Đa số bệnh nhân bị ung thư mắt đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn

Theo dõi VGT trên

Ung thư mắt ở trẻ em gặp khá phổ biến, đứng thứ 6 trong 10 bệnh ung thư hay gặp ở trẻ em. Đây là căn bệnh do khối u bên trong nội nhãn, thường ở trẻ dưới 6 tuổi.

Đa số bệnh nhân bị ung thư mắt đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn - Hình 1
Tiến sỹ Phạm Minh Châu thăm khám cho bệnh nhi bị ung thư mắt đang điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương. (Ảnh: T.G/Vietnam )

Đa số bệnh nhân bị ung thư vùng mắt đến khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương thường ở giai đoạn muộn, 70% cần cắt bỏ nhãn cầu để bảo tồn tính mạng, tạo tâm lý hạn chế giao tiếp xã hội do tự ti về mặt thẩm mỹ với những trẻ em mắc nhóm bệnh này.

Phó giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng – Giám đốc phụ trách điều hành Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết như vậy tại Buổi ra mắt Đơn vị U bướu thuộc khoa Mắt trẻ em (Bệnh viện Mắt Trung ương) diễn ra chiều 20/11 tại Hà Nội.

Phát hiện sớm các bệnh nhân ung bướu vùng mắt

Phó giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng cho biết ung thư mắt là chuyên ngành sâu của nhãn khoa liên quan đến chẩn đoán và điều trị tất cả các khối u tại bề mặt nhãn cầu, u nội nhãn hoặc các mô xung quanh nhãn cầu, bao gồm khối u của mi mắt, kết mạc, u nội nhãn (u võng mạc, u hắc mạc…), u thị thần kinh và u hốc mắt.

Những khối u này có thể lành tính hoặc ác tính, nếu không được điều trị và theo dõi có thể gây giảm, mất thị lực hoặc phải cắt bỏ nhãn cầu, thậm chí có khả năng đe dọa tính mạng. Các khối u ác tính ở mắt có thể nguyên phát tại mắt hoặc di căn đến mắt từ một cơ quan khác trong cơ thể.

Thống kê trong 6 năm từ 2018 đến 2022, hàng năm có khoảng hơn 1000 lượt bệnh nhân bị ung thư mắt cũng như các khối u tại mắt đến khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương.

Bệnh viện Mắt Trung ương đang quản lý và theo dõi các bệnh nhân đã và đang điều trị nhằm phát hiện sớm và điều trị các khối u mới và khối u tái phát. Hiện tại bệnh viện có 300 bệnh nhân ung thư vùng mắt đang theo dõi ngoại trú, với số lượt khám 300 lượt khám/năm và 120 lượt điều trị/năm.

Đa số bệnh nhân bị ung thư mắt đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn - Hình 2
Phó giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng – Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: PV/Vietnam )

Các bác sỹ tại bệnh viện trong quá trình khám đã thực hiện tư vấn di truyền và theo dõi các gia đình có tiền sử ung thư vùng mắt.

Hiện trên toàn quốc chưa có trung tâm về các khối u mắt. Các bác sỹ làm trong lĩnh vực ung bướu mắt hiện nay đa phần là bác sỹ nhãn khoa, trong quá trình học tập và làm việc với bệnh nhân có chẩn đoán các bệnh lý khối u tại mắt, bệnh nhân được điều trị rải rác tại các Bệnh viện Mắt lớn trên toàn quốc. Chính vì vậy không có số liệu thống kê chính xác số lượng bệnh nhân bị khối u mắt trên toàn quốc.

Theo Phó Giáo sư Hưng, với những trường hợp trẻ mắc ung thư vùng mắt có thể cân nhắc điều trị bảo tồn nhãn cầu thì do khối u cũng ở kích thước to, trang thiết bị chưa đồng bộ gây thời gian điều trị kéo dài, làm giảm hiệu quả điều trị nên có đến 70% bệnh nhân sau khi điều trị khỏi bệnh thì thị lực kém .

