Đa số công ty phương Tây vẫn hoạt động ở Nga
Khoảng 20% công ty lớn của châu Âu và Mỹ đã rời khỏi thị trường Nga, nhưng số còn lại vẫn duy trì hoạt động kinh doanh ở Nga và một số đang tăng cường đầu tư.
Các công ty phương Tây vẫn tiếp tục hoạt động ở Nga bất chấp nhiều doanh nghiệp nước ngoài tuyên bố rời khỏi nước này để phản ứng với cuộc xung đột ở Ukraine. Ảnh: RIA Novosti
Kênh RT (Nga) ngày 19/3 dẫn lời Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg cho biết phần lớn các công ty phương Tây vẫn tiếp tục hoạt động ở Nga bất chấp nhiều doanh nghiệp nước ngoài tuyên bố rời khỏi nước này để phản ứng với cuộc xung đột ở Ukraine.
Ngoại trưởng Schallenberg thừa nhận trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ở Vienna mới đây rằng các công ty Áo đang hoạt động ở cả Nga và Ukraine. Ông nhấn mạnh Áo là nhà đầu tư lớn thứ 6 vào nền kinh tế Ukraine.
“Các công ty của Áo đã có sự hiện diện ở Nga và một phần vẫn còn hiện diện, giống như khoảng 95% tất cả các công ty phương Tây”, Ngoại trưởng Áo tuyên bố, lưu ý thêm rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây với Moskva liên quan đến xung đột ở Ukraine phải “được tôn trọng đầy đủ, không thể có bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào”.
Video đang HOT
Ông Schallenberg cũng đổ lỗi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin vì đã sử dụng khí đốt và ngũ cốc làm “đòn bẩy” trong bối cảnh căng thẳng với phương Tây. Bộ trưởng Schallenberg tuyên bố Áo sẽ tiếp tục giảm sự phụ thuộc vào khí đốt do Nga cung cấp, với mục tiêu trở nên “độc lập 100%” vào năm 2027.
Tuần trước, tờ Politico đưa tin Mỹ đã gây áp lực buộc một trong những ngân hàng lớn nhất của Áo, Raiffeisen Bank International, phải rút khỏi Nga. Theo nguồn tin này, quyền Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ Anna Morris đã nói với các quan chức Áo và đại diện của công ty rằng ngân hàng có nguy cơ bị loại khỏi hệ thống tài chính Mỹ nếu không tuân thủ yêu cầu.
Ngân hàng Raiffeisen cho biết họ đã giảm đáng kể hoạt động ở Nga kể từ tháng 2/2022, nhưng họ vẫn từ chối rút hoàn toàn khỏi quốc gia này vì đã thu được lợi nhuận lớn ở đó vào năm ngoái.
Trong khi đó tờ Financial Times tuyên bố vào tháng 10 năm ngoái rằng chính quyền Nga đã cấm các công ty nước ngoài rút lợi nhuận của họ khỏi nước này để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov không trực tiếp xác nhận thông tin này vào thời điểm đó, nhưng nói rằng khi xem xét các hành động do Mỹ và EU tiến hành chống Nga, “một chế độ đặc biệt” đã được áp dụng cho các công ty phương Tây “rời đi vì chịu áp lực từ chính phủ của họ”.
Apple, IKEA, Microsoft, IBM, Shell, McDonald’s, Volkswagen, Porsche, Toyota và H&M nằm trong số những công ty đầu tiên rời khỏi Nga sau khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra vào năm 2022, nhưng nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã chọn ở lại, với một số trong đó chuyển sang quyền sở hữu của Nga hoặc đổi thương hiệu.
Vào tháng 2 vừa qua, Phó Thủ tướng Nga Denis Manturov cho biết khoảng 20% công ty lớn của châu Âu và Mỹ đã rời khỏi thị trường Nga, nhưng số còn lại vẫn duy trì hoạt động kinh doanh ở Nga và một số đang tăng cường đầu tư.
