Đà Nẵng lắp đặt “bộ não” chính quyền điện tử
Sở Thông tin – Truyền thông, Ban Quản lý tiểu dự án phát triển CNTT và truyền thông TP.Đà Nẵng cùng Công ty CP Công nghệ Sao Bắc Đẩu đang triển khai dự án lắp đặt Trung tâm dữ liệu TP.Đà Nẵng.
Ông Phạm Kim Sơn, Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông TP.Đà Nẵng ngày 5.9 cho biết, đây được xem là dự án lắp đặt “bộ não” cho toàn bộ hệ thống CNTT, giữ vai trò hạ tầng kỹ thuật của chính quyền điện tử mà TP.Đà Nẵng đang xây dựng.
Trung tâm dữ liệu được xem là “bộ não” của chính quyền điện tử TP.Đà Nẵng – Ảnh: Nguyễn Tú
“Bộ não” được đặt tại dãy phòng rộng hơn 400 m2 ở tầng 19, tòa nhà Công viên phần mềm, đường Quang Trung, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng với trị giá khoảng 4 triệu USD, gồm các khu vực tiếp nhận dữ liệu, lưu trữ thiết bị mạng trung tâm, hai phòng server, phòng UPS, phòng NOC theo dõi các hoạt động diễn ra tại trung tâm qua hệ thống giám sát và phần mềm quản trị…
Nơi đây sẽ là trung tâm lưu trữ, xử lý và cung cấp toàn bộ dữ liệu cho các cơ quan chính quyền dựa trên nền tảng điện toán đám mây, đồng thời cũng có khả năng cung cấp dịch vụ hạ tầng cho các doanh nghiệp.
Trung tâm dữ liệu TP.Đà Nẵng sẽ được hoàn thành trong 6 tháng tới và là dự án quy mô quốc gia do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Theo TNO
Bộ não cũ khó chấp nhận tư duy mới?
Nếu cứ lầm lì lội theo vết xe cũ, vẫn sử dụng những bộ não với tư duy cũ mòn, sau năm... 2999, học sinh Việt Nam có SGK không mới về nội dung mà chỉ mới về... bìa.
Viết sách giáo khoa hay... xào xáo?
Chương trình học tập và sách giáo khoa (SGK) phải điều chỉnh và cập nhật thường xuyên là chuyện rất bình thường và cần thiết của ngành giáo dục. Tuy nhiên, những lần viết mới, viết lại, chỉnh sửa... phải trả lời một cách thỏa đáng và thuyết phục được các câu hỏi "Tại sao phải sửa? Tại sao phải viết mới? Sách mới có gì tốt hơn sách cũ?".
Bằng không, những lần ấy chỉ là... cơ hội tiêu tiền dân.
Video đang HOT
Chỉ xin dẫn một ví dụ trong lĩnh vực mà người viết bài này có dịp quan sát.
Những ai liên quan đều còn nhớ, BAVE một lần đã tài trợ cho các giáo viên dạy tiếng Anh đi Mỹ đào tạo để viết SGK cho môn này. Sau một thời gian hợp tác, đặc biệt có chuyên gia bản ngữ trực tiếp chỉ dẫn, bộ sách ra mắt đáp ứng các tiêu chí của 1 bộ SGK cho học sinh phổ thông.
Sách được in ấn đẹp, phù hợp với đối tượng học sinh trung học, từ trình bày, màu sắc... đến tính giáo dục. Thế nhưng, người ta bỏ không dùng bộ sách đó vì "khó"(?) và quyết định "biên soạn mới" nhưng "trên nền bộ sách BAVE". Thực chất là xào xáo các nội dung của bản gốc thành một bộ SGK "mới", và tất nhiên lại tiêu một món tiền mới không nhỏ.
Riêng về môn ngoại ngữ, không thể có giáo sư "phi bản ngữ" nào có thể giỏi hơn người bản ngữ có đào tạo. Nói cho dễ hiểu, khó có người nước ngoài nào là chuyên gia tiếng Việt có thể giỏi tiếng Việt hơn người Việt có đào tạo.
