Đà Nẵng – nơi giao thoa nhiều nền ẩm thực độc đáo
Đà Nẵng được biết đến là thành phố đáng sống, thành phố của những cây cầu mang đặc trưng riêng của con người nơi đây.
Không những vậy, Đà Nẵng còn hội tụ tinh hoa ẩm thực của nhiều vùng miền trên cả nước bằng nhiều con đường khác nhau, khiến du khách đến với nơi đây đều không thể bỏ qua việc thưởng thức các món ngon đến từ mọi miền.
Đà Nẵng nổi danh với nền ẩm thực phong phú nhất dải đất miền Trung. Nhắc đến ẩm thực Đà Nẵng thì du khách sẽ nghĩ ngay đến các món hải sản ngon tuyệt. Tuy nhiên, Đà Nẵng cũng là vùng đất giao thoa, hội tụ ẩm thực của cả ba miền, cho nên cũng khó để tìm một sản phẩm riêng biệt tạo thành đặc trưng.
Ẩm thực Đà Nẵng mang hơi thở của vùng văn hóa trên cả nước. Các món ăn tại đây đã đến với Đà Nẵng bằng nhiều con đường khác nhau, khi người tứ xứ đổ về mảnh đất Đà thành sinh sống và lập nghiệp, họ mang theo những hương vị quê nhà đến nơi này. Ban đầu thì các món ăn chỉ phục vụ cho những người xa quê sinh sống trên mảnh đất Đà Nẵng. Qua thời gian, những món ăn đó mang hương vị quen thuộc và đã trở thành một phần không thể thiếu trong nét ẩm thực đa dạng của thành phố du lịch nổi tiếng.
Bánh xèo – Nét ẩm thực tinh túy của những người con Đà Nẵng
Du khách khi đến với Đà Nẵng có thể thưởng thức được món ngon, những nét ẩm thực của 3 miền Bắc – Trung – Nam ngay tại Đà Nẵng do chính người dân từ các địa phương đó mang đến, thuê địa điểm mở quán ăn, biến tấu cho phù hợp với khẩu vị địa phương. Đặc biệt, dấu ấn của ẩm thực Huế thể hiện khá rõ nét.
Ẩm thực Huế
Trong danh sách những quán ăn ngon mà người Đà Nẵng hay đề nghị du khách nếm thử khi đến thành phố mình, đa số là những món đặc trưng mang phong vị xứ Huế. Từ bún bò, bún mắm nêm, bún thịt nướng, bún hến, cơm hến đến các loại bánh như ít bèo, nậm, lọc, bánh ép cùng vô số loại chè như đậu ván, đậu ngự, khoai môn, bông cau…đều đậm chất Huế. Những đặc tính giúp phân biệt được món ăn xứ Huế chính là vị đậm đà và cay. Nhưng khi vào đến Đà Nẵng, những đặc tính đó đã phần nào phai nhạt cho phù hợp với khẩu vị của vùng đất mới.
Bún bò Huế là món ăn du nhập vào Đà Nẵng từ lâu và trở thành một phần không thể thiếu trong nền ẩm thực xứ Đà
Video đang HOT
Ẩm thực Quảng Nam
Nằm cách thành phố Đà Nẵng không xa, dù không mang nhiều nét nổi trội như ẩm thực Huế, song ẩm thực Quảng Nam vẫn góp phần tô điểm cho nền ẩm thực xứ Đà Thành. Những món ăn mang hương vị xứ Quảng nằm với 4 món chủ lực: cao lầu, mì quảng, cơm gà và hủ tiếu.
Khác với Huế cách một cái đèo, Quảng Nam nối liền với Đà Nẵng nên khi mang những đặc trưng ẩm thực xứ Quảng đến với người dân Đà thành, hương vị trong mỗi món ăn vẫn nguyên vẹn từ cách nêm nếm, nguyên liệu, gia vị. Điều này khiến cho du khách mỗi khi thưởng thức tô mì Quảng hay cao lầu cảm nhận được sự đậm đà của món ăn không khác gì ăn ở chính quê hương nó. Điểm khác biệt ở đây là do cách trang trí món ăn hấp dẫn hơn và dường như tô mì Quảng ở Đà Nẵng nhiều hơn so với Quảng Nam.
Mì quảng cũng là món ăn du nhập từ tỉnh Quảng Nam để tới với nền ẩm thực Đà Nẵng
Ẩm thực Hà Nội
Ngoài không gian ẩm thực Huế, Quảng Nam tại Đà Nẵng, ẩm thực miền Bắc cũng là yếu tố giúp cho nền ẩm thực Đà thành trở nên phong phú, đa dạng nhưng chất Bắc vẫn được giữ nguyên hương vị vốn có. Không khó để bắt gặp những hàng phở Hà Nội, phở Nam Định, bún chả, bún ốc, bún đậu mắm tôm,…từ ngoại thành cho đến nội thành. Những món ăn dần dà đã trở nên quen thuộc với thực khách địa phương và du khách đến với Đà Nẵng.
