Đa số người Nhật Bản không hào hứng với cuộc sống đến 100 tuổi
Đa số người Nhật Bản không hào hứng với cuộc sống kéo dài đến 100 tuổi.
Người cao tuổi được chăm sóc tại trung tâm dưỡng lão ở tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trên đây là một phần kết quả của một cuộc khảo sát trực tuyến được tiến hành tại 6 quốc gia trước Ngày Quốc tế Hạnh phúc của Liên hợp quốc 20/3.
Viện nghiên cứu dành cho người trăm tuổi đã liên kết với công ty quảng cáo lớn của Nhật Bản Hakuhodo DY Holdings Inc., để thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến vào tháng 3 với các đối tượng trong độ tuổi từ 20 đến 70. Viện đã khảo sát 2.800 người ở Nhật Bản và tổng cộng 2.840 người ở Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức và Phần Lan về mong muốn đối với một cuộc sống kéo dài trăm tuổi.
Video đang HOT
Khi được hỏi liệu họ có muốn sống tới 100 tuổi hay không, chưa đến 30% người Nhật trả lời “hoàn toàn đồng ý” hoặc “đồng ý”, tỷ lệ thấp nhất trong số 6 quốc gia được khảo sát. Mức độ hạnh phúc của người Nhật cũng thấp nhất.
Không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ ý kiến tiêu cực như “Có vẻ khó khăn”, “Tôi không muốn làm phiền ai” liên quan đến cuộc sống đến 100 tuổi ở mỗi quốc gia. Thế nhưng, Nhật Bản đạt điểm thấp hơn các quốc gia khác về tỷ lệ phản hồi tích cực như “Họ (những người trên 100 tuổi) trông hạnh phúc” và “Tôi sẽ có nhiều cơ hội hơn”. Những phản ứng tiêu cực liên quan đến kỳ vọng cho tương lai, chẳng hạn như tăng trưởng kinh tế, cũng chiếm một lượng đáng kể ở Nhật Bản.
Một đại diện của Viện nghiên cứu nhận xét: “Ở các nước khác, người dân cũng ý thức được những khía cạnh tích cực của thời đại sống tới 100 tuổi. Thách thức là phải tăng cường sự quan tâm của xã hội đến những khía cạnh tích cực ở Nhật Bản”.
Ngày Quốc tế Hạnh phúc được Bhutan đề xuất và được LHQ thông qua vào năm 2012 với mục đích biến hạnh phúc trở thành mục tiêu chung của người dân trên toàn thế giới.
Chính phủ Nhật Bản nhất trí về dự luật cải cách chương trình thực tập sinh nước ngoài
Ngày 15/3, Chính phủ Nhật Bản đã nhất trí về dự luật cải cách chương trình thực tập sinh nước ngoài trong bối cảnh quốc gia này muốn giữ chân lao động nhập cư lâu hơn nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm lao động vì dân số già hóa.
Cải cách được thực hiện thông qua một chương trình mới tập trung phát triển các kỹ năng và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Một thực tập sinh Việt Nam ở Công ty TNHH Công nghiệp Taisei thuộc tỉnh Kanagawa. Ảnh tư liệu: Đào Thanh Tùng/TTXVN
Chương trình mới có thể được triển khai từ năm 2027, cho phép các thực tập sinh thay đổi chỗ làm trong cùng 1 lĩnh vực với một số điều kiện và được bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết để chuyển đổi sang một hệ thống thuận tiện hơn cho việc đăng ký cư trú lâu dài.
Phát biểu sau cuộc họp Nội các, Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản Ryuji Koizumi cho biết chính phủ muốn thu hút các tài năng nước ngoài đến làm việc tại nước này trong thời gian dài, cải thiện các kỹ năng cho họ và quan trọng là ngăn chặn nguy cơ xảy ra lạm dụng quyền của người lao động. Theo Bộ trưởng Koizumi, dự luật mới đóng vai trò quan trọng trong hiện thực hóa một mô hình xã hội toàn diện.
Chương trình Đào tạo thực tập sinh kỹ thuật hiện hành tại Nhật Bản đã được triển khai từ năm 1993 nhằm chuyển giao kỹ năng cho các quốc gia đang phát triển. Chương trình này vấp phải những luồng ý kiến phản đối, cho rằng gây nguy cơ biến tướng thành hoạt động nhập khẩu lao động giá rẻ.
Chương trình mới vạch rõ các mục tiêu như bồi dưỡng và đảm bảo nguồn tài năng nước ngoài, cho phép người lao động nước ngoài thay đổi các chỗ làm khác nhau trong cùng lĩnh vực miễn là họ đã làm việc tại một chỗ trong hơn 1 năm và có kỹ năng làm việc đạt đến mức độ nhất định cũng như thông thạo tiếng Nhật. Tuy nhiên, đề phòng khả năng nhiều lao động tìm cách chuyển từ các vùng nông thôn tới các thành phố để được trả lương cao hơn, chương trình mới cũng cho phép chính phủ yêu cầu các lao động duy trì 1 chỗ làm trong tối đa 2 năm với một số ngành cụ thể.
Ngoài ra, theo chương trình mới, các tổ chức giám sát, hoạt động như các bên môi giới và công ty giám sát tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài, sẽ được đổi tên thành "các tổ chức hỗ trợ giám sát" và phải chỉ định các bên kiểm toán độc lập.
Chương trình nhằm bồi dưỡng kỹ năng cho các thực tập sinh trong 3 năm lên một mức mà họ có thể đủ điều kiện để chuyển đổi sang hệ thống lao động kỹ năng đặc định, được triển khai từ năm 2019, cho phép những người trong diện này ở lại Nhật Bản tới 5 năm và có tiềm năng xin cư trú lâu dài.
Hệ thống mới cũng bao gồm quy định thu hồi quy chế định cư lâu dài với những người nước ngoài không trả thuế và phí bảo hiểm xã hội.
Tràn ngập không khí Tết nguyên đán ở Khu phố người Hoa tại thành phố Yokohama (Nhật Bản) Như các quốc gia Á Đông khác vẫn giữ truyền thống đón năm mới theo lịch Âm, Tết nguyên đán là sự kiện lớn nhất theo quan niệm của người Trung Quốc nói chung và Cộng đồng người Hoa tại Nhật Bản nói riêng. Ngay từ sau Rằm tháng Chạp, Khu phố người Hoa tại thành phố Yokohama, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản đã...