Đà Nẵng: Nối thành công bàn tay bị chém đứt lìa
Các bác sĩ bệnh viện (BV) Đa khoa Đà Nẵng đã phải tiến hành cuộc mổ trắng đêm, ghép kéo dài 7 tiếng từ 23h30 đến 6h30 sáng mới tái lập được tuần hoàn máu và nối ghép thần kinh, hệ thống gân…
Các bác sĩ của Khoa Ngoại Bỏng – Tạo Hình và Ngoại Chấn thương của BV vừa phối hợp ghép nối thành công một ca đứt lìa bàn tay phức tạp và hiếm gặp cho một nam bệnh nhân tên là anh Phan Thế M (31 tuổi, trú tỉnh Quảng Ngãi). Sau ca mổ kéo dài 7 tiếng đồng hồ và nhiều ngày được tích cực theo dõi điều trị hiện bàn tay của anh M đã có dấu hiệu “sự sống”, phản xạ, cử động theo điều khiển của bệnh nhân…
Trước đó, vào khoảng 23h ngày 10-4, bệnh nhân M được chuyển viện từ bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi ra Đà Nẵng trong tin trạng bị chém đứt lìa nửa bàn tay trái và các vết thương khác. Tuy đã được Bệnh viện Quãng Ngãi sơ cứu băng bó vết thương và xử lý bảo quản bàn tay đứt lìa sau đó chuyển vào bệnh viện Đà Nẵng nhưng do mất máu quá nhiều, di chuyển cấp cứu một chặng đường xa nên bệnh nhân M rơi vào tình trạng hôn mê.
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ trực đã nhanh chóng đánh giá mức độ tổn thương và chuẩn bị cho cuộc mổ vi phẫu nối chi đứt rời. Kíp mổ là các bác sĩ Nguyễn Duy Khánh khoa Ngoại Bỏng – Tạo Hình và bác sĩ Nguyễn Văn Hòa khoa Ngoại Chấn thương đã tiến hành cuộc mổ kéo dài 7 tiếng từ 23h30 đến 6h30 để tái lập tuần hoàn máu và nối ghép thần kinh, hệ thống gân… Sau mổ, bệnh nhân tiếp tục được bác sĩ Khánh theo dõi sát và điều chỉnh kịp thời các thông số về chức năng đông máu để đảm bảo sự lưu thông đầy đủ cho bàn tay.
Bàn tay đứt lìa của bệnh nhân Phan Thế M. đã hồi phục sau ca phẫu thuật ghép nối thành công.
Theo bác sĩ Nguyễn Duy Khánh, đây là một trường hợp khó vì ở nửa bàn tay các mạch máu và thần kinh đã phân chia và nhỏ hơn nên đòi hỏi kỹ thuật phải chính xác. Qua 12 ngày điều trị, bàn tay tiến triển tốt và trong quá trình điều trị không xảy ra phù nề hay nhiễm trùng, các xét nghệm và siêu âm mạch máu cũng cho biết các sự lưu thông mạch đã ổn định và bệnh nhân sẽ sớm được xuất viện. Bệnh nhân sẽ được tập phục hồi chức năng và các biện pháp khác để nhanh chóng cải thiện chức năng của bàn tay được nối.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một kinh nghiệm sơ cứu bảo quản cơ bản mà bệnh nhân và người hỗ trợ cấp cứu nên biết nếu gặp phải trường bị đứt lìa tứ chi là khi xử lý bảo quản chi đứt lìa và nếu phải di chuyển xa nên nhớ giờ vàng là trước 6 tiếng, bộ phận đứt lìa được rửa sạch, lau khô, bỏ vào trong túi ni lông buộc kín, sau đó bỏ vào trong nước mát, có thể bỏ thêm vài viên đá lạnh trong nước.
Hiện nhiều người nhà bệnh nhân có cách bảo quản chi rất sai lầm đó là để trực tiếp phần chi bị đứt trong đá lạnh… Việc này vô tình sẽ làm chi đứt lìa bị bỏng lạnh, dẫn đến thất bại sau nối chi, bệnh nhân có thể sẽ vĩnh viễn không được cứu phần chi bị đứt.
