Đà Nẵng: Nắng nóng kéo dài, bệnh nhân nhi tăng đột biến
Liên tiếp trong tuần qua, mỗi ngày Bệnh viện Phụ sản – Nhi TP Đà Nẵng tiếp nhận từ 1.150-1.250 trường hợp đến khám, chữa bệnh, trong đó bệnh nhi chiếm hơn 60%.
Theo thống kê của Bệnh viện Phụ sản-Nhi TP Đà Nẵng, trong tuần qua đã có gần 720 ca bệnh nhi nhập viện.
Nắng nóng những ngày qua diễn biến phức tạp khiến bệnh nhi tại Đà Nẵng nhập viện gia tăng. Theo Bệnh viện Phụ sản-Nhi TP Đà Nẵng, chỉ riêng trong tuần qua, số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị tại Bệnh viện dao động từ 1.150-1.250 ca/ngày.
Theo bác sỹ Nguyễn Sơn – Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản – Nhi TP Đà Nẵng, các ca nhập viện chủ yếu là sốt, sốc nhiệt, rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp trên,… Lượng bệnh nhân đến khám và điều trị không chỉ trên địa bàn Đà Nẵng, mà còn có ở các địa phương như: Quảng Nam, Quảng Ngãi,… cũng “đổ” về bệnh viện Phụ sản – Nhi.
Theo Bệnh viện Phụ sản – Nhi TP Đà Nẵng, trong tuần qua đã có gần 720 ca bệnh nhi nhập viện và con số đang tiếp tục gia tăng. Nhiều trường hợp bệnh nhẹ, được các bác sĩ khám, tư vấn chăm sóc tại nhà để giảm tình trạng quá tải bệnh viên.
Trong tuần qua, lượng bệnh nhân đến khám, điều trị tại bệnh viện là1.150-1.250 ca/ngày, trong đó bệnh nhi chiếm hơn 60%.
Khuyến cáo dành cho các phụ huynh, đại diện Khoa khám Đa khoa – cấp cứu, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng cho biết, để hạn chế các trẻ em mắc bệnh vào thời điểm nắng nóng vào mùa hè, phụ huynh cần hạn chế cho con mình ra đường vào thời điểm nắng gắt.
Bên cạnh đó, cần cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là cung cấp nước, vitamin để đề phòng mất nước và suy giảm khả năng đề kháng ở trẻ khi nắng nóng.
Ngoài ra, cần chú ý tránh gây ra tình trạng sốc nhiệt đối với trẻ khi sử dụng điều hòa và chú ý vệ sinh cá nhân hằng ngày cho trẻ, bảo quản thực phẩm tốt để tránh mắc những bệnh về tiêu hóa cho trẻ.
Video đang HOT
Theo viettimes
2 ca tử vong do nắng nóng, bác sĩ BV Lão khoa Trung ương chỉ cách tránh sốc nhiệt, đột quỵ
TS.BS Nguyễn Trung Anh - Giám đốc BV Lão khoa Trung ương cho biết, những ngày nắng nóng vừa qua, số lượng bệnh nhân đến khám và cấp cứu tại BV đã tăng gấp đôi, BV đã bố trí nhiều biện pháp chống nóng cho bệnh nhân.
Đáng chú ý là đã có 2 trường hợp người cao tuổi tử vong do thời tiết quá nắng nóng, bệnh nhân lại không được đưa đi cấp cứu kịp thời.
Ảnh minh hoạ
Thời tiết miền Bắc, trong đó có Hà Nội đang trải qua những ngày hè oi ả, nhiệt độ nắng nóng gay gắt. Người cao tuổi là một trong những đối tượng dễ chịu tác động của thời tiết khắc nghiệt, dẫn đến đổ bệnh. Ghi nhận tại BV Lão khoa Trung ương, TS.BS Trần Quang Thắng - Trưởng khoa Cấp cứu và đột quỵ cho biết, những ngày nắng nóng vừa qua, số ca cấp cứu tăng từ 2 - 3 lần so với bình thường, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 50 - 60 trường hợp bệnh nhân.
Mới đây nhất, có đến 2 trường hợp người cao tuổi tử vong trong cùng một buổi tối do thời tiết quá nắng nóng. Thời điểm nhập viện, qua hình ảnh chụp chiếu cho thấy các bệnh nhân này đều bị xuất huyết não. Các bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng không thể cứu nổi do người nhà đưa đến quá muộn.
Theo TS. Thắng, nắng nóng tác động đến người cao tuổi theo 2 cách là trực tiếp và gián tiếp. Cụ thể, sốc nhiệt là tác động trực tiếp lên người bệnh. Người cao tuổi là một trong những đối tượng bị tác động nhiều nhất do nắng nóng. Lý do là vì cơ thể người cao tuổi kém thích nghi với môi trường nắng nóng.
Đối với những người cao tuổi làm việc hay sinh hoạt dưới trời nắng nóng thường hay bị sốc nhiệt. Sốc nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao thường là trên 40 độ. Và khi ở nhiệt độ này dẫn đến nội môi trong cơ thể, mất nước dẫn đến tổn thương các cơ quan như thần kinh, tạng, kết cục cuối cùng là suy đa tạng dẫn đến tử vong.
Bệnh nhân điều trị tại BV Lão khoa Trung ương.
Còn tác động gián tiếp đó là làm cho các căn bệnh mạn tính có trong người cao tuổi như đái tháo đường, tăng huyết áp thay đổi theo chiều hướng tiêu cực dẫn đến các biến chứng là đột quỵ. Theo điều tra cộng đông của BV Lão khoa Trung ương thì trung bình một người trên 60 tuổi có 3 bệnh mạn tính trở lên chiếm tỉ lệ từ 60 - 70%.
