Đà Nẵng thúc tiến độ thực hiện nghiên cứu quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến 2030
Liên doanh Công ty Sakae Corporate Advisory và Công ty Tư vấn Surbana Jurong (đơn vị tư vấn) vừa có báo cáo về thiết kế chiến lược phát triển kinh tế để xem xét, sửa đổi quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
UBND TP Đà Nẵng vừa đề nghị các sở, ban, ngành gửi nội dung bổ sung, điều chỉnh, góp ý bằng văn bản đến đơn vị tư vấn; đồng thời, đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện, chọn lọc những đặc điểm của Đà Nẵng và nắm bắt các xu thế phát triển của khu vực Đông Nam Á và châu Á nhằm xây dựng thành phố Đà Nẵng đạt các mục tiêu như Nghị quyết số 43-NQ/TW đề ra.
UBND đà Nẵng còn đề nghị đơn vị tư vấn có những buổi làm việc tiếp theo với Sở Kế hoạch và Đầu tư để đẩy nhanh tiến độ triển khai việc lập chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cũng như đồ án quy hoạch tổng thể, để có thể phê duyệt vào cuối tháng 2/2020 và công bố vào “Tọa đàm Mùa xuân 2020″.
Trước đó, Thủ tướng đã ban hành Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phạm vi nghiên cứu trực tiếp là toàn bộ địa giới hành chính thành phố Đà Nẵng với tổng diện tích 128.543 ha.
Theo đó, phạm vi nghiên cứu trực tiếp là toàn bộ địa giới hành chính thành phố Đà Nẵng với tổng diện tích 128.543 ha; phạm vi nghiên cứu gián tiếp là khu vực các địa phương và vùng kinh tế liền kề với thành phố.
Mục tiêu quy hoạch được xác định là phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố cấp quốc gia, hiện đại; là đô thị trung tâm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng miền Trung và Tây Nguyên; phát triển không gian thành phố theo hướng toàn diện và bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Đà Nẵng là đô thị loại I trực thuộc trung ương, trung tâm kinh tế lớn của quốc gia về du lịch, công nghiệp, thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia…
Video đang HOT
Dự báo đến năm 2020, dân số thành phố Đà Nẵng khoảng 1,6 triệu người; đến năm 2030 khoảng 2,5 triệu người (cả quy đổi). Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2020 khoảng 20.010 ha (trong đó đất dân dụng khoảng gần 8.660 ha); đến năm 2030 khoảng 37.500 ha (trong đó đất dân dụng là 15.500 ha).
Những yêu cầu trọng tâm nghiên cứu trong nội dung điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng là: rà soát tổng thể về nội dung quy hoạch chung đã được phê duyệt năm 2013; dự báo các quy hoạch trên địa bàn thành phố đã được lập và phê duyệt; rà soát định hướng phát triển không gian đô thị, quy hoạch sử dụng đất, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xã hội của thành phố.
Bên cạnh đó, dự báo các nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, trong bối cảnh phát triển của khu vực, các cơ hội phát triển mới; đề xuất các giải pháp chiến lược để khắc phục những tồn tại bất cập về quá tải hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội; các vấn đề môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu…
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về hạ tầng kỹ thuật như đấu nối các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ; xác định hướng tuyến các đường sắt cao tốc Bắc Nam đi qua thành phố, đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, hệ thống các tuyến vận tải đường biển, đường sông… Đồng thời, nghiên cứu đề xuất các khu vực tạo điểm nhấn kiến trúc để tạo bản sắc riêng cho thành phố; đề xuất các quy định quản lý, hướng dẫn kiểm soát phát triển, làm cơ sở xây dựng quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc trên địa bàn phù hợp theo từng giai đoạn.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
"Nhiều người muốn thu hồi danh hiệu khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm"
Đây là thông tin được ông Đỗ Viết Chiến, Nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị chia sẻ tại Tọa đàm "Phát triển các khu đô thị: Thực trạng và Xu hướng".
Ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp Hội Bất động sản Việt Nam, người có thể được coi là "cha đẻ" của đồ án quy hoạch Linh Đàm cho biết, bài toán đô thị như hiện nay cần có sự tham vấn của các nhà đầu tư, nhà chức trách, doanh nghiệp.
Ông Chiến cho biết, Linh Đàm có thể coi như tác phẩm đầu tay khi tôi về Hà Nội đầu thập niên 1990. Thời đó, nó có tên Khu Dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm. Hơn 100 hecta thì có đến 74 hecta dành cho quy hoạch mặt nước, hồ Linh Đàm là hồ móng ngựa. Chính dự án hồ Linh Đàm năm 1994 sau đó đã được giải thưởng kiến trúc quốc gia và giải thưởng Thăng Long của Hà Nội, khi đó là đứa con tinh thần, gửi gắm rất nhiều tâm tư vào tác phẩm này. Linh Đàm là một trong hai khu đô thị kiểu mẫu được Bộ Xây dựng công nhận, sau này Linh Đàm không được quy hoạch đến nơi đến chốn, cho đến giờ nhiều người muốn thu hồi danh hiệu đó lại, tôi thấy rất buồn.
