung, Nguyễn Thị Bích Ly, Đoàn Quỳnh Mai, Hoài Anh, Đoàn Quốc Hưng và Phạm Thị Duyên Mới đã về khách sạn tại Kathmandu an toàn. Quách Thị Linh, Phạm Thị Duyên Mới, Trần Hồng Ngọc, Đoàn Quỳnh Mai và Hoài Anh dự kiến sẽ rời Kathamandu vào tối 2/5; Hiếu Hà Trung dự kiến về Việt Nam ngày 3/5; còn Nguyễn Thị Bích Ly chưa định về ngay.
Lực lượng cứu hộ và người dân Nepal làm việc tại khu vực đền cổ Mahadev Mandir ở quảng trường Durbar bị phá hủy sau trận động đất.
Hai phóng viên của báo Tuổi Trẻ là Trần Mai Trâm và Trần Việt Phương đã đến tạm trú tại quán phở 99 của chị Võ Thị Kim Cương (chị Út) ở Kathmandu – địa chỉ đang được nhóm công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp để hỗ trợ người Việt bị kẹt ở Nepal. Hai nhân viên Viettel Nguyễn Thế Nghĩa và Trần Hoàng Anh cũng vừa về tới quán an toàn vào sáng 1/5, dự kiến sẽ ở lại Nepal cho đến khi hoàn thành dự án của công ty. Trong khi đó, hai sư cô Nguyễn Thị Thông và Hoàng Thị Đoan đã an toàn tại đây từ chiều 29/4.
Nhóm 5 người bị kẹt trên núi Namche gồm Nguyễn Thị Minh Châu, Lợi Hồng Thanh, Đoàn Thị Diễm Chi, Nguyễn Đình Tấn Vũ, Lưu Lê Minh Khải đã tới Kathmandu trưa 1/5, sẽ rời Nepal lúc 23 giờ 30 phút cùng ngày bằng máy bay của hãng Southern China Airlines, dự kiến có mặt tại Việt Nam vào trưa 2/5.
Video đang HOT
Hiện tại còn 11 người đang trên đường về Kathmandu, trong đó nhóm của Nguyễn Phương Thanh và Nguyễn Mạnh Linh đã có mặt ở Pokhara, miền trung Nepal ngày 30/4. Nhóm Lê Kim Chi và Nguyễn Trần Việt Tuấn đang từ Lumbini trở về Kathmandu, hai trường hợp này đã được thông báo cho đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Kathmandu để hỗ trợ.
Nhóm 6 người của Phan Vũ Quỳnh Nga, Hoàng Lê Gia, Lê Hoàng Anh, Nguyễn Việt Công, Đỗ Lê Thư, Hoàng Yến đang an toàn tại Pokhara, sẽ về Kathmandu ngày 2/5 để từ đó về Việt Nam ngày 3/5 theo vé đã đặt sẵn. Ngoài ra, một du khách Việt tên Huyền Trân (hoặc Huyền Trinh) đang trên đường về quán của chị Kim Cương.
Nhóm của Phan Thu Giang (không rõ số người) được gia đình thông báo đã an toàn và đang tìm cách trở về Việt Nam. Nhóm 2 nhà sư tên là Nguyễn Tuấn Anh và Bùi Quốc Anh đã có mặt ở Kathmandu song nhóm công tác chưa liên hệ được.
Trong khi đó, có ít nhất 12 người chưa thể liên lạc gồm nhóm 8 người của Đỗ Anh Thư và nhóm của Ân Khánh Minh Châu, Hồ Nguyên Ngọc, Đặng Thanh Tuyền và Bùi Lê Na. Theo thông tin từ gia đình, nhóm của Đỗ Anh Thư có thông báo qua mạng xã hội ngay sau động đất nhưng từ đó đến nay chưa liên lạc lại.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 1/5, Chính phủ Việt Nam đã quyết định viện trợ khẩn cấp cho nhân dân Nepal 50.000 USD để góp phần khắc phục hậu quả trận động đất.
Theo Báo Tin tức
Con gái cựu Thủ tướng Trung Quốc có tài khoản bí mật ở HSBC Thụy Sĩ
Lý Tiểu Lâm, con gái cựu thủ tướng TQ Lý Bằng có tài khoản bí mật ở HSBC Thụy Sĩ, là thông tin trong báo cáo của Hiệp hội các nhà báo quốc tế (ICIJ), kéo dài thêm danh sách những gia đình Trung Quốc (TQ) "có quan hệ rộng"nhờ vị thế con ông cháu cha.
Lý Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng TQ Lý Bằng
Thông tin con gái cựu thủ tướng TQ có tài khoản bí mật ở HSBC Thụy Sĩ được dựa trên nguồn thông tin bị rò rỉ có tên Swiss Leaks, cho biết tài khoản bí mật này được lập ở một chi nhánh của ngân hàng HSBC ở Thụy Sĩ.
