Đà Lạt lạnh ‘nồng nàn’ bên ly sữa đậu nành từng làm say mê nhiều tình nhân
Sữa đâu nành vốn không phải là thứ thức uông cao sang, mỹ vị gì nhưng với xứ lạnh Đà Lạt thì nó là đặc sản dân dã mà ai ghé đên cũng muôn thưởng thức.
Có người từng nói Đà Lạt là một nhà băng kín tiếng cất giữ thật nhiều mối tình của người Sài Gòn. Thật hiếm có chàng trai Sài Gòn nào khi yêu không một lần nghĩ tới việc đưa bạn gái đi chơi Đà Lạt. Thành phố mộng mơ với cái lạnh se sắt khiến cho người ta như muốn gần nhau hơn.
Sữa đậu nành vốn không phải là thứ thức uống cao sang, mỹ vị gì nhưng với xứ lạnh Đà Lạt thì nó là đặc sản dân dã mà ai ghé đến cũng muốn ít nhất một lần thưởng thức. Nâng ly sữa ấm còn bốc khói, nói dăm ba câu chuyện mới gần gũi, mới tình làm sao.
Về đêm, những hàng quán vỉa hè trải đầy đường, khắp hẻm, du khách sẽ không khó tìm cho mình một quán sữa đậu để ghé chân. Thế nhưng muốn uống một ly sữa ưng ý, đúng vị thì du khách nhất định một lần nên ghé đến Hoa Sữa. Quán tồn tại đã 37 năm với chất lượng không đổi và hẳn cũng đã đi vào kỷ niệm của nhiều cặp tình nhân từng hẹn hò nơi phố núi mờ sương này.
Nhiều khách khi đặt chân đến đây, ấn tượng đầu tiên không phải đợi đến lúc nâng ly thưởng thức sữa mà là giật mình vì lượng khách đông đến bất ngờ. Cô chủ quán cho biết ngày cao điểm khách của quán lên tới 3.000 khách.
Khách của quán Hoa Sữa
Quán Hoa Sữa này dường như đã trở thành điểm đến quen thuộc của cả người Đà Lạt và du khách từ lâu. Không gian vỉa hè, ghế, cốc, bàn nhựa nhưng dù nắng hay mưa, quán vẫn không ngày nào vắng khách.Từng nhóm người liên tục ra, vào, tiếng cười nói đông vui, rộn rã không ngớt.
Vị trí của quán cũng khá dễ tìm, nằm tại số 64 Tăng Bạt Hổ, ngay trung tâm thành phố, cách chợ Đà Lạt chỉ 50 m. Nhiều thực khách cho biết nghe đến tên gọi Hoa Sữa họ thường liên tưởng tới một loại hoa nhưng chủ quán cho hay vì tên cô là Hoa, cô bán sữa nên mới lấy tên Hoa Sữa cho dễ nhớ.
Video đang HOT
Cô Nguyễn Thị Hoa – Chủ quán Hoa Sữa
Ngoài sữa đậu nành, cô Hoa còn bán sữa đậu xanh, sữa mè, sữa bắp và nhiều loại bánh ăn kèm.
Quán bán nhiều loại bánh như: bánh sừng bò, bánh su, bánh bò, bánh cốm, bánh da lợn, …
Chia sẻ bí quyết để có món sữa đậu nành ngon, cô chủ cho hay: “Bánh thì cô không làm nhưng sữa cô tự nấu. Xay, nấu bán luôn, không lấy của ai. Đậu nành cô chọn đậu nành Phương Lâm. Hột đậu nành khi mình cắn ra nó khô, nó vàng. Mỗi lần tới mùa cô mua hàng tấn để dành. Cô lấy mối họ lựa từng hạt đậu cho mình. Đậu xanh cũng vậy, cô lấy đậu xanh họ xuất khẩu. Mè cũng vậy, nói chung cô bán ở đây cô phải chọn đậu ngon thì sữa mới ngon được. Thực sự có những người khách cả ba chục năm, ba mấy năm họ vẫn quay lại. Những cặp hồi đó quen nhau rồi tới khi lập gia đình, có con, có cháu ngoại cũng ra đây.”
Nành đường hay nành bò?
Sữa đậu nành quán Hoa Sữa
Với những người phương xa, lần đầu đặt chân đến quán có thể sẽ không hiểu nhân viên hỏi nành đường hay nành bò là gì. Thực ra đây là cách gọi tắt, “Nành đường” là sữa đậu nành bỏ thêm đường, “Nành bò” là sữa đậu nành pha với sữa bò. Món nành bò được nhiều thực khách đánh giá có vị béo mà thanh khiết, tăng mùi thơm cho sữa đậu nành. Một số khách lại mê món sữa đậu nành trộn cùng sữa đậu phụng hoặc sữa mè đen. Cách pha trộn này làm đồ uống có thêm vị bùi và rất thơm.
