Đà Nẵng đưa Cổng dịch vụ công trực tuyến vào hoạt động
Ngày 2/10, UBND TP. Đà Nẵng đã chính thức vận hành, đưa Cổng dịch vụ công trực tuyến vào hoạt động. Theo Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng.
Trước đây thành phố đã triển khai cung ứng tốt dịch vụ công trực tuyến trên Hệ thống thông tin Chính quyền thành phố Đà Nẵng.
Nhưng để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho tổ chức, công dân, thành phố Đà Nẵng tiếp tục xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến (dịch vụ công trực tuyến) thành phố Đà Nẵng.
Cổng dịch vụ công trực tuyến được xây dựng bảo đảm tuân thủ Nghị định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; bảo đảm khả năng tiếp nhận, kết nối, chia sẻ; hướng đến người sử dụng làm trung tâm.
Thành phố Đà Nẵng đưa Cổng dịch vụ hành chính công vào hoạt động.
Video đang HOT
Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố Đà Nẵng đến nay có 850 dịch vụ công trực tuyết mức 3, 4; trong đó ưu tiên triển khai trực tuyến ở cơ sở. Cụ thể: quận, huyện có 151/176 (chiếm 86%); xã, phường có 80/97 (chiếm 82%), còn lại là của các sở, ngành. Đặc biệt, Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố áp dụng các công nghệ, giải pháp để cho phép nộp và quản lý các bản vẽ xây dựng và 100% thủ tục cấp phép xây dựng đã được triển khai trực tuyến ở mức 3.
Cổng dịch vụ công trực tuyến cũng ưu tiên xây dựng 3 dịch vụ trực tuyến liên quan đến cấp con dấu của Công an thành phố, đây là 3 dịch vụ mà các tổ chức có nhu cầu sử dụng nhiều. Cổng dịch vụ công trực tuyến cũng đã được tích hợp sẵn chức năng thanh toán trực tuyến, phiếu thu điện tử và Đại lý dịch vụ công trực tuyến để các cơ quan chủ động sử dụng, cung cấp dịch vụ công ở mức 4 (mức cao nhất).
Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố Đà Nẵng được đưa vào hoạt động không chỉ nhằm triển khai nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử mà còn tăng cường cải thiện các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính của thành phố.
TP. Đà Nẵng đã nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử.
Theo kế hoạch các cơ quan, địa phương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến như: đưa vào thanh toán không sử dụng tiền mặt khi cung cấp dịch vụ công trực tuyến, giảm thời gian xử lý hồ sơ dịch vụ công trực tuyến xuống (tối đa) đến 50% so với thời gian xử lý hồ sơ trực tiếp; bổ sung thêm dịch vụ công trực tuyến để bảo đảm mục tiêu 100% thủ tục hành chính được cung cấp ở mức 3 trở lên đến hết năm 2020 (801 dịch vụ), đưa vào sử dụng ứng dụng di động cho dịch vụ công trực tuyến, sử dụng chữ ký số trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đẩy mạnh cung cấp tài khoản công dân điện tử, sử dụng dữ liệu điện tử thay thế thành phần hồ sơ phải nộp…
Theo Báo Đầu Tư
Loạt sự kiện khoa học, sáng tạo và khởi nghiệp dành cho sinh viên yêu công nghệ
Ngày 27/9, tại Đà Nẵng, diễn ra chuỗi các sự kiện khoa học, sáng tạo và khởi nghiệp: Hội thảo khoa học quốc gia công nghệ thông tin và ứng dụng trong các lĩnh vực (lần thứ 8) cùng chương trình: Ươm mầm ý tưởng khởi nghiệp và sáng tạo.
Nhóm Vegetable IOT trình bày dự án Trồng rau thủy canh tại nhà
Các sự kiện trên do Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin cùng Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông (ĐH Đà Nẵng) phối hợp tổ chức, với gần 150 tác giả, nhà khoa học, giảng viên... tham dự.
Với mục tiêu xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, theo kịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuỗi các sự kiện khoa học, sáng tạo và khởi nghiệp được tổ chức tại trường Cao đẳng Công nghệ thông tin (ĐH Đà Nẵng) là dịp kết nối các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia thảo luận về những vấn đề trong lĩnh vực công nghệ thông tin và ứng dụng. Đồng thời ươm mầm ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, tìm ra các nhóm khởi nghiệp có ý tưởng xuất sắc.
Trong khuôn khổ hội thảo, dự án khởi nghiệp tiêu biểu như Trồng rau thủy canh tại nhà do nhóm Vegetable IOT, các tham luận của chuyên gia như: "Introduction to Natural Language Processing" ; "Một số khuynh hướng Nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu (do PGS.TS Huỳnh Xuân Hiệp trình bày) được đưa ra giới thiệu, bàn luận tại hội thảo.
Trao đổi với PV báo GD&TĐ, bạn Ngô Lê Phúc Nguyên, đại diện nhóm Vegetable IOT cho biết, dự án Trồng rau thủy canh tại nhà rất được nhóm kỳ vọng sẽ tạo được hiệu ứng tích cực, ứng dụng hiệu quả trong thực tế. " Với việc sử dụng phần mềm được viết trên hệ điều hành Android, người dùng chỉ việc chọn chế độ loại cây trồng trên smartphone rồi gieo hạt, việc chăm sóc, lưu lượng nước tưới... đã được lập trình sẵn, rất tiện lợi và đảm bảo an toàn" - Nguyên nhấn mạnh.
Ngoài ra, hội thảo cũng có các tiểu ban: Công nghệ thông tin; Công nghệ mới và ứng dụng; Khởi nghiệp và sáng tạo với các chủ đề, tham luận cũng như các dự án khởi nghiệp được giới thiệu, đóng góp, xây dựng.
PISI là chương trình hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp và sáng tạo của sinh viên thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực Miền Trung - Tây nguyên. Năm nay, chương trình tiếp tục mở rộng đến các lĩnh vực mới, chú trọng công nghệ cao và thương mại điện tử. Từ 42 ý tưởng đăng kí tham gia, các nhóm được lựa chọn sẽ trải qua hơn 6 tháng đào tạo và làm việc với các chuyên gia, để đưa ý tưởng đến gần hơn với thực tiễn, tranh tài trong phần Ươm mầm ý tưởng khởi nghiệp và sáng tạo.
Theo giáo dục và thời đại
Hội thảo "Data Center In A RackDigital Transformation For Enterprises" - Giới thiệu các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp Việt ADG đã phối hợp cùng Dell Technologies tổ chức hội thảo Data Center In A Rack-Digital Transformation For Enterprises tại Cần Thơ, tiếp nối chuỗi hội thảo đã diễn ra tại Hà Nội và Đà Nẵng. Data Center In A Rack-Digital Transformation For Enterprises được tổ chức với nội dung giới thiệu công nghệ, giải pháp máy chủ mới nhất từ Dell EMC...