Đà Nẵng: Làm giả chữ ký lãnh đạo, buộc thôi việc, xin lỗi trước dân
Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch giả chữ ký của lãnh đạo để hợp thức nhà trái phép ở quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) sẽ bị cho thôi việc, xin lỗi trước dân, sau đó xử lý kỷ luật Đảng.
Sáng 5.5, ông Ông Văn Dũng – Chánh Văn phòng Quận ủy Liên Chiểu (Đà Nẵng) cho biết, trường hợp ông Nguyễn Hoàng Nguyên (cán bộ Tư pháp – Hộ tịch phường Hòa Hiệp Nam, Liên Chiểu) làm giả chữ ký của Chủ tịch UBND phường này, Hội đồng kỷ luật của quận đã họp và đưa ra mức kỷ luật. Việc xử lý kỷ luật Đảng sẽ được quyết định sau khi UBND quận đưa ra hình thức kỷ luật chính thức.
Ông Dũng cho hay, hiện Hội đồng kỷ luật của quận đã gửi tờ trình lên Chủ tịch UBND quận để xem xét quyết định với hình thức cho thôi việc và phải kiểm điểm trước người dân nơi ông Nguyên cư trú.
Trước đó vào ngày 28.3, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu, ông Võ Công Chánh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của quận vào cuộc xác minh làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật về trường hợp giả chữ ký của Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Nam.
Hồ sơ giả chử ký của Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Nam (Liên Chiểu, Đà Nẵng). Ảnh: Đình Thiên
Theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan chức năng, ông Nguyễn Hoàng Nguyên (cán bộ Tư pháp – Hộ tịch UBND phường Hòa Hiệp Nam) đã giả chữ ký của bà Nguyễn Thị Lệ – Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Nam, với mục đích hợp thức hóa 1 căn nhà xây dựng trái phép trên địa bàn.
Sau những chỉ đạo tích cực của Quận ủy Liên Chiểu, các cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý việc xây dựng nhà trái phép. Tại phường Hòa Hiệp Nam, ngày 5.3, UBND phường tiến hành kiểm tra công trình xây dựng trái phép của hộ ông Trần Ngọc Thành (trú tại tổ 3, phường Hòa Hiệp Nam) thì được vị này cung cấp đầy đủ các hồ sơ.
Tuy nhiên, đối chiếu với các tài liệu khác, cơ quan có thẩm quyền phường Hòa Hiệp Nam phát hiện những dấu hiệu gian dối trong “Đơn xin xác nhận nhà ở” của ông Thành do bà Nguyễn Thị Lệ ký.
Video đang HOT
Cụ thể, đơn ghi ngày 15.11.2017, nhưng phường lại xác nhận ngày 10.11.2017. Mở rộng xác minh, cơ quan chức năng khẳng định, chữ ký của vị Chủ tịch phường nói trên là hoàn toàn giả mạo. Thế nhưng, con dấu trong đơn lại chính xác là của UBND phường Hòa Hiệp Nam.
Nghi vấn có sự tiếp tay của cán bộ địa phương, Quận ủy Liên Chiểu yêu cầu phường Hòa Hiệp Nam xác minh kỹ lưỡng, truy rõ những sai phạm. Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định ông Nguyễn Hoàng Nguyên là người đã làm hồ sơ nói trên.
Theo nội dung tường trình của ông Nguyên, ông này đã “photocopy” chữ ký của bà Lệ lên đơn xin xác nhận nhà ở của người dân, sau đó, lấy con dấu của UBND phường Hòa Hiệp Nam đóng lên.
Theo Danviet
Đà Nẵng đề nghị làm hàng rào mềm tại dự án Lancaster Nam O Resort
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và Quận ủy Liên Chiểu (Đà Nẵng), UBND quận Liên Chiểu vừa chính thức đề xuất UBND thành phố các ý kiến liên quan dự án Lancaster Nam O Resort.
Ngày 3.4, UBND quận Liên Chiểu đã có văn bản thông tin về các ý kiến đề xuất của UBND quận Liên Chiểu liên quan đến dự án Lancaster Nam O Resort tại địa bàn phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu) do Tập đoàn Trung Thủy làm chủ đầu tư.
UBND quận Liên Chiểu cho biết, tiếp thu ý kiến ông Trương Quang Nghĩa - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và chỉ đạo của Thường trực Quận ủy Liên Chiểu, cơ quan này đã đề nghị UBND TP.Đà Nẵng quy hoạch điều chỉnh ranh giới dự án tiếp giáp với mặt biển theo theo Luật Tài nguyên, môi trường và biển đảo.
Hiện Tập đoàn Trung Thủy xây dựng hàng rào bằng sắt chia cắt cư dân Nam Ô với mặt biển. Ảnh: Đình Thiên
Liên quan đến dải đất dọc đường Nguyễn Tất Thành (nối dài) khoảng 6.300m2, quận Liên Chiểu đề nghị UBND thành phố thu hồi và cho chủ trương sử dụng vào mục đích quy hoạch mở rộng nút giao thông, xây dựng cơ sở trưng bày làng nghề nước mắm Nam Ô và các sản phẩm của ngư dân.
