Đà Nẵng: Nông dân không trồng được trên đất của mình là bất hợp lý
Ngày 4/3/2020, lãnh đạo Thành ủy, UBND đã có buổi làm việc với Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng. Dự buổi làm việc có ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng, ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND thành phố…
Ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng tới dự và chỉ đạo hội nghị.
Báo cáo tổng kết nêu rõ, năm 2019, Hội Nông dân TP. Đà Nẵng đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động bám sát các nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền vận động hội viên thi đua thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao.
Theo đó, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi có 5794 hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp (trong đó: cấp Trung ương có 32 hộ; cấp Thành phố có 342 hộ; cấp quận, huyện có 1381 hộ và cấp xã có 4039 hộ). Năm qua, các cấp Hội Nông dân cũng đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ hội viên làm giàu, giảm nghèo bền vững.
Tổng dư nợ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) Thành phố đạt quy mô 34,39 tỷ đồng với 174 dự án cho 1486 hộ vay. Hội hỗ trợ nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, phối hợp với các sở liên ngành tổ chức các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi; tổ chức các phiên chợ nông sản; các buổi tọa đàm kết nối cung cầu….
Video đang HOT
Tại hội nghị, ông chí Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng nhận định, những năm qua, Hội Nông dân thành phố đã chỉ đạo, hỗ trợ nông dân trên địa bàn một cách kịp thời và có hiệu quả. Bằng chứng là ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản suất mang lại hiệu qua kinh tế cao, nâng cao đời sống cho người dân.
“Trong những năm qua TP đã quan tâm, đầu tư huyện Hòa Vang trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân đã đóng vai trò to lớn góp phần thay đổi bộ mặt của huyện Hòa Vang như ngày hôm nay. Tuy nhiên, nhìn một cách thực tế, tại đây, còn rất nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang, chúng ta phải làm sao để người dân khai thác quỹ đất để sinh lợi, phục vụ đời sống cho người dân. Hội Nông dân cần khai thác tối đa hiệu quả trên quỹ đất này. Nhiều nông dân sống trên đất của mình nhưng không trồng rau, quả được là sự bất hợp lý”, ông Lê Trung Chinh nói.
Ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho rằng, Hội Nông dân cần hỗ trợ người dân khai thác quỹ đất nông nghiệp bỏ hoang để sinh lợi.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 như hiện nay đã tác động rất lớn đến kinh tế, “Hội Nông dân cần tự cứu lấy mình, thực hiện tuyên truyền rộng rãi đến người dân, hưởng ứng phong trào “ Người Việt dùng hàng Việt”, ông Chinh nói thêm.
Về dự phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng ghi nhận đánh giá cao những kết quả mà Hội Nông dân thành phố đã đạt được trong năm 2019. Đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm mà các cấp Hội Nông dân cần triển khai thực hiện trong năm 2020.
Ông Nguyễn Văn Quảng đề nghị: Hội Nông dân cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, hội viên nông dân. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được cần tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, thường xuyên chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và các mô hình sản xuất mới, hiệu quả cho nông dân.
“Theo quan điểm của tôi, trong các hội viên chúng ta cần phải có sự sàng lọc, chọc lựa kỹ càng bởi chỉ khi lực lượng tốt thì công tác triển khai mới tốt được, không để tình trạng lấy lượng thay chất. Hội Nông dân cần là lực lượng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho nông dân. Khi nông dân cần chúng ta có, khi nông dân khó chúng ta hỗ trợ”, ông Nguyễn Văn Quảng – Phó Bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng nhấn mạnh.
Theo Danviet
90 năm Đảng bộ TP Hà Nội: Không ngừng đổi mới tư duy và hành động
90 năm ra đời và phát triển, Đảng bộ TP Hà Nội luôn ý thức rõ trọng trách của mình với Đảng và dân tộc. Dù trong hoàn cảnh nào, khó khăn đến đâu, cấp ủy, tổ chức Đảng và đảng viên Thủ đô luôn phát huy tinh thần đoàn kết, gương mẫu, đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại buổi làm việc với Đảng ủy Khối doanh nghiệp HàNội. Ảnh: Phạm Hùng
1. Theo các tư liệu lịch sử Đảng bộ TP Hà Nội, chưa đầy 2 tháng sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ngày 17/3/1930, tại số nhà 42 Hàng Thiếc (Hoàn Kiếm), cơ sở cộng sản đầu tiên của Đảng bộ Hà Nội được hình thành. Ban Chấp hành lâm thời được thành lập, đồng chí Đỗ Ngọc Du - Bí thư Xứ ủy Đông Dương Cộng sản Đảng kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội đến cuối tháng 4/1930. Tháng 6/1930, đồng chí Trần Văn Lan triệu tập cuộc họp tại số nhà 177 Hàng Bông chính thức thành lập Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội. Tại đây, đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ được cử làm Bí thư đầu tiên.
Trải nghiệm trong thực tiễn lãnh đạo phong trào cách mạng, Đảng bộ Hà Nội đã trở thành lực lượng nòng cốt cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tiếp đó, khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của T.Ư Đảng, Đảng bộ cùng quân, dân Thủ đô đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu giam chân địch trong 60 ngày đêm để T.Ư Đảng và Chính phủ an toàn rút lên chiến khu Việt Bắc. Từ thực tiễn những ngày khói lửa, đầy gian khổ, hy sinh ấy, có thể rút ra những bài học quý báu về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Hà Nội và những bài học ấy còn đậm giá trị cho hôm nay.