Báo cáo của ICIJ nêu Lý và chồng - trở thành khách hàng của ngân hàng HSBC từ năm 2001 - là chủ của 5 tài khoản có tổng cộng 2,48 triệu USD trong năm 2006-2007.
Các tài khoản này đều dưới tên Metralco Overseas S.A, một công ty đăng ký ở Panama nhưng giải thể năm 2012.
Phát hiện trên vào thời điểm Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đang tiến hành chiến dịch bài trừ tham nhũng "đả hổ đập ruồi".
Ông Lý Bằng làm thủ tướng TQ từ năm 1987 đến 1998. Lý Tiểu Lâm là con gái "rượu" của ông thì nổi tiếng với danh hiệu "Nữ hoàng quyền lực". Bà Lý là chủ tịch tập đoàn điện lực nhà nước Power International Development Ltd.
Lý Tiểu Lâm tuyên bố thành công của bà không hề nhờ tên tuổi của cha.
AP mô tả Lý Tiểu Lâm là người thích mặc quần áo đắt tiền, nhưng bà chuyển qua cách ăn mặc khiêm tốn, dùng túi xách mua sắm tái sinh, từ lúc ông Tập nắm quyền lực năm 2012 và khởi động chiến dịch bài trừ tham nhũng.
Năm 2013, báo The Telegraph (Anh) đưa tin Lý Tiểu Lâm làm môi giới cho những thỏa thuận bí mật, giúp công ty bảo hiểm Zurich Insurance (Thụy Sĩ) nắm đa số cổ phần ở công ty bảo hiểm tư nhân Trung Hoa Tân Đại, trước khi các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mảng bảo hiểm ở TQ.
Bà Lý phủ nhận thông tin này, nói bà không hề có quan hệ cá nhân với bất kỳ công ty bảo hiểm nào.
Người chỉ trích ông Tập gọi chiến dịch này là một "chiêu" để thanh trừng các đối thủ chính trị.
Theo AP, đã có những chỉ trích rằng các lãnh đạo TQ cấp cao lợi dụng vị trí chức quyền để đưa người thân và bạn bè vào những vị trí "ngon" ở các ngành công nghiệp lớn như năng lượng, viễn thông và ngân hàng - vốn trả lương hậu - và chỉ muốn tư lợi, chứ không muốn phục vụ nhân dân, cải thiện cuộc sống cho giai cấp lao động. Họ vơ vét tài sản và chuyển ra nước ngoài để không bị điều tra.
Năm 2012, hãng tin Bloomberg đưa tin người thân của ông Tập đầu tư vào nhiều công ty với tổng số vốn 376 triệu USD và làm chủ 18% cổ phần gián tiếp trong một công ty đất hiếm, với số vốn 1,73 tỉ USD.
Nhưng các mối lợi này không thể lần lên đến ông Tập, vợ và con gái ông.
Cùng năm 2012, báo New York Times (Mỹ) nêu người thân của cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo kiểm soát số vốn trị giá ít nhất 2,7 tỉ USD.
Ông Ôn Gia Bảo đã quyết kiện tờ báo Mỹ vì thông tin này.
Hôm 8.2, ICIJ cũng đưa tin ngân hàng HSBC Thụy Sĩ giúp các thân chủ giàu có trốn thuế, giấu những "khoản tiền đen" không khai báo với các chính quyền.
Những dữ liệu này do một nhân viên HSBC ở chi nhánh Thụy Sĩ trở thành "người thổi còi" tiết lộ năm 2007, nêu chi nhánh này chào mời dịch vụ với các tay buôn vũ khí, buôn lậu và độc tài như hai tổng thống Ai Cập và Tunisia bị lật đổ Hosni Mubarak và Ben Ali cùng đương kim Tổng thống Syria Bashar Assad.
Năm 2014, ICIJ phát hiện thông qua các tài liệu bị "xì", rằng con cái của lãnh đạo cấp cao - gọi là Quý tộc Đỏ - thu vén tiền tài từ những công ty và tài khoản ngân hàng ở nhiều nước. Trong đó, Lý Tiểu Lâm là giám đốc 2 công ty đăng ký ở British Virgin Islands hồi năm 2005.
Theo Bích Ngọc (theo AP)
Một Thế giới
Đoàn công tác Việt Nam đến Nepal để hỗ trợ công dân Ngày 29/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ thông báo, ngay khi sân bay Kathmandu mở cửa, đoàn Công tác đặc biệt của Đại sứ quán do Công sứ Trần Quang Tuyến làm trưởng đoàn đã rời New Dehli và sẽ đến Nepal trong chiều ngày 29/4 để trực tiếp tiến hành các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ công dân...