"Một tác phẩm kiến trúc dù dưới dạng nhỏ nhất là một công trình cũng nên ở dạng để đời, mà chỉ sau vài chục năm đã không còn nhìn ra hình hài, đó chính là một trong những thực trạng đau buồn. Lỗi không phải do các nhà quy hoạch. Linh Đàm chỉ là một ví dụ mà còn rất nhiều khu đô thị khác rơi vào tình trạng này, lỗi do khâu quản lý cuối cùng. Định hướng quy hoạch ban đầu một kiểu nhưng sau đó sau các lần điều chỉnh lại méo mó hết", ông Chiến nhấn mạnh.
Cũng theo ông Chiến, các đô thị lớn của cả nước đều rơi vào tình trạng tương tự. Trong hệ thống hơn 800 đô thị lớn nhỏ, với các đô thị lớn từ loại III trở lên tôi đều đã từng đến, vấn đề của Linh Đàm phổ biến trên đô thị khắp nước. Nếu mình tìm được nguyên nhân như vậy rồi thì chữa trị cũng phải bắt nguồn từ nguyên nhân này.
Với Linh Đàm ban đầu là khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở, khi đó phải trích ra một khu đất ở Đại Từ, phía đuôi vành đai 3 để dành cho giãn dân, cái chính là khu dịch vụ tổng hợp. Mục tiêu tạo ra khu vui chơi giải trí của toàn bộ khu vực phía Nam.
"Lúc đó chúng tôi không hề muốn đưa nhà ở vào như bây giờ. Sau này không biết còn khu nào như thế này đâu. Đến bây giờ, chỉ riêng 1 miếng đất con con mà có đến 12 tháp, điều này gây phá vỡ hết quy hoạch", ông Chiến nói.
Trước năm 2006, Linh Đàm có thể coi là ví dụ nổi bật. Năm 1994 được phê duyệt giao đất, sau đó 2 năm là xây dựng, tháp 9 tầng đầu tiên của Hà Nội có thang máy gây ấn tượng với mọi người.
Sau năm 2006, Nghị định 02 của Chính phủ về khu đô thị mới được ban hành. Đô thị mới khác hẳn với đô thị. Hành chính là thị xã, thị trấn, về góc độ đô thị thì nó là đô thị đặc biệt. Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh coi là đô thị đặc biệt. 19 đô thị loại 1 và khoảng 24 đô thị loại 2. Tổng số đô thị từ loại I đến hết loại IV chỉ khoảng 30%, còn lại là đô thị các loại còn lại.
"Ngày hôm qua vẫn con trâu, cái cày, lập tức thành đô thị. Đó không phải do các nhà quy hoạch mà do khâu tổ chức thực hiện có vấn đề. Khi Chính phủ ban hành Nghị định 02, nhiều thay đổi cần phải được làm rõ. Nhiều người nói khu nhà ở với khu đô thị nhưng lại không phân biệt được giữa hai loại hình này. Khu đô thị mới chỉ từ năm 2006 Chính phủ mới ban hành. Như vậy, đô thị với khu đô thị là hai loại hình khác hẳn nhau", ông Chiến cho hay.
Khu đô thị hiện nay không quy định về quy mô bao nhiêu, vì thế rất tùy tiện. 5,7 hecta, hay 20 hecta hay vài trăm hecta, diện tích bao nhiêu là đủ? Trong khi đó theo quy định cần phải đảm bảo đủ hạ tầng xã hội, hạ tầng sinh hoạt.
Ông Đỗ Viết Chiến cũng cho biết theo đúng về góc độ quy hoạch khu đô thị bắt buộc hạ tầng quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng nhà ở phải đồng bộ.
Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 02, ban hành quy chế về đô thị mới. Sau đó, các nhà đầu tư cứ thấy ở đâu có đất mới thì xin phép đo để làm dự án. Thậm chí, có thực trạng một số nhà đầu tư sẵn sàng "lót tay" để được cấp vị trí đất đẹp. Đây chính là vùng "tối" trong phát triển đô thị.
Cũng vì tình trạng phát triển theo nhu cầu của nhà đầu tư này, mà quy mô khu đô thị không được quy định đồng nhất, dẫn đến có khu đô thị rộng hàng trăm, hàng nghìn hecta nhưng cũng có những khu chỉ vài chục hecta.
"Bây giờ phải đầu tư theo quy hoạch và có kế hoạch. Thứ hai là không mở rộng đô thị một cách tràn lan. Theo đó, tôi cho rằng, mảng cơ chế chính sách giờ đây gần như đã bao phủ toàn diện", ông Chiến chốt lại vấn đề.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
Bất động sản Long Thành hưởng lợi từ dự án sân bay Khu vực gần dự án sân bay quốc tế Long Thành đang nhận được sự quan tâm lớn của các đơn vị phát triển dự án, Long Thành Central là một trong những điển hình. Vị trí đắt giá Có nhiều yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của dự án. Trước tiên, Long Thành Central nằm trong lõi đô thị thông minh...