Đà Nẵng: Người dân tự ý cho chất cấm để làm đẹp măng
Người dân Đà Nẵng tự ý cho chất cấm để làm đẹp măng, đây là chất màu tổng hợp chỉ được sử dụng trong công nghiệp để nhuộm vải, giấy, gỗ…
Liên quan đến chất cấm Auramine o (còn gọi chất vàng ô) dùng để nhuộm vải, giấy, gỗ được một số tư thương ở thành phố Đà Nẵng dùng để nhuộm măng tươi cho bắt mắt, chiều 1/4, lãnh đạo Chi cục Quản lý Chất lượng Nông – Lâm – Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng cho biết các chất này là do các hộ buôn bán tại chợ tự mua chứ không phải xuất phát từ các cơ sở chế biến.
Măng được bày bán ở chợ Đà Nẵng.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 31/3, thực hiện đợt tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông- lâm- thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đà Nẵng tiến hành kiểm tra, lấy 25 mẫu, gồm: măng tươi, dưa cải tại các chợ và cơ sở chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố, gửi đến Trung tâm phân tích thí nghiệm TP HCM để kiểm tra chất cấm Auramine o.
Kết quả 9 mẫu phân tích có 2 mẫu măng màu trắng tự nhiên không có chất vàng ô, còn 7 mẫu măng tươi có màu vàng đều phát hiện tồn dư chất vàng ô. Đây là chất màu tổng hợp chỉ được sử dụng trong công nghiệp để nhuộm vải, giấy, gỗ… và làm màu sơn quét tường, gây độc cho con người nên cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Ông Nguyễn Tứ, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông- Lâm- Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng cho biết: “Chúng tôi, khi phát hiện mẫu măng thì tham mưu cho Giám đốc Sở mời các đơn vị: Sở Công thương, Sở Y tế, PC 49 để cung cấp thông tin lẫn nhau. Đồng thời, tư vấn để xử lý. Chúng tôi thấy rằng, trong thời gian qua, sự phối hợp cung cấp thông tin từ Trung ương đến địa phương nói chung là tốt. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra thì chúng tôi mong muốn nhiều thông tin cung cấp hơn nữa để chúng tôi trên cơ sở đó chọn lọc, quan sát, kiểm tra, đánh giá và tiến hành thực hiện mẫu để ngăn ngừa sản phẩm độc hại”./.
Đà Nẵng phát hiện 7 mẫu măng có chất cấm
7 mẫu măng tươi màu vàng có tồn dư chất Auramine o (còn gọi chất vàng ô) dùng để nhuộm vải, giấy, gỗ, làm màu sơn quét tường…
Theo_VOV
Nguy hiểm các loại chất cấm gây hại trong chăn nuôi
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện các loại chất cấm được sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm khiến người dân hoang mang.
Các đại biểu tại Hội thảo "Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi" diễn ra tại TP.HCM sáng 28/10. (Ảnh: VOV)
Được biết, chất tạo nạc Salbutamol và Clenbuterol được trộn cùng cám cho heo, gà ăn. Các chất này làm heo tăng trọng nhanh, tiêu biến mỡ và tăng tỷ lệ thịt nạc. Người tiêu dùng ăn phải loại thịt có chất này về lâu dài có thể sẽ bị mắc các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe như: tăng huyết áp, tim đập nhanh, buồn nôn, tác dụng xấu với phụ nữ mang thai, đặc biệt có thể gây ung thư. Đa số chất tạo nạc cấm này đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Để nhận biết thịt có chất tạo nạc, người tiêu dùng cần lưu ý: lớp mỡ nằm giữa lớp da và phần thịt nạc của heo thường không có.
Bên cạnh đó, vẫn tồn tại tình trạng sử dụng các loại kháng sinh như Sulfadimidine, Florfenicol... trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm vượt ngưỡng cho phép, giúp kích thích tăng trọng cho gia súc, hỗ trợ tiêu hóa và phòng bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng các kháng sinh này làm tăng nguy cơ lây lan bùng nổ dịch bệnh cho đàn gia súc. Đồng thời, tồn dư kháng sinh ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng, dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc kháng sinh, về lâu dài là tình trạng kháng thuốc.
Không chỉ đối với gia súc, gia cầm, thủy sản ở nhiều nơi cũng bị lạm dụng thuốc kháng sinh độc hại pha vào nước dùng để nuôi thủy sản, thức ăn để kích thích tăng trưởng và phòng bệnh. Khi dùng quá liều, các kháng sinh này sẽ gây tác hại đối với sức khỏe con người như: dị ứng, ngộ độc, gây các dạng thiếu máu, suy gan, suy thận, ung thư, đột biến gen, ở một số trường hợp đặc biệt có thể dẫn đến tử vong.
Mới đây nhất, vụ việc chất vàng ô sử dụng tạo màu cho công nghiệp dệt, nhuộm, giấy được pha trộn vào để sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi đã bị phát hiện. Chất này có khả năng gây ung thư cho người.
Theo_VTV
Nhập khẩu cao lanh, đất sét, khoáng sét không cần kiểm dịch Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu đất sét, khoáng sét để sử dụng trong các ngành công nghiệp và xử lý môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đồng ý miễn thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với cao lanh, đất sét, khoáng sét. Bộ Nông nghiệp đã có văn bản...