Chính vì vậy, ông Hưng cho rằng việc thành lập đơn vị Ung bướu mắt và U nguyên bào võng mạc là thật sự cần thiết giúp nâng cao và phát triển các phương pháp điều trị bảo tồn nhãn cầu, bảo tồn thị lực tốt nhất. Ngoài ra, các đơn vị cần tăng cường đào tạo, chỉ đạo tuyến giúp tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhằm phát hiện sớm và quản lí tốt các bệnh nhân ung bướu mắt nói chung và u nguyên bào nói riêng, giúp nhóm bệnh nhân này có một cuộc sống tốt hơn, có ích cho xã hội nhiều hơn.

Video đang HOT

Bệnh ung thư mắt có yếu tố di truyền

Tiến sỹ Phạm Minh Châu – Phó trưởng khoa Mắt trẻ em (Bệnh viện Mắt Trung ương) cho biết ung thư mắt ở trẻ em gặp khá phổ biến, đứng thứ 6 trong 10 bệnh ung thư hay gặp ở trẻ. Đây là căn bệnh do khối u bên trong nội nhãn, thường ở trẻ dưới 6 tuổi. Ở giai đoạn sớm, bệnh không biểu hiện đặc thù, nhưng khi xuất hiện dấu hiệu lác mắt (lòng đen không ở giữa), hoặc đốm trắng ở lòng đen, còn gọi ánh đồng tử trắng (dân gian còn gọi là mắt mèo), nguy cơ khối u đã to.

Đa số bệnh nhân bị ung thư mắt đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn - Hình 3
Bệnh viện Mắt Trung ương đưa vào hoạt động Đơn vị U bướu thuộc khoa Mắt trẻ em. (Ảnh: PV/Vietnam )

Trong thực tế điều trị, 70% trẻ không thể giữ lại mắt, giữ thị lực do đến viện muộn, khối u phát triển lớn phá vỡ nhãn cầu. Chỉ khoảng 30% trẻ được phát hiện sớm, giữ được mắt.

Theo Tiến sỹ Châu, bệnh ung thư mắt có yếu tố di truyền. Với những bệnh nhân bị ung thư mắt, có trẻ từ 1 tháng tuổi đã được phát hiện có khối u, điều trị ngay hoàn toàn giữ được thị lực cho trẻ. Điều trị ung thư mắt phối hợp đa mô thức, phối hợp với Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương nhằm cố gắng giữ lại nhãn cầu, thị lực cho bệnh nhi.

Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, tỷ lệ sống của người bệnh mắc ung thư mắt hiện nay là 93%. Tuy nhiên, hiện nay đa số bệnh nhân đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn, 70% cần cắt bỏ nhãn cầu để bảo tồn tính mạng. Bên cạnh đó, với những trường hợp có thể cân nhắc điều trị bảo tồn nhãn cầu thì do khối u cũng ở kích thước to, trang thiết bị chưa đồng bộ gây thời gian điều trị kéo dài, làm giảm hiệu quả điều trị nên có đến 70% bệnh nhân sau khi điều trị khỏi bệnh thì thị lực kém.

Hiện nay, tại Bệnh viện Mắt Trung ương, các phương pháp điều trị các bệnh lý khối u/ung thư vùng mắt được triển khai bằng kỹ thuật, phẫu thuật tại mắt hoặc các phần xung quanh hốc mắt như lấy hoặc cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ u, cắt bỏ nhãn cầu, nạo vét tổ chức hốc mắt và áp/tiêm một số hóa chất vào khối u tại mắt theo phác đồ… Nếu với kết quả mô bệnh học khẳng định ác tính, người bệnh được chỉ định điều trị với hóa chất toàn thân, xạ trị, sử dụng thuốc đích- chế phẩm sinh học theo các phác đồ và được gửi sang các bệnh viện chuyên về ung bướu hoặc bệnh viện đa khoa có khoa ung bướu để kết hợp điều trị./.

Văn hoá công sở nghiệt ngã tại Nhật Bản

Sách trắng của Bộ Y tế Nhật Bản cho thấy mối liên hệ giữa thời gian làm việc kéo dài với tình trạng trầm cảm và tử vong do làm việc quá sức, được gọi là karoshi.

