Đã miễn giảm, hạ lãi suất với hơn 1,08 triệu tỷ đồng
Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến nay, các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho 260.000 khách hàng với dư nợ trên 1,08 triệu tỷ đồng.
Số liệu được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước thông tin tại Hội nghị tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 diễn ra ngày 14/5.
Cụ thể, sau 2 tháng triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đã có trên 215.000 khách hàng với dư nợ hơn 130.000 tỷ đồng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Số dư nợ được miễn, giảm, hạ lãi suất đến cuối tháng 4 cũng lên tới 1,08 triệu tỷ đồng.
Cùng với đó, doanh số cho vay mới với lãi suất ưu đãi từ 23/1 đến nay đã đạt 630.000 tỷ. Trong đó, lãi suất phổ biến thấp hơn 0,5-2,5% so với trước dịch.
Số liệu cập nhật từ cơ quan quản lý cũng cho biết, riêng ngân hàng Chính sách xã hội đã gia hạn nợ cho gần 103.000 khách hàng với dư nợ trên 2.800 tỷ, và cho vay mới gần 19.000 tỷ đồng dư nợ.
Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt kinh tế, xã hội, đời sống của người dân. Ngay khi bắt đầu có dịch, NHNN đã dự báo, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong đó, cơ quan quản lý tiền tệ ưu tiên phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ sinh hoạt của người dân trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Các ngân hàng đã miễn giảm, hạ lãi suất với hơn 1,08 triệu tỷ dư nợ của người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ảnh: Việt Linh.
Video đang HOT
Cùng với đó là việc miễn, giảm phí thanh toán của cả NHNN và các TCTD nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên quy mô lớn. Đến nay, số phí được miễn, giảm đã đạt trên 1.004 tỷ đồng.
Đặc biệt, NHNN đã thực hiện cho vay tái cấp vốn 16.000 tỷ đồng, lãi suất 0%, không tài sản bảo đảm để ngân hàng Chính sách xã hội có nguồn vốn cho vay doanh nghiệp trả lương cho người lao động.
Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng cho biết, tính đến trung tuần tháng 5 năm nay, tín dụng toàn nền kinh tế mới tăng 1,2%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trong đó, tín dụng đến hết tháng 1 mới tăng 0,1%; tháng 2 tăng 0,07%; tháng 3 tăng 1,1%; tháng 4 tăng 1,42% và giảm xuống 1,2% đến trung tuần tháng 5. Xu hướng ghi nhận trên thị trường tiền tệ là doanh nghiệp đẩy mạnh trả nợ, trong khi nhu cầu vốn mới hạn chế.
Vị lãnh đạo Vụ tín dụng cũng thông tin thêm, dù dịch bệnh đã được kiểm soát trong nước nhưng nhu cầu vốn mới của các doanh nghiệp vẫn thấp. Trong khi đó, một số doanh nghiệp có nhu cầu, ngân hàng muốn giải ngân nhưng không được vì không đảm bảo được khả năng thu hồi vốn, khách hàng không có phương án kinh doanh rõ ràng.
Về việc một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đề nghị vay không tài sản đảm bảo, ông Hùng cho hay, các ngân hàng có thể đáp ứng được nhưng phải kiểm soát được dòng tiền. Với các doanh nghiệp chứng minh được phương án kinh doanh hiệu quả, ngân hàng luôn sẵn sàng cung ứng vốn.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Đình Vinh, Phó tổng giám đốc Vietinbank cho hay, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt. Các ngân hàng cần phải huy động nguồn vốn nhưng trong bối cảnh hiện nay, rất khó để huy động vốn giá rẻ.
Trong khi đó, ngân hàng cũng phải đảm bảo an toàn nguồn vốn đi vay của mình, vì vậy các khoản vay vẫn phải đủ khả năng trả nợ cả gốc và lãi. Do đó việc không hạ chuẩn tín dụng cũng là tinh thần xuyên suốt trong quá trình cho vay doanh nghiệp.
