Đà Nẵng ngăn chặn ngộ độc thực phẩm với muỗng không rãnh
Từ chỗ còn nhiều ngần ngại, hàng ngàn nhà hàng, quán ăn ở quận Hải Châu – quận trung tâm TP Đà Nẵng đã hưởng ứng phong trào sử dụng muỗng không rãnh, góp phần ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm do thức ăn còn bám bẩn trên muỗng.
Hàng ngàn hàng quán ở quận Hải Châu, Đà Nẵng đã dùng muỗng không rãnh (trái) thay cho muỗng có rãnh để phục vụ thực khách, góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Việc vận động các cơ sở nhà hàng, quán ăn đường phố sử dụng muỗng không rãnh được UBND quận Hải Châu phát động từ năm 2017; xuất phát từ thực tế lãnh đạo Quận thấy rằng ở các quán ăn có tình trạng thức ăn bám bẩn trong rãnh muỗng, khiến thực khách e ngại không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, Quận đã giao các phường vận động các chủ hàng quán đổi sang sử dụng muỗng không rãnh thay cho muỗng có rãnh, góp phần ngăn chặn ngộ độc thực phẩm.
Trao đổi với PV Dân trí, BS Võ Văn Đông – Trưởng Phòng Y tế quận Hải Châu, Đà Nẵng cho biết: “Khi mới vận động các chủ hàng quán sử dụng muỗng không rãnh cũng gặp nhiều khó khăn. Các chủ quán cho rằng muỗng đã được rửa sạch, trụng nước sôi thì không thể bám bẩn được. Nhưng sau đó, chúng tôi dùng dụng cụ test (nếu nhỏ dung dịch kiểm nghiệm vào thấy đổi màu thì chứng tỏ dụng cụ còn bị bám dầu mỡ, tinh bột) cho thấy những muỗng có rãnh sau khi được rửa bằng cùng một loại nước rửa chén muỗng với muỗng không rãnh, thì muỗng có rãnh còn bám bẩn nhiều hơn. Test thực tế như thế thì người dân họ mới hiểu và ủng hộ nhiều hơn”
Phong trào vận động muỗng không rãnh xuất phát từ thực tế muỗng có rãnh dễ bị bám bẩn thức ăn thừa và khó vệ sinh hơn
Video đang HOT
BS Võ Văn Đông – Trưởng Phòng Y tế quận Hải Châu, Đà Nẵng: Từ chỗ còn ngần ngại, nhiều chủ quán ăn đã ủng hộ việc dùng muỗng không rãnh, để dễ rửa sạch, tránh thức ăn thừa bám bẩn ở rãnh muỗng với hiệu quả thấy rõ
Cái khó nữa là giá thành muỗng không rãnh cao hơn nhiều so với muỗng có rãnh, ví dụ muỗng có rãnh giá 25.000 đồng/chục thì muỗng không rãnh có giá khoảng 60.000 – 70.000 đồng/chục, nên nhiều chủ quán kêu khó. Do đó mà các phường đã vận động các mạnh thường quân hỗ trợ phường cấp phát muỗng không rãnh cho các quán ăn đường phố. Kể từ khi phát động phong trào đến nay, các phường đã cấp phát khoảng 10.000 chiếc muỗng không rãnh; đồng thời, thu hồi gần 1.000 muỗng có rãnh để ngăn các hàng quán tái sử dụng.