Nguyên nhân lệnh áp trần giá dầu Nga của phương Tây ngày càng kém hiệu quả
Không ai muốn cấm hoàn toàn dầu của Nga khỏi thị trường toàn cầu vì điều đó sẽ gây ra thâm hụt và đẩy giá lên cao. Ý tưởng đằng sau việc giới hạn giá dầu chỉ đơn thuần là để Nga không nhận được một phần doanh thu nhất định từ việc bán dầu.
Nga vẫn có doanh thu từ xuất khẩu dầu bất chấp bị áp giá trần. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây thừa nhận rằng việc áp mức trần giá dầu của Nga không còn hiệu quả như mong đợi và nói rằng Washington đã sẵn sàng hành động nhưng không nêu rõ bất kỳ biện pháp mới nào.
Tờ Bloomberg của Mỹ dẫn lời bà Yellen cho biết, Nga đã thua lỗ nặng nề khi mức trần giá dầu được áp dụng, nhưng hiệu quả của cơ chế này đã giảm sút kể từ đó khi Nga bổ sung thêm đội tàu hỗn hợp của mình và cung cấp thêm bảo hiểm.
Nhóm G7, EU và Australia đã áp đặt mức trần giá dầu 60 USD/thùng đối với xuất khẩu dầu của Nga vào tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, kể từ đầu mùa Hè này, nhiều cơ quan báo cáo giá, tư vấn và cơ quan truyền thông đã đưa tin rằng dầu thô của Nga đã được bán trên mức 60 USD/thùng.
Trong khi đó, theo báo Rossiyskaya Gazeta (Nga), những nhà khởi xướng các hạn chế trên từ phương Tây muốn "lờ" đi thông tin này vì một lý do rất đơn giản: Không ai muốn cấm hoàn toàn dầu của Nga khỏi thị trường toàn cầu vì điều đó sẽ gây ra thâm hụt và đẩy giá lên cao. Ý tưởng đằng sau việc giới hạn giá dầu chỉ đơn thuần là để Nga không nhận được một phần doanh thu nhất định từ việc bán dầu.
Valery Andrianov, chuyên gia tại tổ chức tư vấn Infotek, nói với Rossiyskaya Gazeta rằng, trên thực tế, cả Mỹ và châu Âu đều không thể thực hiện bất kỳ đòn bẩy thực sự nào đối với Nga bằng cách điều chỉnh các thông số về trần giá dầu của họ. Và nhận xét trên của Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho thấy Washington ngày càng lo ngại giá dầu leo thang trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. Mỹ không còn có thể tác động đến tình hình bằng cách tăng sản lượng dầu đá phiến trong nước của mình nữa.
Chuyên gia Andrianov lưu ý rằng trong khi chính quyền Mỹ của Đảng Cộng hòa trước đây đã tìm cách hòa giải mọi việc với các công ty dầu khí lớn của Mỹ, thì chính quyền đương nhiệm của Đảng Dân chủ cho đến nay vẫn chưa làm được điều đó.
Trong khi đó, Saudi Arabia đã hoàn toàn phá vỡ ảnh hưởng của Mỹ trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu khi Riyadh tiếp tục theo đuổi chính sách năng lượng độc lập cùng với Moskva, chuyên gia Andrianov nói thêm, nhấn mạnh rằng hiện hai nước này đang giúp duy trì sự cân bằng cung cầu trên thị trường dầu mỏ toàn cầu vì chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả.
Ông Andrianov kết luận: "Sự thao túng về trần giá dầu sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu của Nga theo bất kỳ cách nào, vì Moskva đã có mọi cơ hội để vận chuyển dầu của mình tới nhiều thị trường", đồng thời cho biết thêm rằng trần giá dầu gây tổn hại cho các doanh nghiệp phương Tây, nhưng không có tác động hữu hình hoặc gây áp lực lớn lên Nga.
G7 xem xét lại mức trần giá dầu Nga Ba tháng qua, các nước phương Tây đã áp đặt trần giá dầu của Nga ở mức 60 USD/thùng. Một trạm bơm dầu ở làng Yamashi thuộc huyệnh Almetyevsk, CH Tatarstan (LB Nga). Ảnh: AP/TTXVN Theo bà Elizabeth Rosenberg, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đang lên kế hoạch xem xét lại mức trần...