Da khô và thiếu nước: Chăm sóc như thế nào?
Da khô thiếu nước thường khiến cho nhiều chị em cảm thấy thiếu tự tin vì khuôn mặt luôn nhợt nhạt, da bong tróc, gặp trở ngại trong việc trang điểm.
Tuy nhiên, việc chăm sóc loại da này không hề khó. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ bí quyết chăm sóc da mặt bị khô hiệu quả và an toàn.
Thế nào là da khô thiếu nước?
Dấu hiệu cơ bản nhất để nhận biết da khô thiếu nước là thiếu dầu tự nhiên, trông xỉn màu, da đóng vảy trắng và sẽ cảm thấy ngứa ngáy khi trang điểm do da bị kích ứng. Hơn nữa, khi da mặt khô tone màu da không đồng đều, trông thiếu sức sống. Loại da này thường bị lão hóa nhanh do mất độ đàn hồi, các nếp nhăn dễ xuất hiện.
Mặc dù da khô thiếu nước gây mất thẩm mỹ khiến nhiều chị em tự ti nhưng nếu xây dựng lối sống lành mạnh, điều trị từ trong ra ngoài sẽ dễ dàng phục hồi vẻ đẹp của làn da.
Nguyên nhân gây da khô thiếu nước
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da khô mất nước:
- Đổ mồ hôi nhiều.
- Mất nước do tiêu chảy hoặc nôn mửa.
- Sốt.
Video đang HOT
- Da mặt bị khô một phần do bạn sử dụng mỹ phẩm trang điểm, chăm sóc da không phù hợp.
Ngoài ra, một số trường hợp có nguy cơ da khô thiếu nước cao hơn người khác như:
- Người thường xuyên stress.
- Người mất cảm giác khát khi có tuổi.
- Trẻ em dễ bị tiêu chảy và nôn mửa.
- Người mắc bệnh tiểu đường, rối loạn chức năng thận, huyết áp.
- Người bị ảnh hưởng tác dụng phụ do mất cân bằng của chất lỏng của một số thuốc như: thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng axit, kháng histamine.
Vậy trước những nguyên nhân trên, các bạn nên làm gì khi bị da mặt bị khô?
Cách chăm sóc da khô thiếu nước
Da khô thiếu nước do chịu sự tác động từ nhiều nguyên nhân. Do đó, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc dưới đây để bảo vệ và chăm sóc da hiệu quả.
- Uống nhiều nước: Bổ sung đủ nước là bước quan trọng đầu tiên. Việc cung cấp không những duy trì sự sống mà còn bổ sung độ ẩm cho da. Để hạn chế tình trạng da mặt bị khô, bạn nên uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung nước ngay sau khi tập luyện, đổ nhiều mồ hôi.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn các loại rau và trái cây giàu nước để cải thiện tình trạng da khô thiếu nước. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm trữ nước như rau xanh, trái cây mọng nước. Ngoài ra, bạn cần tránh các loại đồ ăn nhanh, chiên xào có nhiều dầu mỡ, cay nóng và các chất kích thích như bia rượu, cafe, thuốc lá,…
- Rửa mặt đúng cách: Nên dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không làm mất độ ẩm, sản phẩm chứa thành phần gây kích ứng da. Không rửa da bằng nước nóng vì điều này có thể khiến da bị mất nước nhiều hơn.
- Dưỡng ẩm cho da đúng cách: do da không đủ độ ẩm nên bạn cần chăm sóc da bằng kem dưỡng ẩm, mặt nạ, xịt khoáng phù hợp với loại da để cung cấp nước, tránh mụn xuất hiện. Ngoài ra, bạn cần lưu ý giữ ẩm da trong thời tiết lạnh và khô.
- Xem lại quy trình chăm sóc da: Hạn chế dùng các sản phẩm mạnh như retinol, tẩy tế bào chết có thành phần kích ứng da vì chúng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mất nước.