UBND quận Liên Chiểu còn kiến nghị, tuyến đường bê tông hiện trạng rộng 4m, dài 1,7km giáp ranh giữa dự án và khu dân cư chỉnh trang (do Tập đoàn Trung Thủy đã thi công) đề nghị UBND thành phố quy hoạch mở rộng thành đường 5,5m có vỉa hè và hệ thống thoát nước để tạo không gian cách ly, hình thành tuyến phố, làm đẹp cảnh quan và tạo cơ hội cho người dân buôn bán, làm dịch vụ, chuyển đổi ngành nghề.
Trong văn bản gửi UBND thành phố, riêng phần diện tích trên mỏm Hạc - ghềnh đá Nam Ô, quận Liên Chiểu đề nghị phê duyệt với mục đích tôn tạo phục vụ du lịch sinh thái, hạn chế tối đa việc chặt phá cây rừng nguyên sinh làm thay đổi hiện trạng, vì đây là khu rừng được người dân Nam Ô tự giác bảo vệ nguyên vẹn từ nhiều đời nay. Việc tác động mạnh đến tự nhiên khu vực này sẽ có nguy cơ phản ứng tiêu cực từ cộng đồng.
Ghềnh đá Nam Ô, nơi người dân và du khách thường xuyên tới chụp ảnh tự do đã về tay doanh nghiệp. Ảnh: Đình Thiên
Liên quan đến lối xuống biển cho cư dân Nam Ô, UBND quận Liên Chiểu đã đề nghị UBND thành phố quy hoạch 2 vị trí tại di tích dinh Âm Hồn và miếu Bà Liễu Hạnh hiện nay. Ngoài ra, các di tích, quận Liên Chiểu đề xuất giữ lại không di dời để tiến hành trùng tu, tôn tạo, đảm bảo nguyên vẹn, phục vụ tín ngưỡng, nhu cầu văn hóa của người dân địa phương, phát triển hệ thống du lịch tâm linh kết hợp du lịch cộng đồng, sinh thái.
Về hình thức xây dựng tường rào quanh dự án, hiện người dân thôn Nam Ô 1 và Nam Ô 2 đang rất bức xúc, UBND quận Liên Chiểu đề nghị Tập đoàn Trung Thủy thiết kế thoáng, kết hợp hàng rào mềm, tránh cảm giác chia cắt không gian cảnh quan chung trong khu vực.
Ngư dân Nam Ô, Đà Nẵng đang có 300 thuyền thúng đi biển mỗi ngày. Ảnh: Đình Thiên
Như Dân Việt liên tục thông tin, dự án Lancaster Nam O Resort trước đó có tên dự án Khu đô thị sinh thái Nam Ô được UBND TP.Đà Nẵng giao cho Công ty CP Thương mại Du lịch đầu tư Cù Lao Chàm. Ngày 11.3.2010, UBND TP.Đà Nẵng đã có quyết định chuyển đổi chủ đầu tư này sang cho Công ty CP Tập đoàn Trung Thủy.
Mặc dù ban đầu là khu đô thị sinh thái với nhiều hạng mục công cộng, đặc biệt đất dành cho resort, sân golf... chiếm phần lớn, nhưng sau 2 lần điều chỉnh, đất dành cho resort và sân golf đã biến mất.
Được biết, để giải tỏa hơn 500 hộ dân ở Nam Ô, Đà Nẵng phải mất 150 tỷ. Trong khi, Đà Nẵng chỉ nhận được 63 tỷ đồng từ việc bán 10ha đất Nam Ô cho Tập đoàn Trung Thủy.
Mới đây vào ngày 20.3, hàng trăm người dân thôn Nam Ô 1 và Nam Ô 2 đã tập trung phản đối khi Tập đoàn Trung Thủy dùng hàng rào sắt bao quanh để chia cắt người dân với mặt biển. Trong khi cuộc sống của hàng trăm hộ dân nơi đây chủ yếu nhờ vào việc đánh bắt ven biển.
Sau khi báo chí phản ánh, ngày 22.3, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Trương Quang Nghĩa đã đi thị sát và yêu cầu tháo dỡ hàng rào sắt này.
Ngày 26.3, Bí thư quận Liên Chiểu, ông Võ Công Chánh đã có văn bản gửi Thường trực Thành ủy, Thường trực UBND, UBND TP.Đà Nẵng đề xuất quy hoạch lại dự án Lancanter Nam O Resort theo hướng giữ lại các di tích văn hóa và mở lối xuống biển cho dân.
Sáng 29.3, bà Dương Thanh Thủy, người sáng lập Tập đoàn Trung Thủy đã làm việc với chính quyền Đà Nẵng và sau đó doanh nghiệp này đã phát thông cáo báo chí cho 1 số cơ ít quan báo chí.
Theo Danviet
Đà Nẵng yêu cầu Tập đoàn Trung Thủy mở lối xuống biển cho dân Sau khi người dân tại phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) tập trung phản đối chủ dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Nam Ô là Tập đoàn Trung Thủy chặn lối xuống biển, UBND quận Liên Chiểu đã xuống hiện trường làm việc với dân. Sáng nay (21.3), trao đổi với Dân Việt, Bí thư quận ủy Liên Chiểu...