Bún chả của người Hà Nội cũng là một món ăn quen thuộc ở Đà Nẵng
Ẩm thực nhiều tỉnh thành khác
Bản đồ ẩm thực của Đà Nẵng ngày càng được mở rộng khi các món ăn tỉnh khác như nem nướng Nha Trang, bánh xèo tôm nhảy Bình Định, bánh xèo Quảng Ngãi, bánh canh Quảng Bình, cháo bột Quảng Trị, lươn Nghệ An hay chả cá Lã Vọng (Hà Nội) cũng được lòng du khách đến Đà Nẵng.
Bê thui cầu Mống cũng là một món ăn đặc sắc ở Đà Nẵng mang hơi hướng vùng miền khác Ngoài ra,
Đà Nẵng cũng có những món mà chỉ mỗi nó mới có, mang thương hiệu như: bánh tráng cuốn thịt ba chỉ 2 đầu, chả bò, bún lòng, bún chả cá, cháo chả, bò tơ cầu Mống, các quán nhậu với đầy hải sản tươi ngon dọc bờ biển Mỹ Khê. Các món ăn vặt tại đây cũng được lòng du khách như: ốc hút, mít trộn,…tất cả đều được chế biến theo khẩu vị riêng của người Đà Nẵng.
Sự giao thoa của nhiều nền ẩm thực khác nhau khiến cho ẩm thực Đà Nẵng trở nên khó nắm bắt đối với du khách. Những đặc trưng trong món ăn dễ bị bão hòa bởi sự pha trộn nhiều nét văn hóa từ nhiều vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là thế mạnh nếu Đà Nẵng khai thác đúng hướng để phát triển ẩm thực Đà thành với sự hội tụ của ba miền, Đà Nẵng sẽ là nơi thu hút đông đảo khách du lịch.
Gỏi lá Kon Tum - món ăn đặc sắc của người Ba Na với hơn 30 loại lá rừng
Sử dụng thịt, tôm và nước chấm, thế nhưng món gỏi đặc biệt ở Kon Tum lại sử dụng hơn 30 loại lá rừng để cuốn khiến ai một lần lỡ ăn thì vương vấn cả đời!.
Gỏi lá Kon Tum là món đặc sản nổi tiếng mà bất cứ ai đến đây đều phải thưởng thức.
Giữa cái thời tiết se lạnh của núi rừng Kon Tum, còn gì đặc biệt khi được ngồi quay quần bên nhau thưởng thức món gỏi lá của người Ba Na.
Chẳng ai biết món gỏi lá Kon Tum có từ bao giờ. Chỉ nghe mọi người nói với nhau rằng, mãi khi người kinh đặt chân khám phá mảnh đất này, người đồng bào bản địa - người Ba Na đã tiếp đãi các thượng khách món ăn với hàng chục loại lá rừng.
Hơn 30 loại lá rừng tươi rói được sắp đặt khéo léo trên bàn.
Vậy bên trong món gỏi lá Kon Tum có gì đặc biệt khiến bao người mê mẩn. Có lẽ, sự cuốn hút nằm ở chính các loại lá rừng mà bạn sẽ đếm không xuể.
Nào trâm, ngành ngạnh đỏ, mật gấu, lá bứa, từ đại bi... hay các loại lá dễ tìm hơn như chùm ruột, ngũ gia bì, lá sung, lá ổi, lá xoài, đinh lăng, càng cua, tía tô, lá mơ, lá cải... Tất cả được xếp chung trên một cái mẹt một cách khéo léo.
Gỏi lá Kon Tum không thể thiếu thịt heo, tôm và bì lợn.
Và dĩ nhiên, gỏi lá Kon Tum không thể thiếu thịt heo mọi, tôm và thứ nước chấm bí mật làm nên cái vị đặc biệt của gỏi lá.
Cách thưởng thức gỏi lá khá thú vị. Đầu tiên, người ăn chọn vài chiếc lá xếp chồng lên nhau. Tiếp đến, đặt lát thịt luộc, bì lợn, tôm rồi chan nước chấm.
Từng chiếc lá được xếp chồng lên nhau, cuốn thêm vài lát thịt heo, tôm và bì lợn.
Mỗi miếng cuốn thêm trái ớt xanh hoặc tiêu xanh. Tất cả sau đó mới đưa vào miệng thưởng thức.
Nước chấm gỏi lá được chế biến theo công thức riêng, có mùi vị đặc biệt.
Tùy theo khẩu vị của thực khách, mỗi chiếc lá lại chứa một vị cay, thơm, chua, ngọt đắng. Cứ như thế, người ăn sẽ lựa chọn và thưởng thức toàn bộ những chiếc lá có trên bàn.
Món cà đắng da trâu món ăn đặc sắc Tây Nguyên - Đặc sản xứ Lâm Đồng Già làng (kra bon) K'Dui ở Di Linh đã triết lý về ẩm thực K'Ho thế này: "Trước kia, dẫu sống biệt lập giữa núi rừng, nhưng không vì thế mà người K'Ho thiếu đi những thức ăn ngon, bổ dưỡng và độc đáo. Nguyên liệu của các món ăn chủ yếu được lấy sẵn từ đại ngàn; vậy nên, đã sản sinh...