Tính đến này, nhà băng này dự tính sẽ phải giảm lợi nhuận từ 3.000-4.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
40% lợi nhuận để hạ lãi suất cho vay của "Big 4" ngân hàng lớn đến mức nào?
Nếu nhóm "Big 4" ngân hàng có thể "hy sinh" 40% lợi nhuận năm 2019 để hạ lãi suất cho vay trong năm nay thì đây là một con số rất lớn, lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Tại cuộc họp mới đây giữa Thủ tướng với lãnh đạo các Bộ ngành, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú cho biết, "những ngân hàng thương mại có vốn của Nhà nước năm nay dứt khoát phải giảm khoảng 40% lợi nhuận. Ví dụ Vietcombank năm ngoái đạt khoảng 22.000 tỷ tiền lãi thì năm nay phải giảm 30-40%, tức đóng góp ít nhất 8.000 tỷ dành cho vấn đề hạ lãi suất".
Hiện Nhà nước đang có tỷ lệ sở hữu hơn 65% tại VietinBank, khoảng 75% tại Vietcombank, 81% tại BIDV và 100% tại Agribank. Bởi vậy, những ngân hàng này thường tiên phong và tham gia tích cực nhất vào các đợt giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy tăng trưởng. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ mà nhóm ngân hàng này phải thực hiện.
Nếu nhóm "Big 4" ngân hàng "hy sinh" 40% lợi nhuận năm 2019 để hạ lãi suất cho vay thì đây là một con số rất lớn, lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Hơn nữa, thị phần cho vay của BIDV, Agribank, VietinBank và Vietcombank đã chiếm phân nửa toàn ngành, nên việc hạ mạnh lãi suất của 4 ngân hàng này có thể tác động mạnh đến mặt bằng lãi suất cho vay của cả hệ thống. Muốn giữ chân khách hàng và cạnh tranh được với 4 "ông lớn", những ngân hàng khác cũng sẽ phải giảm mạnh lãi suất theo.
Năm 2019, tổng lợi nhuận trước thuế của 4 ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank đạt hơn 57.000 tỷ đồng và ngân hàng nào cũng có lãi đạt trên 10.000 tỷ.
Như vậy, nếu giảm lợi nhuận 30% thì 4 ngân hàng này sẽ đóng góp hơn 17.000 tỷ dành cho việc giảm lãi suất. Còn nếu giảm tới 40% thì con số đóng góp lên tới gần 23.000 tỷ đồng. Đây đều là nguồn lực rất lớn để các ngân hàng giảm lãi suất sâu hơn nữa, hoặc mở rộng quy mô các gói tín dụng hỗ trợ.
Cụ thể, năm 2019, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của ngân hàng Vietcombank đạt 22.717 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay của hệ thống ngân hàng. Theo đó, nếu giảm 40% lợi nhuận, Vietcombank có thể dành hơn 9.000 tỷ để hỗ trợ giảm lãi suất cho vay.
Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của Agribank, VietinBank, BIDV năm 2019 lần lượt là 12.700 tỷ, 11.461 tỷ và 10.308 tỷ. Theo đó, những ngân hàng này sẽ lần lượt đóng góp tới hơn 5.000 tỷ, 4.500 tỷ, 4.100 tỷ đồng để giảm lãi suất cho vay nếu giảm 40% lợi nhuận cho việc này.
Trước đó, tại cuộc họp giữa NHNN với các ngân hàng thương mại hôm 31/3, 17 ngân hàng trong đó có 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đã đồng thuận tiếp tục giảm lãi suất cho vay khoảng 2% so với thời điểm trước dịch.
Hiện gói tín dụng hỗ trợ với lãi suất thấp của hệ thống ngân hàng đã lên gần 300.000 tỷ đồng. Trong đó, 4 ngân hàng thương mại nhà nước đã tung những gói hỗ trợ với quy mô lớn nhất. Với những gói hỗ trợ đã được tung ra đến thời điểm này, các ngân hàng ước tính lợi nhuận chia sẻ với khách hàng đã là hàng nghìn tỷ đồng.