Tránh thói quen dễ dẫn đến sốc nhiệt, đột quỵ
Một đặc điểm ở người cao tuổi Việt Nam dễ nhận thấy đó là, phần lớn người cao tuổi vẫn tham gia vào lao động sản xuất trên đồng ruộng. Người nông dân ra đồng đi làm thường thì các thiết bị để phòng hộ chống nóng là không có, thời gian làm việc kéo dài, uống nước, ăn uống không đủ rất dễ dẫn đến bị sốc nhiệt do nắng nóng.
Còn nhóm đối tượng dễ bị đột quỵ đó là những người cao tuổi thường vào nhà tắm ngay sau khi chơi thể thao, đi ngoài nắng nóng, uống bia rượu.
Do đó, với những người cao tuổi vẫn đang phải lao động để phòng tránh sốc nhiệt, đột quỵ trong những ngày nắng nóng, TS. Thắng khuyến cáo, trước hết cần phải kiểm soát, theo dõi định kỳ sớm các bệnh mạn tính ở người cao tuổi. Khi đã kiểm soát tốt thì phải có các phương tiện phòng hộ quần áo sáng máu để tránh hấp thu nắng nóng, hạn chế phơi nhiễm trong thời gian kéo dài. Chế độ ăn uống phải uống đủ nước, ăn nhiều chất rau củ quả.
Trong trường hợp bị sốc nhiệt khi đang lao động cần phải thực hiện theo các bước sau. Thứ nhất, là xử lý tại chỗ là phải đưa người bị sốc nhiệt vào chỗ râm mát tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng. Thứ hai là nới lỏng quần áo để nhiệt độ thoát ra, thứ 3 là gọi người hỗ trợ đưa đi bệnh viện.
Với trường hợp người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính phối hợp, Bác sĩ Nguyễn Chí Bình - Khoa Tim mạch - Hô hấp, BV Lão khoa Trung ương cho biết, bệnh nhân cần phải duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ, có sổ theo dõi bệnh và tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Đẩy giờ khám sớm từ 5-6h sáng, chống nóng chu đáo cho bệnh nhân
Do nắng nóng duy trì liên tiếp trong những ngày vừa qua, số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh, BV Lão khoa Trung ương tăng gần gấp đôi. Theo TS.BS Nguyễn Trung Anh - Giám đốc BV Lão khoa Trung ương, ngày thường số lượng bệnh nhân đến khám tại BV từ 300 - 400 bệnh nhân nhưng trong mấy ngày nắng nóng, mỗi ngày BV tiến hành khám cho khoảng 500 - 600 bệnh nhân.
Không gian thoáng mát, dễ chịu, thuận tiện cho người dân chờ khám
Do đặc thù đối tượng đến khám là người cao tuổi, chính vì vậy, BV Lão khoa Trung ương đã triển khai nhiều giải pháp để làm hài lòng bệnh nhân nhất là trong những ngày thời tiết oi bức. Ngoài bố trí đội ngũ hướng dẫn người bệnh đến khám để làm các thủ tục nhanh hơn, BV còn tăng cường dọn dẹp, bài trí để không gian khám chữa bệnh thêm thoáng mát, sạch sẽ hơn, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.
Cũng theo TS.BS Nguyễn Trung Anh, với phương châm "Mùa hè mát, mùa đông ấm", trong những ngày nắng nóng này, hệ thống quạt và điều hòa của BV luôn hoạt động hết công suất. "Là đơn vị tự chủ về tài chính, tiền điện trong những ngày này cũng là một gánh nặng lớn đối với BV chúng tôi. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo sức khỏe, sự hài lòng của người bệnh mới là điều quan trọng hơn cả" - Giám đốc BV Lão khoa Trung ương nói.
Ngoài các giải pháp trên, lãnh đạo Bệnh viện Lão khoa Trung ương cũng cho biết thêm, để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân trong những ngày nắng nóng, BV còn đẩy giờ khám bệnh lên sớm hơn. Những ngày thường có thể giờ khám tại BV là 7h30 đến 8h nhưng đợt vừa rồi, có ngày bác sĩ phải đến BV từ 6 giờ sáng để khám cho bệnh nhân.
Theo dự báo của cơ quan khí tượng thuỷ văn, ở Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 36-39 độ, có nơi trên 39 độ.
Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 37-40 độ, có nơi trên 40 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-18 giờ.
Khu vực Hà Nội, ngày hôm nay (28/6), trời nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 38-40 độ.
Cảnh báo, nắng nóng ở Bắc Bộ có khả năng kéo dài 1-2 ngày tới; ở các tỉnh Trung Bộ tiếp tục kéo dài trong 2-3 ngày tới.
Do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt kéo dài trong những ngày tới kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Trung Bộ.
Ngoài ra, nắng nóng có tác động và gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Ngày hôm nay (28/6), chỉ số tia UV ở Hà Nội và Đà Nẵng có giá trị từ 7-9 ứng với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Theo Báo Sức khoẻ & Đời sống
Khuyến cáo cách chăm sóc người già tránh sốc nhiệt, đột quỵ Đã có trường hợp người cao tuổi bị sốc nhiệt nhưng người nhà đưa đến quá muộn khiến bệnh nhân tử vong. Vậy nên, để chăm sóc tốt hơn cho người cao tuổi trong những ngày nắng nóng, TS.BS Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và đột quỵ, BV Lão khoa Trung ương đã đưa ra những khuyến cáo. Theo bác sỹ...