Đơn giản vì người "phi bản ngữ" gần như không thể vượt qua được cái ngưỡng ngữ cảm, văn hóa... là phần máu thịt của người bản ngữ. Do đó, sự tham gia trực tiếp của chuyên gia bản ngữ là không thể thiếu.
Mỗi môn học có những đặc thù của mình, nhưng tôi tin rằng không chỉ có môn Anh ngữ có vấn đề. Giáo viên dạy môn khoa học cho biết có những kiến thức trước đây được viết theo quan điểm cũ, nay được xác định dưới ánh sáng khoa học mới không còn đúng nữa, nhưng vẫn nằm trong cái đầu cũ của ai đó rồi lại "lẳng lặng" đi vào... SGK, vào bài thi.
Những lần viết mới, viết lại, chỉnh sửa SGK... phải thỏa đáng và thuyết phục
Nó đã dẫn đến những tranh cãi kịch liệt giữa giáo viên với nhau, giữa người soạn đề thi với người viết SGK.
SGK phải cập nhật kiến thức là yêu cầu tự nhiên. Lẽ thường, cuốn sách ra sau tốt hơn cuốn ra trước, nhưng dường như thực tế không phải như vậy với SGK của ta.
Bộ SGK "tái bản có chỉnh sửa" đôi khi chỉ sửa mấy chi tiết nhỏ như dấu câu hay chuyển vị trí vài chi tiết, hay trật tự bài mà thực ra là không cần thiết. Có SGK yêu cầu học sinh làm bài tập ngay trên sách nên người học sau không thể sử dụng được nữa. Cả trăm cách như thế khiến học sinh phải mua sách mới.
Do vậy, có thời kỳ xã hội rất bất bình về chuyện mỗi năm học con em họ phải mua bộ SGK mới trong khi sách của năm trước còn rất đẹp mà không dùng được, đặc biệt khi Việt Nam vẫn là một nước nghèo.
Không giống như "toàn dân làm gang thép"
Người viết bài này đã có lần khước từ sự phân công viết SGK, mặc dù đã có tên trong quyết định do Bộ trưởng Bộ GD - ĐT (khi ấy là ông Trần Hồng Quân) ký (và bị "khiển trách"), từ 2 trải nghiệm.
Trải nghiệm thứ nhất là lần chính tay chuyển cho NXB bản hiệu đính do các chuyên gia ngôn ngữ - phương pháp dạy học thuộc OSB (Australia) góp ý hiệu đính cho bộ SGK tiếng Anh. Tôi giật mình vì tập hiệu đính... dày gần bằng chính bộ SGK.
Không phải tất cả, nhưng phải đến 99% những chi tiết hiệu đính là xác đáng, trừ một số chi tiết liên quan đến hoàn cảnh văn hóa Việt Nam. Nhưng NXB lúc đó không thể cho in bản đính chính dày gần bằng ấn phẩm chính và cũng "không thể hủy kho sách hàng vạn cuốn vì quá tốn kém". Thế là các cháu học sinh tiếp tục thưởng thức món "chocolate chấm... mắm tôm".
Trải nghiệm thứ hai là sự giác ngộ sau khi dự một khóa học viết SGK tại Oxford (Anh Quốc) và hiểu ra rằng việc đó khó như thế nào và nó quá khả năng của mình. Nếu mình có tham gia viết SGK thì phần hiệu đính có lẽ còn dày hơn của các đồng nghiệp kể trên và thấy sự khước từ của mình là đúng đắn.
Tương tự như biên soạn đề thi, phàm ai đã làm nghề dạy học cũng đôi lần biên soạn đề thi, nhưng không phải tất cả họ đều trả lời được câu hỏi "Tại sao? Để làm gì? Đánh giá cái gì? Thế nào?..." một cách thỏa đáng khi đặt bút biên soạn đề thi.