Theo www.phunutoday.vn
Mộc nhĩ cực tốt cho sức khỏe nhưng những người này thì nên tránh xa
Mộc nhĩ không chỉ là thực phẩm mà còn là loại thuốc có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể ăn được mộc nhĩ.
Mộc nhĩ là thực phẩm phổ biến trong nhiều gia đình và cũng là một loại thuốc bổ trong đông y rất tốt cho sức khỏe.
Mộc nhĩ còn gọi là vân nhĩ, thụ kê, nhĩ tử, mộc nga... có hình dạng tựa tai người, màu nâu sẫm đến đen, mọc trên các thân cây mục. Nó có kết cấu tựa như cao su, tương đối cứng và giòn, mặt bên ngoài màu nâu nhạt, có lông mịn, mặt bên trong nhẵn, màu nâu sẫm.
Mộc nhĩ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như protit, chất khoáng và vitamin. Trong 100g mộc nhĩ có chứa 10,6g protit, 0,2g lipit, 65,5g glucit, 201mg canxi, 185mg sắt, 185mg photpho, 0,03mg caroten, 0,15mg vitamin B1, 0,55mg vitamin B2, 2.7mg vitamin B3. Mộc nhĩ có hàm lượng sắt rất cao, nhiều hơn hẳn các loại thực phẩm vốn chứa nhiều sắt khác như rau cần, gan lợn...
Mộc nhĩ có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, ức chế sự kết dính của các tiểu cầu, ngừa xơ cứng động mạch, phòng bệnh mạch vành, là loại thuốc chống đông máu tự nhiên.
Vì mộc nhĩ có chứa các thành phần như lecithin, cephalin, plasmalogen và phosphatidyl serin, axit nucleic nên nó giúp hạ thấp hàm lượng cholesterol trong gan và huyết thanh động vật, ngăn ngừa sự tích mỡ ở thành động mạch và sự hình thành huyết khối do xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, mộc nhĩ còn có tác dụng chống oxy hóa. Các nhà khoa học Mỹ còn cho biết làn da của bạn sẽ trở nên mịn màng, tươi sáng hơn nếu thường xuyên ăn mộc nhĩ và nó cũng là loại thực phẩm dành cho những người muốn giảm cân.
Vì có quá nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nên không ít người thường xuyên ăn mộc nhĩ để bồi bổ thể lực. Tuy nhiên thực tế bất cứ thực phẩm nào ăn nhiều cũng không tốt và có thể bất lợi với một số người.
Vì có công dụng ngăn ngừa đông máu, giúp máu dễ lưu thông hơn nên những người bị loãng máu, hay bị chảy máu không nên ăn mộc nhĩ. Ví dụ, những người bị xuất huyết não, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên sau khi xuất huyết não tuyệt đối phải tránh xa món mộc nhĩ. Ngay cả sau khi đã khỏi bệnh một thời gian, họ cũng không nên ăn với số lượng lớn.
Ngoài ra, những người chuẩn bị hay sau khi phẫu thuật hoặc mới chữa răng cũng nên tránh ăn nhiều mộc nhĩ. Những người đi vệ sinh ra máu hay chảy máu mũi cũng nên hạn chế.
Mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người bị tiêu chảy, tiêu hóa kém, hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.
Người hay bị dị ứng cũng không nên ăn mộc nhĩ tươi. Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu sáng của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì thế những người này nên ăn nấm đã qua xử lý và sấy khô. Vì sau khi phơi khô, hầu hết các porphyrins sẽ bị phân hủy.
Theo Minh Minh
Dịch từ Health/People.cn
Khám Phá
Vụ ngộ độc nghi do rượu tại Quảng Nam: Thêm 9 người nhập viện Thêm 9 người phải nhập viện theo dõi trong vụ ngộ độc nghiêm trọng nghi do rượu xảy ra tại huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam). Các nạn nhân ngộ độc nghi do uống rượu đang được theo dõi tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang. Ảnh: CTV Tối 16.3, trao đổi với PV, ông A Lăng Mai - Chủ tịch UBND...