Đã nghỉ việc còn bị thu hồi lương, nàng công sở ấm ức bỗng im thin thít khi biết mình bị “hớ” ngay từ đầu!
Vì quá tin tưởng và có cái nhìn mù quáng vào công ty mà cô gái này đã bị tước đi quyền lợi chính đáng của mình.
Điều quan trọng nhất khi đi làm là chị em phải nắm rõ và có trong tay bản hợp đồng lao động. Ngoài ra, bạn còn nên hiểu quyền lợi và nghĩa vụ đi kèm là gì để không bị dắt mũi và tước đoạt đi những giá trị chúng ta xứng đáng có.
Mới đây, một cô gái trên MXH Facebook đã đăng đàn than thở về trường hợp của mình, rằng vì cô mù quáng và tin tưởng công ty nên nhận cái kết đắng sau khi nghỉ việc. Nguyên văn dòng trạng thái như sau:
“Bị đòi thu hồi lương đã nhận vì xin nghỉ việc!
Có anh/chị nào bị đòi phần lương chênh lệch (giữa phần lương được tăng so với lương ban đầu mới vào làm) và bị đòi lại phần trăm doanh số đã nhận khi sau khi xin nghỉ việc không ạ?
Chuyện là em có làm ở công ty này, sau thời gian thử việc sếp bảo muốn em gắn bó với công ty và nhận em vào làm chính thức, lương cứng được 5 triệu % doanh số (% doanh số đáng nhẽ ra sau 1 năm làm sẽ được hưởng nhưng tạo điều kiện cho em được nhận), lúc đó em có deal lên 6 triệu nhưng không được vì sếp bảo nhân viên cũ ở đây làm 4 năm rồi lương có 6 triệu và chỉ khác em là được đóng bảo hiểm thôi. Và sau đó khoảng 1 tháng, sếp nói tăng lương cho em lên 6 triệu.
Sau khi làm gần 1 năm em có xin nghỉ, sếp bảo làm 30-45 ngày nữa để công ty sắp xếp nhân sự, em ok vì dù không có hợp đồng nhưng cũng không nên nghỉ đột ngột và làm nốt để bàn giao công việc.
Rồi đến hôm cuối cùng làm việc sếp gọi e vào phòng và nói chuyện với nội dung như sau:
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ
- Sếp: “Vì các chính sách em được hưởng là phải sau 1 năm mới được, mà chị ưu tiên cho em nên phần lương từ trước giờ của em chị sẽ tính là 5 triệu. Chị sẽ thu hồi lại số lương chênh lệch (6 triệu được nhận trừ 5 triệu lúc mới được nhận làm) và phần trăm doanh số em được nhận từ trước giờ.”
- Em: “Nhưng khi thỏa thuận lương chị không hề nói nếu làm không đủ 1 năm sẽ thu hồi lại lương và %?”
- Sếp: “Cái này chị không cần nói, vì chị cho em được nhận % doanh số và lương như vậy là muốn em làm việc lâu dài với công ty. Giờ nếu tính phần thu hồi thì sẽ bị âm so với lương tháng 2 nên coi như chị tặng em phần âm đó.”
Và thế là em mất luôn lương tháng 2. Trước giờ e vẫn cố gắng làm vì thấy là công ty gia đình nên mọi người cũng thân thiện, công việc thì nhiều khi đi công tác cuối tuần, đi sớm về khuya hay overtime em cũng cố gắng làm. Trước thấy được tăng lương cứ nghĩ do mình cố gắng làm việc, ai ngờ… Sau câu chuyện này em đã rút được bài học cho bản thân và cũng hiểu ra 1 phần lý do tại sao công ty lại không có hợp đồng lao động rồi!”
Vậy là cuối cùng cô gái này đã cứng họng và không thể làm gì hơn trước quy định quái gở của công ty. Phía dưới bình luận, đa số cư dân mạng đều khuyên cô trong tương lai hãy minh bạch về hợp đồng lao động, đặc biệt tránh nên đặt niềm tin sai chỗ và cảm tính như vậy.
Vậy nên, tóm lại chị em công sở đừng bao giờ mơ hồ khi làm hợp đồng lao động nhé. Đó sẽ là bằng chứng giấy trắng mực đen giúp chúng ta không bị đuối lý trong tranh chấp quyền lợi đó!
Theo Trí Thức Trẻ
Thường xuyên phải mua gà cúng cho công ty, nàng lễ tân phản đối liền bị cả sếp lẫn cộng đồng mạng nói cho "tắt đài"
"Mỗi tháng vào các ngày rằm âm lịch, em phải tự dậy sớm đi mua hoa quả và gà rồi tự bày mâm ra cúng rồi tự thu dọn và mang xuống cho nhà ăn chặt ra mà không một ai giúp" - nàng lễ tân khóc kể.
Làm những công việc không có trong hợp đồng lao động vốn không còn là chuyện hiếm đối với phần đông dân công sở. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều người cho rằng việc này vốn chỉ là hành động thịnh tình giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau ở nơi làm việc thì cũng có một vài cá nhân cảm thấy vô cùng chán nản, mệt mỏi.