Văn hoá công sở nghiệt ngã tại Nhật Bản - Hình 1
Bộ Y tế nước này đã công bố sách trắng hàng năm về thời gian làm việc quá sức của người dân và mối liên hệ của nó với chứng trầm cảm và karoshi. Ảnh: The Borgen Project

Từ lâu, năng suất làm việc cũng như là kỷ luật trong công việc của người Nhật đã được nhiều quốc gia khác đánh giá cao, thậm chí còn được cho là quy chuẩn để hình thành môi trường công sở vững mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển công ty.

Tuy nhiên ít ai biết rằng, đằng sau nét văn hóa cống hiến hết mình cho công việc ấy là một vấn nạn đã và đang khiến chính phủ Nhật Bản đau đầu. Vấn nạn này gói gọn trong hai từ "nghiệt ngã".

Sách trắng của Bộ Y tế Nhật Bản cho thấy mối liên hệ giữa thời gian làm việc kéo dài với tình trạng trầm cảm và tử vong do làm việc quá sức, được gọi là karoshi.

Khi chiếc cáng nâng Kei Sato (tên đã được thay đổi để đảm bảo quyền riêng tư) lên xe cứu thương tới bệnh viện, cảm giác của anh chỉ đơn giản là... nhẹ nhõm. Sau hơn 1 năm làm việc bằng sức của 3 người cộng lại, cơ thể của anh cuối cùng đã "nổi loạn".

"Tôi nhớ rất rõ", Sato kể, "Tôi vừa thuyết trình xong và đột nhiên cảm thấy mệt. Trước đây tôi từng bị sỏi thận và ban đầu tôi nghĩ đó chỉ là do bệnh cũ tái phát. Nhưng tình hình nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn nên tôi phải gọi cấp cứu".

Anh được phẫu thuật thận ngay lập tức và được thông báo sẽ phải nằm viện ít nhất 10 ngày.

Sato nói: "Tôi có thể khẳng định tình trạng sức khỏe của mình là do căng thẳng trong công việc gây ra. Tôi đã được cấp trên giao quá nhiều nhiệm vụ và không có nhân viên nào hỗ trợ, đó thực sự là một cơn ác mộng".

Sato thường xuyên có mặt ở văn phòng trước 8 giờ sáng và ở lại làm đến 11 giờ đêm.

Câu chuyện của Sato không có gì lạ ở Nhật Bản. Vào ngày 13/10 mới đây, Bộ Y tế nước này đã công bố Sách Trắng hàng năm về thời gian làm việc quá sức của người dân và mối liên hệ của nó với chứng trầm cảm và karoshi (hay còn gọi là tử vong do làm việc quá sức).

Tổng cộng có 2.968 người ở Nhật Bản chết vì các vụ tự tử do karoshi gây ra vào năm ngoái (năm 2021 có 1.935 vụ).

Sách trắng của Bộ Y tế Nhật Bản liên kết karoshi với số giờ làm việc của người dân. Trong đó, 10,1% nam giới làm việc ít nhất 60 giờ một tuần và 4,2% phụ nữ làm việc trên 60 giờ mỗi tuần.

Karoshi có thể xảy ra do sức khỏe kém. Năm 2022, có tới 803 người đã nộp đơn xin chính phủ bồi thường vì các bệnh về não hoặc tim do căng thẳng trong công việc gây ra. Con số đó tăng từ 753 trường hợp vào năm 2021 và mức cao nhất là 938 trường hợp vào năm 2000.

Nam giới ở độ tuổi 40 và phụ nữ ở độ tuổi 20 là những đối tượng chịu nhiều áp lực công việc nhất. Khoảng 13,2% nam giới ở độ tuổi 40 và 4,9% phụ nữ ở độ tuổi 20 làm việc ít nhất 60 giờ một tuần.

Con số này cao hơn ở những người kinh doanh tự do, với 15,4% nam giới và 7,8% phụ nữ làm việc ít nhất 60 giờ.

Nghiên cứu cũng tìm thấy mối tương quan giữa số giờ làm việc và chứng trầm cảm. 26,8% nam giới và phụ nữ làm việc hơn 60 giờ/tuần tin rằng họ đang mắc một dạng trầm cảm hoặc lo lắng nào đó.

