Đà Nẵng chi gần 1.000 tỷ thu hút nhân tài nhưng hàng loạt xin rút
Trong thời gian tới, Đà Nẵng sẽ bổ sung chế tài đối với sinh viên được thành phố cử đi học ở nước ngoài nếu không về làm việc, hay làm việc không đủ thời gian quy định.
Trong cuộc họp UBND TP.Đà Nẵng thường kỳ tháng 12.2017, Chủ tịch UBND thành phố, ông Huỳnh Đức Thơ cho biết, thành phố đã bỏ ra kinh phí gần 1.000 tỷ đồng đề đào tạo học viên thuộc đề án thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao khu vực công TP.Đà Nẵng. Tuy nhiên, những ngày qua, ông nhận và ký khá nhiều đơn xin rút.
Một phiên tòa xử về việc nhân tài đi học ở nước ngoài không trở về.
“Các em làm được một thời gian đến khi gà đẻ trứng vàng thì lại ra đi. Vì thế, cần nghiên cứu lại để nguồn lực này không bị mai một”, ông Thơ nhấn mạnh.
Theo vị chủ tịch, trong thời gian tới, thành phố cần mời chuyên gia giỏi nước ngoài ở một số lĩnh vực liên quan đến chuyên môn như giáo dục đào tạo, quy hoạch kiến trúc, giao thông công chính, xây dựng, y tế… Thành phố quyết tâm dứt bỏ câu chuyện làm được thì làm, không được thì xin nghỉ.
Liên quan đến vấn đề này, sở Nội vụ TP.Đà Nẵng đề xuất một số vấn đề liên quan đến sửa đổi, điều chỉnh nội dung về chế độ tuyển dụng, đãi ngộ đối với các chuyên gia trong thời gian họ thực hiện công việc theo yêu cầu và có đóng góp tại thành phố.
Video đang HOT
Ngoài ra, sở cũng đề nghị bổ sung về chế tài đối với sinh viên được thành phố cử đi học ở nước ngoài trở về, nếu không làm việc hoặc làm việc không đủ thời gian quy định của thành phố, ngoài hoàn trả 100% kinh phí, còn bị phạt vi phạm hợp đồng, tối thiểu 10%, do vi phạm hợp đồng đã cam kết khi tham gia đề án.
Trong khoảng thời gian qua, chính sách thu hút nhân tài bằng cách đưa đi học nước ngoài rồi về công tác, phục vụ tại địa phương được xem là một trong những chính sách đúng đắn, được người dân ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách này, có một số điều khiến không ít người trăn trở.
Nhiều nhân tài đi học xong không quay trở về. Một số nhân tài khác, đi học về, công tác tại địa phương thời gian ngắn, cảm thấy không hợp thì quyết định tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng. Chính điều này đã khiến nhiều nhân tài vướng kiện tụng với chính quyền thành phố và đến nay vẫn chưa dứt điểm.
Đề án 922 được TP.Đà Nẵng triển khai từ năm 2004, nhằm hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước bằng ngân sách Nhà nước. Trong hợp đồng quy định, sau khi hoàn thành khóa đào tạo, các học viên phải về làm việc cho thành phố tối thiểu 7 năm.
Theo Nguyễn Duy Cường (Người Đưa Tin)
Chủ tịch Đà Nẵng: Chuyện Sơn Trà bị lợi dụng để nói xấu chính quyền
Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho rằng, người dân không nên nghe các thông tin sai lệch về Sơn Trà rồi suy nghĩ tiêu cực về chính quyền.
Trong ngày cuối cùng của Kỳ họp thứ 6 HĐND TP.Đà Nẵng khóa IX nhiệm kỳ 2016-2020, ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đã thông tin về các vấn đề người dân quan tâm. Trong đó, ông đã dành thời gian phân tích thêm về sự việc bán đảo Sơn Trà với mong muốn người dân thấu hiểu được hết vấn đề xảy ra tại đây.
Theo Chủ tịch Đà Nẵng, vấn đề bán đảo Sơn Trà là câu chuyện đã diễn ra từ rất lâu. Phần lớn các dự án tại đây đã được cấp phép, giấy chứng nhận đầu tư và giao đất từ năm 2015 trở về trước. Sau khi có ý kiến của người dân và Chính phủ, thành phố đã tập trung giải quyết. Ông Thơ cho hay, hiện Đà Nẵng đã làm xong việc điều chỉnh quy hoạch và gửi Chính phủ. Tuy nhiên, vấn đề này cần nghiên cứu kỹ, thấu đáo nhiều vấn đề nên phải đến tháng 6.2018 mới có câu trả lời cuối cùng.
Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ (đội mũ) kiểm tra dự án tại bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Đình Thiên
"Thực chất các dự án ở bán đảo Sơn Trà, chúng ta có chính sách kêu gọi đầu tư từ nhiều năm trước, phải hiểu đúng như vậy. Còn hiện giờ, chúng ta đang xem xét làm sao vừa phát triển kinh tế và bảo tồn tự nhiên. Trong quy hoạch mới trình Chính phủ, chúng ta đã mạnh dạn cắt bỏ nhiều dự án, hạ độ cao, loại bỏ bớt yếu tố cư trú. Để có được bản quy hoạch mới này, thành phố đã phải giải quyết rất nhiều vấn đề với doanh nghiệp và người dân", ông Thơ nói.
Ông Thơ cũng nhắn nhủ người dân không nên nghe các thông tin sai lệch về Sơn Trà rồi suy nghĩ tiêu cực về chính quyền. Vấn đề sai hay đúng ở bán đảo Sơn Trà, Thanh tra Chính phủ đang làm việc và công bố quyết định rõ ràng, công khai.
"Người dân không nên nghe thông tin sai và cho rằng chính quyền này nọ. Đừng để người khác lợi dụng chuyện Sơn Trà. Ví dụ như mới đây, Công ty Biển Tiên Sa thi công kè chống sạt lở được phép nhưng có người lợi dụng tung tin dự án này xây dựng trở lại. Họ lợi dụng và nói kiểu như chính quyền bảo kê cho doanh nghiệp. Chúng ta không nên để Sơn Trà ảnh hưởng đến đời sống chính trị và phát triển chung của thành phố. Còn sai đúng như thế nào sắp tới thanh tra sẽ công bố", ông Huỳnh Đức Thơ nói .
Cũng liên quan đến vấn đề xây dựng sai phép và trái phép diễn ra thời gian qua trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho rằng, vấn đề này được chia ra 2 loại, 1 loại là dự án xây dựng có phép trên đất có phép và 1 loại là xây dựng trên đất lấn chiếm. Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cũng cho biết, vấn đề chia lô, tách thửa, chuyển đất ruộng thành đất ở rất đáng quan ngại. Dù vấn đề này có từ nhiều năm trước nhưng bây giờ Đà Nẵng phải đối mặt.
Bán đảo Sơn Trà án ngữ cửa Vịnh Đà Nẵng. Ảnh: Đình Thiên
"Vấn đề này, tôi chịu trách nhiệm rất nặng nề, rất áp lực. Phải thừa nhận cái này lâu nay chúng ta làm chưa tốt, cần chấn chỉnh ngay việc này. Mới đây, có người ở Hòa Sơn (Hòa Vang) bắt tay với người dân xây mộ giả chiếm dụng đất. Khi tôi lên kiểm tra và thấy lấn chiếm đất công tràn lan với hàng chục ngôi mộ giả được xây, nếu trót lọt họ chiếm dụng hàng tỷ đồng. Hay mới đây tại ga Đà Nẵng mới, phát hiện hàng chục nhà xây trái phép.
Còn việc chia lô, tách thửa đụng trực tiếp đến việc phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị. Thời gian này, chúng ta phải đối diện với dày đặc các hồ sơ đền bù tái định cư. Nếu cứ thế này thành phố không có quỹ đất để bố trí tái định cư còn chi phí đền bù giải tỏa mặt bằng sẽ đội lên gấp nhiều lần", ông Thơ lo lắng.
Để giải quyết vấn đề nêu trên, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu UBND huyện Hòa Vang, UBND quận Liên Chiểu nhanh chóng tiến hành xử lý cán bộ.
"Chưa nói có chuyện khác hay thế nào nhưng yếu về quản lý thì không ổn và phải xử lý, đình chỉ chức vụ ngay. Tôi trực tiếp yêu cầu làm ngay việc này, không đợi thanh tra nữa", ông Thơ nhấn mạnh.
Theo Danviet
Chống lệnh Thanh tra, dự án Biển Tiên Sa tự ý xây dựng trở lại? Sáng nay, một số người dân đã đưa hình ảnh hàng chục công nhân đang tiến hành xây dựng tại vị trí các trụ móng của dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng) vốn dĩ đang bị tạm dừng... Sáng 30.11, một số người dân đã cung cấp hình ảnh và đưa thông tin...