Nói có sách mách có chứng, mới đây một nàng lễ tân văn phòng đã đăng đàn chia sẻ trường hợp cụ thể của mình khi bị sếp bắt kiêm nhiệm luôn việc mua đồ cúng vào các ngày rằm cho công ty, tổ chức tiệc tùng, đặt cơm trưa,...
"Em đuối quá các anh chị ạ và cần lắm một lời khuyên. Em xin vào làm cho một công ty với vị trí là nhân viên hành chính lễ tân. Hiện tại bộ phận của em chỉ có 2 người là em và chị giám sát phòng hành chính - nhân sự
Điều em đáng buồn ở đây đó là em phải làm nhiều việc không có trong hợp đồng như đặt cơm nước, lo tiệc tùng cho nhà máy, đi mua đồ cúng, đi mua đồ ăn mỗi khi có tiệc rồi set up bàn ăn ở canteen,... Em có góp ý một lần là những việc đó không có trong hợp đồng thì chị giám sát chưởng lại em câu: "Việc chị giao cho em thì em phải làm và chị có quyền thay đổi hợp đồng của em".
Bây giờ mỗi tháng vào các ngày rằm âm lịch, em phải tự dậy sớm đi mua hoa quả và gà rồi tự bày mâm ra cúng rồi tự thu dọn và mang xuống cho nhà ăn chặt ra mà không một ai giúp, em đang thấy hoang mang vì có phải họ đang ngầm quy định là đó là việc của em hay không?
Các anh chị đã có ai từng rơi vào trường hợp như thế này chưa và có thể cho em lời khuyên được không ạ. Em là lao động chính ạ và lương net hơn 8 triệu".
Quả thật, bị bắt mua đồ cúng, chặt gà thường xuyên đã là "quá đáng lắm luôn á", đằng này nàng lễ tân nhà ta còn bị sếp "chưởng" cho câu nói gây cứng họng, không biết phải phản ứng ra sao. Sự lựa chọn giờ đây của cô giờ đây chỉ còn hoặc là tiếp tục mua đồ cúng, lo tiệc tùng nội bộ hoặc là dứt áo ra đi.
Cứ nghĩ với tình cảnh trái ngang như vậy, nàng lễ tân nhân vật chính sẽ được dân mạng đồng cảm, ủi an, gửi cho đôi lời khuyên giải quyết nhưng không, thật bất ngờ là bên dưới phần bình luận, hàng loạt ý kiến nhuốm màu tiêu cực gạch đá đã nhắm thẳng vào cô nàng mà ném.
"Chị có chút thắc mắc là title của em là vị trí là nhân viên hành chính lễ tân? Và mấy công việc em làm thì đúng là hành chính, vậy thì hợp đồng của em yêu cầu em làm gì? Công việc hành chính như là mama tổng quản, lo bữa ăn giấc ngủ cho nhân viên nên việc mua văn phòng phẩm, trái cây cũng bình thường mà, nghĩ gì vậy, lễ tân mà muốn ngồi chơi xơi nước?".
"Phòng có 2 người, mấy việc đấy là trách nhiệm chung của cả phòng, chia nhau việc mà làm. Bạn kêu ca mấy vấn đề đấy không thuộc hợp đồng thì nên nghỉ cho khỏe và nên chuyển nghề luôn. Chứ đã hành chính mà lại còn ngại mấy cái việc đấy thì đi đâu cũng bị đuối thế thôi".
"Em hiểu được 2 chữ "hành chính" không? Với vị trí nhân viên hành chính thì những việc này là hoàn toàn bình thường em nhé, chỉ là chị quản lý kia không biết cách nói chuyện với em thôi. Các công việc này thì dù đi công ty nào em cũng phải làm thôi, đừng mơ mộng".
Hiện tại, các bình luận tương tự như trên vẫn cứ xuất hiện đều đều khiến cho câu chuyện thú vị của nàng lễ tân trở nên "hot" hơn bao giờ hết. Thôi thì hy vọng, qua các ý kiến tương tự như trên, cô nàng nhân vật chính sẽ tìm được hướng giải quyết tốt nhất cho mình: Chấp nhận làm tiếp và xem các việc kia là trách nhiệm của mình, không chấp nhận làm và cứ thế dứt áo ra đi...
Riêng chị em công sở khác, chị em nghĩ sao về câu chuyện này?
Theo Trí Thức Trẻ
Vượt qua vòng phỏng vấn của công ty trong mơ, 1 tháng sau nàng công sở bị "đá" với lý do bất ngờ Lý do hy hữu đến mức khó tin, cho nên sự khó tin này đã khiến không ít dân công sở sau khi xem xong câu chuyện liền ngờ vực về sự thật đằng sau đó. Phỏng vấn là "cánh cửa" cam go bắt buộc mọi dân công sở đều phải cố gắng vượt qua để được bước chân vào môi trường làm...