Bill Cleary, giám đốc lâm sàng của tổ chức tư vấn TELL Lifeline có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản), thừa nhận cảm thấy có phần "bất lực" trước một thực tế rằng các nhà chức trách, công ty và cá nhân mỗi người dân đều nhận ra vấn đề nghiêm trọng từ giữa những năm 1980 nhưng vẫn chưa có các giải pháp hiệu quả.

Ông nói: "Tôi có cảm giác rằng đại dịch Covid-19 cũng là nguyên nhân, khi mọi người trở nên cô lập về mặt xã hội và ít có khả năng gắn kết tình bạn và các mối quan hệ hơn".

"Nhiều nghiên cứu cho thấy điều rõ ràng rằng các tương tác xã hội giúp cải thiện các bệnh huyết áp cao hoặc bệnh tim. Nếu chúng ta cùng lúc bị cô lập và áp lực công việc tăng lên, thì thật dễ hiểu khi thấy số lượng trường hợp karoshi nhiều hơn", ông nói thêm.

Ông Bill cho rằng tác động của đại dịch Covid-19 xuất phát từ thái độ "không khoan nhượng" của người Nhật Bản đối với công việc.

Makoto Watanabe, giáo sư truyền thông tại Đại học Hokkaido Bunkyo ở Eniwa, cho biết có quá ít thay đổi tại nơi làm việc ở Nhật Bản và nhiều công ty đang mắc kẹt trong "kỷ nguyên bong bóng" những năm 1980.

"Tôi đến từ 'thế hệ băng hà', những người lao đầu vào tìm kiếm việc làm đầu những năm 1980, ngay sau khi bong bóng kinh tế vỡ tung và mọi thứ trở nên ảm đạm", ông Watanabe nói.

Vị giáo sư cho rằng: "Cấp trên của chúng tôi đã được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong những năm 1970 và 1980 và không muốn thay đổi bất cứ điều gì. Nhưng tiền lương vẫn vậy, số lượng nhân viên giảm nên mọi người phải làm việc chăm chỉ hơn và thời gian dài hơn".

Từ những năm 1950, quyết tâm xây dựng lại nền kinh tế Nhật Bản sau thế chiến II, Thủ tướng Shigeru Yoshida khi đó đã khuyến khích người lao động dành nhiều thời gian hơn cho công việc. Kế hoạch rõ ràng có hiệu quả, vì nền kinh tế Nhật Bản đã vươn lên thứ ba thế giới.

Thỏa thuận này nhanh chóng được người lao động cũng như là các chủ/ban lãnh đạo doanh nghiệp Nhật áp dụng. Giai đoạn ấy, đa số dân công sở đều chọn một công ty để làm việc và cống hiến mãi cho đến lúc nghỉ hưu ở tuổi 60.

Đây có thể được xem là thời kỳ mà người lao động và doanh nghiệp Nhật Bản thực hiện "cuộc hôn nhân trọn đời" với nhau. Nền kinh tế Nhật Bản theo đó mà khôi phục nhanh chóng một cách thần kỳ

Nhận thấy hiệu quả, cam kết này được thắt chặt hơn từng ngày, thậm chí người Nhật khi ấy còn lấy công việc làm "niềm vui". Và cũng từ đây, mầm mống của căn bệnh Karoshi được hình thành, bắt nhốt và vắt kiệt sức của dân công sở Nhật hàng chục năm sau đó.

Văn hoá công sở nghiệt ngã tại Nhật Bản - Hình 2
Sự căng thẳng, mệt mỏi khiến bệnh đột quỵ và suy tim trở nên phổ biến hơn đối với nhân viên Nhật Bản. Ảnh: BitGab

30 năm sau lời kêu gọi của Thủ tướng Shigeru Yoshida, kinh tế Nhật Bản biến động khi giá cổ phiếu và bất động sản tăng cao, kéo dài mang tới sự bứt phá với cái tên đầy rủi ro "nền kinh tế bong bóng", dân công sở Nhật Bản bị buộc phải làm việc kiệt sức đến ngưỡng giới hạn. Theo số liệu thống kê, đỉnh điểm gần 7 triệu người (tức khoảng 5% dân số Nhật Bản khi đó) "quay cuồng" với 60 giờ làm việc mỗi tuần.

