Đà Nẵng: Cùng nông dân làm nên bức tranh thôn quê giàu đẹp
Ông Nguyễn Tiến Lực- Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) cho biết, suốt 10 năm liền, hội viên Chi hội Nam Thành đóng góp rất lớn trong việc giúp thôn Nam Thành đạt danh hiệu “Thôn văn hóa cấp huyện”; năm 2018 đã được các cấp công nhận thôn Nam Thành hoàn thành hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) và đã đạt “Thôn kiểu mẫu NTM”, là một điểm sáng ở vùng quê của huyện Hòa Vang.
Toàn Chi hội nông dân Nam Thành có trên 200 hộ hội viên, chủ yếu làm nghề nông. Hội viên nông dân đã tích cực giúp nhau giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Hiện trong chi hội chỉ còn 7 hộ nông dân nghèo. Trong những năm qua, hội viên nông dân đã tích cực hiến đất, phá bỏ tường rào, đóng góp ngày công, kinh phí để làm đường giao thông nông thôn, với tổng chiều dài hơn 4.000m.
“Các mô hình phát triển kinh tế được thực hiện tốt, như có 30 hộ nuôi cá nước ngọt, nhiều hộ làm trang trại nuôi gà, dê, lợn, trồng nấm rơm, nuôi bò. Có 10 vườn mẫu NTM, 100% gia đình có nhà ở ổn định, 98% số người dân ở xã tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế”- ông Nguyễn Tiến Lực cho hay.
Nông dân Nam Thành với mô hình nuôi cá nước ngọt làm giàu tại quê hương. (ảnh: Đăng Bình)
Trong những thành tựu xây dựng nông thôn văn minh ở Nam Thành, đáng chú ý là mô hình “Thôn NTM kiểu mẫu 4 không”, gồm: Không rải vàng mã, không để người chết quá 48 tiếng, không đàn nhạc và không thuốc lá, hạt dưa trong việc tang, được người dân đồng thuận và nghiêm túc thực hiện. Phong trào này đã được đông đảo hội viên nông dân hưởng ứng.
Ông Nguyễn Tấn Yến – Chi hội trưởng Chi hội nông dân Nam Thành bộc bạch: “Do tục lệ ma chay xưa nay đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, nên rất khó để thay đổi, chưa kể liên quan đến yếu tố tâm linh.
Để triển khai mô hình “4 không”, chi hội nông dân phải tích cực vận động, tuyên truyền và mỗi cán bộ, hội viên nông dân làm tốt và nêu gương để người dân hiểu, thấy được giá trị nhân văn cũng như lợi ích kinh tế. Từ 1-2 gia đình làm được, dần dần cả thôn sẽ làm được.
Video đang HOT
Đến nay, mô hình đã đi vào ổn định, người dân có sự nhìn nhận và ý thức nghiêm túc trong việc thực hiện”.
Theo ông Nguyễn Tiến Lực, Nam Thành trở thành một điểm sáng về thực hiện NTM và đạt được những kết quả to lớn là nhờ người nông dân nơi đây có truyền thống đoàn kết, tâm huyết với phong trào, sự quan tâm của lãnh đạo các cấp. Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM mang lại sự thay da đổi thịt, khoác lên cho thôn “chiếc áo mới” của một vùng quê yên bình.
“Việc xây dựng thôn kiểu mẫu NTM không chỉ thay đổi mạnh mẽ, toàn diện bộ mặt thôn, mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân thông qua việc cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi…, nên hội tích cực tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện”- ông Lực khẳng định.
Theo Danviet
Năm 2020 không còn hộ nghèo là người có công
Thực hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân không ngừng đẩy mạnh chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người có công (NCC).
Nhiều chính sách ưu đãi NCC đã được ban hành. Số liệu thống kê cho thấy đến cuối năm 2018, cả nước vẫn còn hơn 16 nghìn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách NCC, chiếm khoảng 1,2% so với tổng số hộ nghèo trong cả nước. Để đạt mục tiêu đến cuối năm 2020 không còn hộ nghèo có thành viên là NCC, các cấp, ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp thực hiện.
Nâng mức trợ cấp, hỗ trợ toàn diện đối với NCC
Cả nước hiện có 9,2 triệu NCC với cách mạng, trong đó có hơn 1,2 triệu liệt sĩ, 127 nghìn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hơn 800 nghìn thương binh, 110 nghìn người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; gần 320 nghìn người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận... Với chủ trương của Đảng và Nhà nước là không để gia đình NCC với cách mạng sống dưới mức trung bình của cả nước, hệ thống chính sách, pháp luật về ưu đãi NCC đã không ngừng hoàn thiện và được thực hiện để đảm bảo NCC có một cuộc sống tốt và không bỏ sót NCC. Trong đó, đối tượng NCC ngày một mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự đảm bảo công bằng và sự đồng thuận của toàn xã hội.
Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.
Tính đến năm 2018, mức chuẩn để xác định trợ cấp ưu đãi NCC là 1.515.000 đồng. Tổng kinh phí thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi NCC hàng năm khoảng 31.000 tỷ đồng (gồm trợ cấp 1 lần, trợ cấp hàng tháng, BHYT, công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ, đền ơn đáp nghĩa...). Giai đoạn 2012 - 2018, cả nước đã chi 10.726 tỷ đồng để hỗ trợ cho 85.412 gia đình NCC làm mới 44.652 căn nhà và sửa chữa 40.760 nhà tình nghĩa; tặng 63.523 sổ tiết kiệm cho gia đình chính sách, với tổng số tiền gần 290 tỷ đồng... đã góp phần động viên NCC và thân nhân NCC ổn định cuộc sống. Riêng dịp 27/7, mỗi năm Nhà nước dành khoảng hơn 300 tỷ đồng trích từ ngân sách nhà nước để tặng quà đối tượng NCC.