Sức ỳ của bộ não cũ
Nói chung những bộ não cũ khó có thể chấp nhận chứ chưa nói đến sinh ra tư duy mới. Cái bộ não "hóa thạch" sẽ cưỡng lại những thay đổi - có thể vì tự ái, vì sức ỳ của nó, và cả động cơ lẫn quyền lợi cá nhân, hay cả nghìn lý do khác.
Vì vậy, những bộ não cũ trong đầu nhà quản lý luôn luôn có xu hướng sẵn sàng và dễ dàng chấp nhận ý kiến gần với tư duy và ý muốn của họ để bảo vệ nguyên trạng, cho dù chỉ là thiểu số, và gạt bỏ các ý kiến khác ý mình, nhất là có tính phê phán, dù đó là đa số. Chuyện góp ý cải tổ giáo dục đại học Việt Nam vừa qua là một minh chứng rất sống động và còn nguyên tính thời sự.
Nói như vậy không có nghĩa là tất cả bộ não cũ chỉ chứa tư duy cũ. Tôi thấy có những vị đã ở tuổi "cổ lai hi" nhưng họ vẫn cập nhật thông tin chẳng thua kém gì thế hệ học trò. Tôi còn nhớ trong khi bàn về tuổi tác và tư duy, 1 vị quan chức cao cấp của 1 nước lớn phản bác lại lời nhận xét về tuổi cao của ông: "Tôi già hơn ông về tuổi trời, nhưng trẻ hơn ông về tư duy."
Và ông đã dẫn dắt đất nước ấy tiến lên trên con đường cải cách khá thành công.
Như vậy, còn cái đáng sợ nữa là tư duy cũ trong bộ óc mới.
Đa dạng hóa thông tin
Loài người văn minh đang phấn đấu để đa dạng hóa - đa phương, đa cực... Tại sao ta không nghĩ đến đa dạng hóa SGK như dư luận đã đòi hỏi từ mấy năm nay? Đó cũng là bước tiến trong dân chủ học đường.
Việc đa dạng hóa nội dung cho SGK đơn giản xuất phát từ quan điểm cho rằng một sự vật trong thực tế được quan sát từ nhiều góc độ khác nhau, bởi nhiều con mắt khác nhau sẽ cho cái nhìn đa chiều.
Cùng một quả trứng từ hai góc nhìn: oval, tròn, hay...?
SGK của một số môn, trong thực tế, đã tham chiếu hay sử dụng tư liệu từ nguồn tiếng nước ngoài, đặc biệt với những môn khoa học. Vậy, mua bản quyền để sử dụng hoặc dịch SGK nước ngoài tại sao không phải là một khả năng cần được nghiên cứu nghiêm túc?
Việc này nên thực hiện tường minh như kinh nghiệm của Nhật Bản, Thái Lan, hay Hàn Quốc (dự định chuyển SGK sang dạng e-book khoảng 2015)... Như vậy, bộ SGK sẽ có quyển "cốt lõi" và những tài liệu bổ sung.
Ông bà ta đã dạy: "Con hơn cha, nhà có phúc". Cho rằng "thiếu chúng tôi thì sự nghiệp GD sẽ đi xuống" là đánh giá thấp thế hệ trẻ và như vậy tự thú nhận "nhà ta... vô phúc". Tuy vẫn có những bộ não trẻ bị úng thủy với tư duy cũ, thế hệ trẻ ngày càng có nhiều người có năng lực.
Hãy tham khảo các nước Đông Âu: Thay người để đổi mới tư duy. Thành lập đội ngũ người viết mới có đào tạo để viết SGK đồng thời tôn trọng tính kế thừa có chọn lọc.
Theo Tuần Việt Nam
Bữa ăn phụ của trẻ có cần thiết? Gọi là bữa ăn phụ, nhưng đối với trẻ em, không có bữa ăn nào là phụ cả. Đây chỉ là cách gọi để người lớn chúng ta hiểu rằng: trẻ con ngoài 3 bữa ăn chính buổi sáng, buổi trưa, buổi tối thì trẻ còn cần thêm 3 bữa ăn khác xen kẽ vào giữa những bữa ăn không thể thiếu đó....