Đến năm 1987, các trường hợp karoshi được ghi nhận lần đầu tiên. Lúc này đây, nhận thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng làm việc quá sức của dân công sở, chính phủ Nhật Bản buộc lưu tâm nhưng không thể, tất cả ngoài tầm kiểm soát, tất cả đã quá muộn.

Mọi chuyện càng thêm tồi tệ khi nền kinh tế bong bóng tại Nhật Bản sụp đổ và rơi vào khủng hoảng trong thập niên 1990. Hàng loạt các công ty thời điểm đó bắt buộc phải tái cơ cấu dẫn đến tình trạng dân công sở phải làm việc hết công suất, làm thêm ngoài giờ đến mức kiệt quệ nếu không muốn bị sa thải. Giai đoạn này, các trường hợp karoshi được ghi nhận tương đương với số người Nhật chết vì dịch bệnh.

Văn hoá công sở nghiệt ngã tại Nhật Bản - Hình 3
Trong các bảng số liệu thu thập, danh sách karoshi hầu hết bao gồm những nạn nhân làm việc quá 100 giờ/tháng trước khi chết hoặc quá 80 giờ/tháng trong 2 tháng liên tiếp. Ảnh: News.com

Kể từ khi bong bóng kinh tế Nhật Bản vỡ vào đầu những năm 1980, ông Bill tin rằng người lao động Nhật Bản cần tìm lại sự cân bằng và giữ gìn sức khỏe tinh thần của mình.

Ông nói: "Thông điệp của tôi là mọi người nên nhìn vào bên trong bản thân để có thể quyết định những điều nằm trong tầm kiểm soát của họ".

Ông đề nghị hãy tránh xa tất cả những tin tức xấu trên mạng xã hội, tập thể dục thường xuyên, cố gắng có giấc ngủ ngon và nói chuyện với bạn bè, gia đình. "Chúng ta phải thay đổi mọi thứ để có hy vọng, nếu không mọi chuyện có thể rơi vào tuyệt vọng", Bill nói.

Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện một số biện pháp để cân bằng cuộc sống - công việc bên cạnh việc phạt tiền các tập đoàn có nhân viên chết vì làm việc quá sức. Một trong những biện pháp đó là cho phép người lao động được tan sở từ 3h chiều mỗi thứ sáu cuối cùng của tháng. Tuy nhiên, biện pháp này không hiệu quả, làm thêm giờ vẫn là một khía cạnh phổ biến của văn hóa doanh nghiệp tại Nhật Bản

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hệ lụy lớn khi giảm cân không đúng cáchHệ lụy lớn khi giảm cân không đúng cách
10:59:30 14/01/2025
Hai vợ chồng cùng nhập viện do chuột cắnHai vợ chồng cùng nhập viện do chuột cắn
10:17:19 13/01/2025
Người phụ nữ bất ngờ liệt toàn thân sau mũi tiêm trị đau vai gáyNgười phụ nữ bất ngờ liệt toàn thân sau mũi tiêm trị đau vai gáy
20:19:47 13/01/2025
Đi chợ thấy loại tôm này, rẻ đến mấy cũng chớ mua kẻo 'rước bệnh'Đi chợ thấy loại tôm này, rẻ đến mấy cũng chớ mua kẻo 'rước bệnh'
08:07:00 13/01/2025
Nguyên nhân khiến nhiều người trẻ mắc suy thậnNguyên nhân khiến nhiều người trẻ mắc suy thận
19:52:50 13/01/2025
Ngâm chân bằng nước gừng ấm mỗi ngày có tác dụng gì?Ngâm chân bằng nước gừng ấm mỗi ngày có tác dụng gì?
16:22:06 14/01/2025
5 không khi ăn hồng táo5 không khi ăn hồng táo
07:54:18 13/01/2025
5 nhóm chất dinh dưỡng nên bổ sung để giảm rụng tóc5 nhóm chất dinh dưỡng nên bổ sung để giảm rụng tóc
07:49:42 13/01/2025