Nhiều hàng quán bình dân được các phường ở quận Hải Châu hỗ trợ cấp phát muỗng không rãnh thay thế muỗng có rãnh đã được thu hồi
Sử dụng muỗng không rãnh phục vụ thực khách từ gần một năm nay, chị Nguyễn Thị Bé – chủ quán hủ tiếu trên đường Trần Phú chia sẻ: “Ban đầu, cán bộ phường vận động thế nào thì làm theo thế thôi. Qua thực tế rồi mới công nhận là loại muỗng này dễ rửa sạch với phần tay cầm trơn, phẳng. Còn loại muỗng có rãnh mà quán vẫn dùng trước đây thì dễ bị bám thức ăn vào rãnh, mình rửa không kỹ thì lâu ngày muỗng sẽ bị bám bẩn thấy rõ ở phần rãnh muỗng. Khách tới quán ăn, mình nói cho khách hiểu dùng muỗng không rãnh tốt hơn như thế, người ta cũng vui vẻ, an tâm hơn”
Ghi nhận của Phòng Y tế quận Hải Châu, Đà Nẵng cho biết, ngoài các nhà hàng, thì trên địa bàn quận có khoảng 1.500 quán ăn đường phố. Hiện tại, hầu hết các tuyến phố ẩm thực thường có nhiều du khách đến thưởng thức ẩm thực địa phương như Huỳnh Thúc Kháng Phạm Hồng Thái, Trần Phú… ở quận Hải Châu đều đã sử dụng muỗng không rãnh như quán của chị Bé. Dự tính đến năm 2019, toàn quận phấn đấu vận động tất cả các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn đều sử dụng muỗng không rãnh.
Theo ông Đặng Ngọc Hùng – Trưởng phòng Nghiệp vụ – Ban Quản lý An toàn thực phẩm Đà Nẵng thì việc vận động các quán ăn sử dụng muỗng không rãnh là một sáng tạo có ý nghĩa rất thiết thực trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc xử lý những tồn dư thực phẩm, những mảng bám thức ăn còn sót lại trên các dụng cụ ăn uống như: tô chén, đũa, thìa… sẽ hạn chế được tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Ngoài việc bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ nguồn thức ăn, nguồn nước, nơi chế biến… thì việc thay thế muỗng không rãnh đã thể hiện quyết tâm của chính quyền cũng như ý thức của các chủ quán ăn trong việc ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm từ những khâu nhỏ như thế, góp phần bảo đảm sức khỏe an toàn của thực khách, đặc biệt với quận Hải Châu là quận trung tâm thành phố mỗi ngày đón rất nhiều du khách đến thưởng thức ẩm thực địa phương.
Tâm An
Theo Dân trí
Đắk Lắk: Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm của hàng trăm bệnh nhân
Bà Lê Thị Châu, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đắk Lắk cho biết, hơn 200 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mỳ xảy ra tại Đắk Lắk là do nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Ngày 5/12, bà Lê Thị Châu, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đắk Lắk cho biết, hơn 200 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mỳ xảy ra tại tỉnh Đắk Lắk vừa qua là do nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Theo đó, sau khi phát hiện 215 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mỳ ở một tiệm bánh mỳ tại ngã tư đường Hoàng Diệu - Phan Châu Trinh, thành phố Buôn Ma Thuột, cơ quan chức năng đã lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân và mẫu thực phẩm tại tiệm bánh mỳ để xét nghiệm.
Kết quả cho thấy, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân và mẫu thực phẩm gồm thịt heo, giò chả, nước sốt, bơ, hành phi đều nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Hiện 207 bệnh nhân đã được xuất viện, 8 bệnh nhân vẫn phải điều trị tại các cơ sở y tế. Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang củng cố hồ sơ và xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.
Như TTXVN đã đưa tin, trong các ngày 28, 29/11, nhiều trường hợp ở thành phố Buôn Ma Thuột bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện do ăn bánh mì tại một tiệm bánh mỳ, khu vực ngã tư đường Hoàng Diệu - Phan Châu Trinh, thành phố Buôn Ma Thuột./.
Tuấn Anh
Theo TTXVN
Điện thoại di động bẩn gấp 7 lần bồn cầu vệ sinh Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng chiếc điện thoại di động mà bạn đang sử dụng hàng ngày bẩn gấp 7 lần so với bồn cầu nhà vệ sinh. Mặc dù vậy, một cuộc khảo sát với các nhân viên văn phòng cho thấy 2/5 trong số những người được hỏi mang điện thoại vào nhà vệ sinh ở nơi làm...