Chẳng hạn, Vietcombank mới đây đã quyết định giảm đồng loạt lãi suất tiền vay đợt 2 từ ngày 15/4/2020, giảm 10% số tiền lãi phải trả ngân hàng cho các khách hàng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 và giảm 5% số tiền lãi phải trả ngân hàng các khách hàng bị ảnh hưởng gián tiếp bởi dịch Covid-19. Tổng số khách hàng được giảm lãi suất đợt 2 là 90 ngàn khách hàng với qui mô tín dụng là 300 ngàn tỷ đồng, chiếm gần 50% dư nợ hiện hữu tại Vietcombank.
Trước đó, ngay từ giữa tháng 2/2020, Vietcombank đã giảm lãi suất cho vay đợt 1, triển khai chương trình cho vay mới với qui mô dư nợ 30.000 tỷ đồng với lãi suất siêu thấp từ 4,5-5% năm. Tổng cộng 2 đợt giảm lãi suất, Vietcombank dự kiến lợi nhuận chia sẻ cho khách hàng khoảng trên 2.240 tỷ đồng.
Còn tại BIDV, bên cạnh việc cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ gốc, lãi và giảm đến 2%/năm cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngân hàng này còn giảm đến 1%/năm cho khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tín chấp trả nợ bằng lương do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến thu nhập. Đặc biệt, trường hợp người lao động mất việc được hưởng trợ cấp 1,8 triệu đồng theo định hướng của Chính phủ, BIDV sẽ giảm 2% lãi suất, đồng thời ân hạn chưa thu gốc và lãi đến hạn của các khách hàng này trong thời gian còn dịch.
Đối với nhu cầu vay mới, BIDV có các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có nhu cầu vay mới với lãi suất giảm 2% so với lãi suất cho vay cùng loại ngày 31/12/2019. Thời gian triển khai giảm lãi suất cho vay (gồm cả dư nợ hiện hữu và dư nợ mới) áp dụng đến ngày liền kề sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19.
Với quy mô dư nợ lớn, ở đợt giảm lãi suất cho vay này, BIDV dự kiến giảm khoảng từ 2.400 đến 3.000 tỷ đồng thu nhập để hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19.
Trong khi đó, Agribank dành 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch, để phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, áp dụng cho các khoản vay giải ngân từ 1/4 đến thời điểm sau 3 tháng từ ngày Thủ tướng công bố hết dịch Covid-19 hoặc đến khi giải ngân hết gói tín dụng. Lãi suất cho vay thấp hơn 1% (đối với đồng Việt Nam) và thấp hơn 0,5% (đối với ngoại tệ) so với lãi suất cho vay cùng loại.
VietinBank cũng công bố chương trình tín dụng quy mô 60.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay giảm 2%/năm. Trước đó, ngân hàng này giảm từ 0,5% đến 1,5% lãi suất tùy theo khách hàng và tùy từng mục đích vay vốn cho gần 3.000 khách hàng với số tiền giải ngân khoảng 60.000 tỷ đồng, trong giai đoạn dịch Covid-19. Ngân hàng đã cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ khoảng 350 khách hàng với dư nợ khoảng 18.000 tỷ đồng, chiếm 2% dư nợ.
Ngọc Bích
Hạ lãi suất cứu DN, "Big Four" ngân hàng chấp nhận hi sinh 40% lợi nhuận Ngân hàng Vietcombank sẽ phải đóng góp ít nhất khoảng 8.000 tỷ đồng để hạ lãi suất. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) Thảo luận tại cuộc họp giữa Thủ tướng với lãnh đạo các bộ và cộng đồng doanh nghiệp hôm 13/4, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết các ngân hàng có vốn Nhà nước phải...