Tin đang nóng

Ảnh chung siêu hiếm của Á hậu Phương Nhi và chồng thiếu gia VingroupẢnh chung siêu hiếm của Á hậu Phương Nhi và chồng thiếu gia Vingroup
07:18:18 15/01/2025
Trấn Thành bao giờ mới thôi vạ miệng?Trấn Thành bao giờ mới thôi vạ miệng?
07:23:23 15/01/2025
Đại hội bóc mẽ Weibo: "Em gái quốc dân" Quan Hiểu Đồng hứng chỉ trích vì tặng quà 350.000 đồng, cả dàn sao lương bạc tỷ lộ tính keo kiệtĐại hội bóc mẽ Weibo: "Em gái quốc dân" Quan Hiểu Đồng hứng chỉ trích vì tặng quà 350.000 đồng, cả dàn sao lương bạc tỷ lộ tính keo kiệt
07:15:04 15/01/2025
Nữ chính phim Việt giờ vàng xấu tính, vô duyênNữ chính phim Việt giờ vàng xấu tính, vô duyên
05:57:28 15/01/2025
Kinh hoàng tội ác của Diddy: Cưỡng bức tập thể, dùng điều khiển tivi hành hạ 1 cô gáiKinh hoàng tội ác của Diddy: Cưỡng bức tập thể, dùng điều khiển tivi hành hạ 1 cô gái
07:20:29 15/01/2025
Nghệ sĩ Phương Dung: Từng bỏ nghề mười mấy năm vì đi theo tiếng gọi con timNghệ sĩ Phương Dung: Từng bỏ nghề mười mấy năm vì đi theo tiếng gọi con tim
06:00:53 15/01/2025
Houthi tuyên bố phóng tên lửa bội siêu thanh tấn công Bộ Quốc phòng IsraelHouthi tuyên bố phóng tên lửa bội siêu thanh tấn công Bộ Quốc phòng Israel
06:39:33 15/01/2025
Sao 'The Glory' liệu có 'thụt lùi' với vai nữ chính trong phim 19+?Sao 'The Glory' liệu có 'thụt lùi' với vai nữ chính trong phim 19+?
05:59:02 15/01/2025

Tin mới nhất

Dấu hiệu chứng tỏ răng bạn đang bị sâu

Dấu hiệu chứng tỏ răng bạn đang bị sâu

08:11:40 15/01/2025
Hôi miệng, đau khi nhai thức ăn, chảy máu khi đánh răng là một số triệu chứng điển hình cảnh báo bạn bị sâu răng.
Những chấn thương thường gặp khi chơi Pickleball và cách phòng tránh

Những chấn thương thường gặp khi chơi Pickleball và cách phòng tránh

08:02:38 15/01/2025
Tuy nhiên, như bất kỳ môn thể thao nào, Pickleball cũng tiềm ẩn nguy cơ chấn thương nếu người chơi không cẩn thận. Những chấn thương phổ biến bao gồm bong gân, căng cơ, rách cơ, viêm gân hoặc chấn thương do ngã.
4 cách kiểm soát cholesterol máu để phòng ngừa bệnh tim mạch

4 cách kiểm soát cholesterol máu để phòng ngừa bệnh tim mạch

07:56:42 15/01/2025
Cần ăn đa dạng cá, thịt, đậu, ăn ít nhất là 2 lần cá trong tuần, ưu tiên ăn thịt trắng hơn thịt đỏ. Tăng cường bổ sung chất béo không bão hòa có trong cá béo, mỡ cá, dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu mè, dầu oliu.
Người đàn ông phải cắt 3m ruột do gặp bệnh hiếm gặp

Người đàn ông phải cắt 3m ruột do gặp bệnh hiếm gặp

07:48:22 15/01/2025
Cuối cùng, bác sĩ phẫu thuật tiêu hóa tiến hành cắt bỏ gần 3m ruột non chứa dị dạng mạch máu để đảm bảo kiểm soát chắc chắn tình trạng chảy máu tái phát sau mổ và nối ghép phần còn lại để phục hồi lưu thông ruột.
Người hen suyễn thở thế nào giúp phổi khỏe mạnh?

Người hen suyễn thở thế nào giúp phổi khỏe mạnh?