Trong suốt chặng đường những năm đầu hình thành và phát triển, Đảng bộ TP Hà Nội đã để lại những mốc son lớn trong lịch sử, góp phần vào tháng lợi của các cuộc kháng chiến lớn của dân tộc. Những năm đầu, mặc dù số lượng đảng viên còn ít ỏi, nhưng mỗi đảng viên đều nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu, mỗi chi bộ đã thật sự là hạt nhân tổ chức, lãnh đạo đoàn kết mọi tầng lớp Nhân dân trong cuộc đấu tranh với kẻ thù để giữ vững chế độ dân chủ Nhân dân, bảo vệ Đảng và Chính phủ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao. Sức chiến đấu của chi bộ Đảng chính là sự thống nhất ý chí và hành động của đảng viên dưới ngọn cờ vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của đất nước, vì tương lai tươi sáng của dân tộc mà mỗi đảng viên đã một lòng tin tưởng, trung thành với Đảng và Nhân dân. Những bài học về thống nhất tư tưởng để hành động trong toàn Đảng bộ, về vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng cơ sở vẫn mang ý nghĩa thời sự cho tổ chức và hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng.
2. Từ năm 1986 đến nay, Hà Nội luôn gương mẫu đi đầu cùng đất nước tiến hành sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Hà Nội sau gần 35 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử: Kinh tế - xã hội từng bước tăng trưởng, vượt qua những thách thức của suy thoái kinh tế thế giới; dáng vóc Thủ đô đã đổi thay khá nhiều; chất lượng cuộc sống của Nhân dân ngày càng được cải thiện; an ninh, quốc phòng được giữ vững; hội nhập quốc tế ngày được mở rộng.
Thành tựu đạt được đó đã khẳng định mạnh mẽ sức vươn lên của Thủ đô anh hùng, nhất là dấu ấn trong thực hiện quyết định lịch sử của Đảng và Nhà nước về điều chỉnh địa giới hành chính TP rộng lên gấp hơn 3 lần kể từ ngày 1/8/2008. Đảng bộ Hà Nội đã không ngừng đổi mới tư duy và hành động, tập trung khai thác các nguồn lực phát triển, đưa kinh tế Thủ đô vượt qua suy thoái, phát triển mạnh mẽ cả bề rộng và chiều sâu với mức tăng trưởng bình quân hằng năm cao hơn mức bình quân của cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hà Nội năm 2019 đạt 7,46%. Đặc biệt, từ năm 2018, Hà Nội đã vươn lên trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. TP luôn quan tâm phát triển hài hòa, không để mất cân đối giữa các vùng, các khu vực; nhất là khu vực nông thôn. Nhờ vậy, Hà Nội hiện là địa phương đi đầu cả nước về công tác xây dựng nông thôn mới, với 6 huyện và 356/386 xã (chiếm 92,2% tổng số xã) đã đạt chuẩn nông thôn mới, về đích trước 2 năm so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVI.
3. Khẳng định vị thế của một Đảng bộ vững mạnh, trong thời gian qua, Đảng bộ TP Hà Nội đã có nhiều bước đột phá, tạo chuyển biến mạnh trong công tác xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Đổi mới, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những việc khó, việc mới như việc đánh giá cán bộ, ổn định tổ chức cơ sở Đảng, tăng cường vai trò của Đảng trong DN Nhà nước sau cổ phần hóa... là những điểm nhấn mà công tác xây dựng Đảng Hà Nội đã đạt được.
Trong đó, tiếp nối những thành công của nhiệm kỳ trước, Chương trình số 01-CTr/TU (khóa XVI), ngày 26/4/2016 về "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ; tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI), tạo chuyển biến mạnh về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng hệ thống chính trị các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh giai đoạn 2016 - 2020" tiếp tục là Chương trình "xương sống" được thực thi hiệu quả. Thành ủy và các cấp ủy trực thuộc đã triển khai quyết liệt các nhóm nhiệm vụ, giải pháp, các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình bằng các đề án, đề tài, chuyên đề cụ thể, trong đó có nhiều việc mới, việc khó đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn.
Từ kết quả đạt được, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội xác định, trong năm cuối của nhiệm kỳ 2015 - 2020, các cấp ủy tiếp tục tập trung vào những nhiệm vụ còn nhiều khó khăn, trong đó có việc đổi mới sinh hoạt, phát triển đi đôi với nâng cao chất lượng đảng viên. Thực hiện các mục tiêu của Chương trình 01 gắn với thực hiện tốt các nội dung quan trọng như trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; đánh giá cán bộ hàng tháng; xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố tổ chức cơ sở Đảng yếu kém; sàng lọc đảng viên; chống chạy chức, chạy quyền... Đồng thời, một nhiệm vụ xuyên suốt là các cấp ủy nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP và Đại hội XIII của Đảng.
Theo Kinhtedothi
Phú Xuyên dồn lực để về đích trong năm nay Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội về xây dựng nông thôn mới (NTM) và nâng cao đời sống nhân dân, huyện Phú Xuyên đã đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các tiêu chí và đang dồn lực để trở thành huyện NTM trong năm 2020. Huy động hàng nghìn tỷ...