Tuy nhiên, thống kê về giảm nghèo của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, đến cuối năm 2018, cả nước vẫn còn hơn 16 nghìn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách NCC. Con số này chiếm khoảng 1,2% so với tổng số hộ nghèo trong cả nước. Cụ thể, 2 tỉnh có hơn 1.000 hộ là Nghệ An và Quảng Bình. Từ hơn 500 đến dưới 1.000 hộ có 8 tỉnh. Từ hơn 300 đến dưới 500 hộ có 10 tỉnh. Từ 100 đến dưới 300 hộ có 21 tỉnh, dưới 100 hộ có 13 tỉnh. Ngoài ra, 10 tỉnh đã không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách NCC là: Gia Lai, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Cà Mau, Hà Nội, Đồng Nai, Tây Ninh, TP Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.
Ông Ngô Trường Thi, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng quốc gia giảm nghèo cho biết, do đặc thù của từng vùng, địa phương, nguyên nhân dẫn đến hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách NCC có nhiều, cả chủ quan (như hộ nghèo vẫn trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, lười lao động, không muốn đi làm ăn xa... và khách quan (do ốm đau, bệnh tật, ảnh hưởng của chất độc hóa học).
Huy động các nguồn lực giúp NCC thoát nghèo
Để thực hiện mục tiêu "phấn đấu đến cuối năm 2020, 100% gia đình NCC với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú", năm 2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định 58/2019/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với NCC với cách mạng. Theo đó, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp theo quy định tại Nghị định 58 là 1.624.000 đồng (quy định tại Nghị định 99/2018/NĐ-CP là 1.515.000 đồng). Nghị định 58 quy định mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng như sau: Mức trợ cấp đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945: Diện thoát ly là 1.815.000 đồng; diện không thoát ly 3.081.000 đồng.
Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách ưu đãi NCC đặt ra những vấn đề mới, yêu cầu mới... cần nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện. Các bộ, ngành, cơ quan chức năng đã xây dựng dự thảo sửa đổi Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng (năm 2012), nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập và bổ sung những quy định mới cho phù hợp, vừa bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của NCC cùng thân nhân, gia đình của họ, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội đối với NCC, gia đình NCC.
Từ các nguồn hỗ trợ, nhiều tấm gương người có công với cách mạng vươn lên làm giàu.
Dự thảo Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng sửa đổi đang được nghiên cứu hoàn thiện để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, ngoài việc xác định rõ các đối tượng chính sách, đảm bảo không để NCC chịu thiệt thòi, không được hưởng chính sách của Nhà nước, quy định mới cũng hướng đến việc tăng ngân sách nhà nước để chăm lo cho NCC, gắn với đẩy mạnh huy động, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội đối với công tác này; gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi NCC.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh một số chế độ trợ cấp ưu đãi, trong đó có trợ cấp ưu đãi một lần cũng đang được nghiên cứu đề xuất. Theo đó sẽ hỗ trợ ưu tiên cho hộ nghèo thuộc diện chính sách NCC thông qua các chương trình giảm nghèo của Nhà nước, cụ thể như chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ưu tiên trong vay vốn; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của NCC vay vốn đầu tư sản xuất.
Đề xuất giải pháp giảm nghèo cho hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách NCC, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đề nghị, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố cần tìm ra thực trạng, nguyên nhân nghèo, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình đặc điểm thực tế của các hộ nhằm đảm bảo đời sống của NCC từng bước được nâng lên, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, không để NCC nào sống dưới mức sống trung bình của cả nước.
Để góp phần giảm nghèo cho các hộ có thành viên là NCC, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho biết, Bộ luôn yêu cầu các địa phương cần bảo đảm kịp thời chính sách, không để chậm trễ với NCC. Song song với đó cần quan tâm giúp NCC và thân nhân của họ tiếp cận việc làm, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường, khởi nghiệp, học nghề... nâng dần ưu tiên cho các đối tượng NCC nằm trong hộ nghèo. Để tạo đột phá trong chính sách giảm nghèo cho NCC rất cần sự quyết liệt, sáng tạo hơn nữa.
Trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, cần ưu tiên cho đối tượng hộ nghèo thuộc diện chính sách NCC. Đối với hộ nghèo thuộc chính sách NCC mà các thành viên trong hộ không có khả năng lao động, ngoài thực hiện các chính sách giảm nghèo chung, cần quan tâm hỗ trợ cho những hộ này từ các nguồn tài trợ, huy động của các tổ chức, cá nhân và nguồn lực tại cộng đồng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn cho từng gia đình vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Cùng với đó, xây dựng kế hoạch xóa nghèo đối với gia đình có công với cách mạng gắn với phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và NCC với cách mạng".
NGUYỄN SÍU
Theo Dansinh
Dùng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đầu tư nuôi cá vược, nuôi ếch Ông Lê Mạnh Cường - Phó Chủ tịch Hội Nông dân (ND) tỉnh Thái Bình cho biết, hiện các cấp Hội ND trong tỉnh đang quản lý và sử dụng có hiệu quả trên 24 tỷ đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) giúp cho hộ hội viên các xã, huyện trên địa bàn vay phát triển sản xuất. Nguồn vốn vay...