07:44:15 15/01/2025
Cơ hoành là cơ hình vòm bên dưới phổi. Khi thở bằng cơ hoành, cần học cách thở từ vùng xung quanh cơ hoành, thay vì từ ngực. Kỹ thuật thở này giúp tăng cường sức mạnh cơ hoành, làm chậm nhịp thở và giảm nhu cầu oxy của cơ thể.
Cảnh báo nguy hiểm từ bệnh chán ăn tâm thần ở trẻ nhỏ

Cảnh báo nguy hiểm từ bệnh chán ăn tâm thần ở trẻ nhỏ

05:47:53 15/01/2025
ThS.BSNT Vũ Thị Mỹ Hạnh, Khoa Sức khỏe vị thành niên Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, cha mẹ, giáo viên hoặc người chăm sóc có thể phát hiện dấu hiệu trẻ em hoặc vị thành niên mắc chứng chán ăn tâm thần, mặc dù nhiều trẻ có xu hướng...
Ăn bánh chưng mỗi ngày có tốt cho sức khỏe?

Ăn bánh chưng mỗi ngày có tốt cho sức khỏe?

05:35:25 15/01/2025
Trung bình trong 1/4 chiếc bánh chưng có khoảng 500 calo, tương đương với khoảng 2 miệng bát cơm. Do đó, ăn nhiều bánh chưng có nguy cơ tăng cân rất cao.
Bị liệt vì tiêm thuốc chữa đau vai gáy

Bị liệt vì tiêm thuốc chữa đau vai gáy

05:28:47 15/01/2025
Ngay sau khi tiêm vai gáy tại phòng khám trên khoảng một ngày, chị T đã bị sốt trở lại, kèm theo đó là hai chân bị liệt. Dần dần, chị bị mất toàn bộ cảm giác từ vùng thắt lưng trở xuống.
Người mắc Hội chứng Felty nên tập luyện như thế nào?

Người mắc Hội chứng Felty nên tập luyện như thế nào?

05:24:49 15/01/2025
Ngoài ra, tập luyện còn có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Một kế hoạch tập luyện cân đối, an toàn sẽ giúp người bệnh mắc Hội chứng Felty duy trì sức khỏe và nâng cao khả năng kiểm soát bệnh.
Những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh thường gặp có thể là dấu hiệu của khối u trung thất

Những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh thường gặp có thể là dấu hiệu của khối u trung thất

05:21:17 15/01/2025
Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng thường bao gồm đau ngực, khó thở khi nằm, khàn giọng, khó nuốt hoặc thậm chí ho ra máu. Tùy thuộc vào loại khối u, bệnh nhân cũng có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Top thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe

Top thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe

05:18:31 15/01/2025
Cà rốt rất giàu beta-carotene, chất này được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A rất cần thiết cho làn da và đôi mắt khỏe mạnh, đồng thời cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh.
Những bữa ăn lớn sau 5 giờ chiều có thể gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Những bữa ăn lớn sau 5 giờ chiều có thể gây bệnh tiểu đường tuýp 2

21:14:41 14/01/2025
Ăn nhiều hơn 45% lượng calo tiêu thụ hàng ngày sau 5 giờ chiều có thể làm tăng lượng đường trong máu ở người lớn tuổi mắc tiền tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm

Khoảnh khắc bố mếu máo tiễn con gái về nhà chồng khiến nhiều người xúc động

Khoảnh khắc bố mếu máo tiễn con gái về nhà chồng khiến nhiều người xúc động

Netizen

08:12:50 15/01/2025
Phút chia tay, ông bố ôm chầm con gái bật khóc. Khoảnh khắc người bố mếu máo, lấy tay gạt nước mắt khiến nhiều người xúc động.
Cuộc sống mẹ đơn thân của Diệp Lâm Anh trước khi có tình yêu mới

Cuộc sống mẹ đơn thân của Diệp Lâm Anh trước khi có tình yêu mới

Sao việt

07:58:33 15/01/2025
Trước khi công khai bạn trai mới, bà mẹ đơn thân Diệp Lâm Anh từng có khoảnh thời gian suy sụp vì đổ vỡ hôn nhan, sợ yêu vì tốn thời gian.
Không thời gian - Tập 29: Đại né tránh sự quan tâm của Tâm, ông Nậm ngất xỉu