Chị Lan Phương ( TP.HCM) chia sẻ: ” Đây là quán mình cực kì yêu thích, nhìn lượng khách ra vào là biết tỉ lệ thuận với chất lượng của quán. Mỗi lần có dịp đến Đà Lạt là đêm nào cũng nhất định phải ghé quán làm một ly sữa ở đây. Mình thích nhất ở đây là sữa nành mè bò, rất ngon, rất lạ, uống một ly mà phải thêm một ly nữa”.
Chị Dung (TP. Đà Lạt), thực khách quen của quán cho hay: “Chị uống quán này từ lúc 10 tuổi, lúc đó chỉ còn là một em bé, bây giờ chị đã lập gia đình có con rồi nhưng chị vẫn đến đây uống. Nói đền Đà Lạt thì không thể đếm hết bao nhiêu quán sữa nhưng mà sữa ngon thì phải kể đến quán này. Chị thấy sữa ở đây từ sữa đậu xanh, đậu nành, … các loại bánh là đều ngon cả.”
Những ngày cuối năm, thời tiết chuyển mình khe khẽ, hoa dã quỳ đang độ xuân sắc nhất. Bạn còn chần chừ gì mà không tới Đà lạt ngắm hoa, thưởng thức một ly sữa nóng hổi, góp nhặt thêm chút tình cho ngân hàng thơ mộng này.
Theo Thanhnien
Những loại bánh trong dân gian ở miền Nam khiến bạn bồi hồi nhớ mẹ
Một trong những điểm nổi bật vè ẩm thực của miền Nam chính là các loại bánh. Hiện nay các loại bánh này hầu hết được gánh hàng rong bán khắp các ngả đường ở Sài Gòn.
Những loại bánh dân gian mộc mạc nhưng thơm ngọt béo như cái cách mà người dân Nam Bộ sống vậy.
Bánh cam.
1. Bánh cam:
Loại bánh hình tròn được chiên vàng, lớp vỏ bên ngoài làm bằng bột nếp và bột gạo, lăn thêm lớp mè trắng bên ngoài, nhân bên trong được làm bằng đậu xanh tán nhuyễn trộn với đuòng cát. vị bánh ngọt bùi, mùi thơm nhẹ. Ngày xưa mỗi lần Mẹ tôi có việc đi lên phố, lúc nào cũng mua những chiếc bánh tròn thơm ngon ngọt ngậy về cho chúng tôi làm quà. Ngày nay bánh thường được bán vào mỗi buổi chiều và hầu như có ở khắp mọi ngả đường.
Bánh tằm.
2. Bánh tằm:
Người ta mài khoai mì ra rồi hấp lên, sau đó cắt thành sợi dài, rắc trên đó những sợi dừa nạo ăn kèm với muối mè. Ngày xưa khoai mì chỉ được thu hoạch 1 lần trong năm, vì vậy mỗi năm đến mùa thu hoạch, chúng tôi thường được thưởng thức món ăn vặt ngon lành và cũng no bụng luôn. Hiện nay khoai mì có quanh năm và cũng có ở khắp mọi nơi trong miền Nam.
Bánh bò.
3. Bánh bò:
Bánh bò là món ăn quen thuộc và hết sức dân dã. Ngày xưa người ta thường hấp bánh bò thành từng mâm, cột sau xe đạp dạo quanh khắp phố để bán. Mua bao nhiêu thì người bán sẽ cắt bấy nhiêu tương ứng, miếng bánh bò được lót bằng một miếng lá chuối tươi. Bánh bò là loại bánh ngọt thơm béo mềm mịn. Hiện nay có nhiều loại bánh bò: bánh bò lá dứa, bánh bò thốt nốt, bánh bò cũng có nhiều hình dạng và màu sắc: màu trắng, màu lá dứa, màu hồng, màu tím... có thể dùng chung với bánh da lợn trộn nước cốt dừa.
Bánh da lợn.
4. Bánh da lợn:
Bánh da lợn là món ăn quen thuộc của người dân Nam Bộ, bánh được làm bằng bột năng và bột gạo, nhân đậu xanh ngậy bùi, kết hợp nước cốt dừa béo và lá dứa thơm lừng. Bánh da lợn được mọi người ưa chuộng cho nên không khó để thấy bánh được bán khắp nơi trên đất nước ta. Hiện nay người ta còn làm bánh da lợn với nhiều kiểu dáng và màu sắc như: màu tím lá cẩm, màu đỏ gấc,...
Theo Doanhnghiep
Cách đặt tên món ăn gây "lú" của ông bà ta, đến cả một idol Kpop còn phải "hoang mang style" Cùng khám phá ý nghĩa sâu xa sâu những món ăn "vị đi một đằng, tên lại một nẻo" của ẩm thực Việt nhé! Có lẽ ta sẽ không bao giờ hết trầm trồ được với tài đặt tên món ăn độc đáo của ông bà ta, có khi đơn giản như lấy tiếng "xèo xèo" khi cho bánh vào chảo làm tên,...