Không thời gian - Tập 29: Đại né tránh sự quan tâm của Tâm, ông Nậm ngất xỉu

Phim việt

07:27:36 15/01/2025
Đại tỏ ra né tránh cử chỉ quan tâm của cô giáo Tâm. Ông Nậm lên đơn vị để chăm sóc con trai lại bất ngờ bị ngất xỉu sau khi tập thể dục.
Nữ ca sĩ nổi tiếng bị chồng cầu thủ trơ trẽn ngoại tình với gái hộp đêm ở nước ngoài

Nữ ca sĩ nổi tiếng bị chồng cầu thủ trơ trẽn ngoại tình với gái hộp đêm ở nước ngoài

Sao châu á

07:10:20 15/01/2025
Những tình tiết trong drama ngoại tình liên quan tới vợ chồng sao nữ này đã khiến công chúng không khỏi ngỡ ngàng.
Mẹ cầu thủ Xuân Mạnh vay lãi, bán trâu để mua giày tập cho con

Mẹ cầu thủ Xuân Mạnh vay lãi, bán trâu để mua giày tập cho con

Sao thể thao

06:47:03 15/01/2025
Biết Phạm Xuân Mạnh cần đôi giày tập, nhà không có tiền, bà Phan Thị Hà đi vay lãi gửi tiền cho mua. Sau đó, gia đình phải bán con trâu duy nhất để trả khoản vay.
Ông Trump suýt nữa bị kết án nếu không đắc cử

Ông Trump suýt nữa bị kết án nếu không đắc cử

Thế giới

06:42:37 15/01/2025
Theo công tố viên, chứng cứ thu thập đủ để truy tố ông Trump trước tòa, nhưng chiến thắng của ông Trump trong ngày bầu cử 5.11.2024 đã đảo lộn mọi thứ.
Loạt đồ ăn vặt Thái Lan hút giới trẻ Sài thành, có món đang 'hot trend'

Loạt đồ ăn vặt Thái Lan hút giới trẻ Sài thành, có món đang 'hot trend'

Ẩm thực

06:27:04 15/01/2025
Xúc xích phô mai tan chảy, bánh sữa chảy After You, Crepe Thái, nước dừa matcha... là một trong những món ăn vặt nổi tiếng Thái Lan thu hút giới trẻ Sài thành thời gian qua.
Loạt phim điện ảnh Hàn đặc sắc nào chuẩn bị ra mắt năm 2025?

Loạt phim điện ảnh Hàn đặc sắc nào chuẩn bị ra mắt năm 2025?

Phim châu á

06:00:05 15/01/2025
Là một tín đồ của điện ảnh Hàn, bạn đã bỏ túi ngay lịch phát hành và thông tin của rất nhiều bộ phim đặc sắc ra mắt ngay đầu tháng 1 năm 2025 chưa?
Lễ trao giải Oscar vẫn diễn ra theo kế hoạch

Lễ trao giải Oscar vẫn diễn ra theo kế hoạch

Hậu trường phim

05:59:38 15/01/2025
Theo trang Variety đưa tin vào thứ Hai, lễ trao giải Oscar vẫn diễn ra vào ngày 2 tháng 3 (giờ địa phương) mặc dù ngày công bố đề cử đã bị trì hoãn.
Ador nộp đơn cấm NewJeans ký hợp đồng độc lập

Ador nộp đơn cấm NewJeans ký hợp đồng độc lập

Nhạc quốc tế

22:39:22 14/01/2025
Ador nhấn mạnh bản thân là công ty đại diện của NewJeans, do đó nhóm không thể tự ý ký hợp đồng quảng cáo với các nhãn hàng khác.
Cuộc sống "địa ngục" của người Việt tại căn cứ lừa đảo ở Campuchia

Cuộc sống "địa ngục" của người Việt tại căn cứ lừa đảo ở Campuchia

Pháp luật

22:35:54 14/01/2025
Người bị lừa sang Campuchia sẽ bị nhốt vào một khu tập trung để làm công việc lừa đảo. Nếu không làm đủ doanh số, các nạn nhân sẽ bị đánh đập dã man và bị bán sang các công ty khác.