- Luôn dùng kem chống nắng: Nếu không thoa kem chống nắng thường xuyên, tác hại của tia UV sẽ khiến da bị khô và mất nước cũng như làm giảm hiệu quả sản phẩm dưỡng da của bạn.
Trên đây là những cách chăm sóc da khô thiếu nước bạn có thể tham khảo. Việc chăm sóc da bên ngoài cần đi đôi với việc dưỡng da từ sâu bên trong để duy trì da khỏe đẹp, hỗ trợ đẩy lùi khô sạm, ngăn ngừa nếp nhăn và mang lại làn da tươi sáng tự nhiên.
Cách kiềm nhờn cho da hiệu quả
Quá nhiều bã nhờn có thể dẫn đến việc da trở nên bóng dầu, lỗ chân lông bị tắc và mụn bắt đầu xuất hiện.
Rửa mặt đúng cách giúp kiềm dầu hiệu quả
Rửa mặt sạch là cách kiềm dầu cho da hiệu quả. Nguồn ảnh: Internet
Trong các bước chăm sóc da dầu hàng ngày, chúng ta không thể bỏ qua bước rửa mặt và tẩy trang. Rửa mặt là phương thức làm sạch da cơ bản nhất, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm sạch da dầu đúng cách. Dưới đây là các gợi ý chị em có thể tham khảo:
Rửa mặt ít nhất 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối. Đặc biệt là buổi sáng vì sau 1 đêm ngủ làn da sẽ tiết ra lượng lớn dầu, nếu không rửa mặt sạch sẽ tăng nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông và nhiễm khuẩn cao.
Ưu tiên lựa chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ (các loại sữa rửa mặt chứa hoạt chất tẩy rửa mạnh sẽ khiến da càng thêm khô và tăng tiết dầu);
Sử dụng kem chống nắng chuyên trị da dầu
Các loại kem chống nắng truyền thống có thể gây nên một số vấn đề về da ở những người sở hữu làn da dầu, vì chúng thường làm bít các lỗ chân lông. Tuy nhiên, bạn vẫn cần sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi ánh nắng. Bạn nên chọn kem chống nắng thích hợp và không chứa gốc dầu.
Khi muốn chăm sóc da dầu, bạn không nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da ban ngày mà thay vào đó nên dùng kem chống nắng hoặc kem dưỡng có thành phần kiềm dầu cho da để chống nắng hiệu quả trong những ngày nắng chói chang.
Tẩy tế bào chết là cách chăm sóc da dầu hiệu quả
Đối với da dầu, bạn nên tẩy da chết 1 - 2 lần một tuần. Việc này sẽ giúp lấy hết mọi bụi bẩn dưới da, giúp da thoáng sạch và không bị bít lỗ chân lông. Từ đó, giúp ngăn ngừa, và hạn chế mụn hình thành.
Mật ong - Trợ thủ đắc lực của làn da dầu
Mật ong là chất giữ ẩm tự nhiên nên sẽ giúp bạn cấp ẩm cho da nhưng không gây nhờn. Nhờ khả năng kháng khuẩn và khử trùng, mật ong có thể có lợi cho da dầu và mụn trứng cá. Khi sử dụng mật ong để kiềm dầu cho da, hãy thoa một lớp mỏng lên mặt; để khô trong khoảng 10 phút. Cuối cùng là rửa kỹ lại bằng nước ấm.
Đừng quên tác dụng kiềm dầu cho da thần kỳ của mặt nạ đất sét
Mặt nạ đất sét là một trong các loại mặt nạ dành cho da dầu đặc trưng. Mặt nạ đất sét được sử dụng để hấp thụ dầu trên da và điều trị nhiều tình trạng da khác nhau. Bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng các sản phẩm có chứa các khoáng chất như bentonite hoặc smectite - giúp kiềm dầu cho da cũng như làm giảm tình trạng nhờn rít nhưng không gây kích ứng da. Tín đồ skincare có thể duy trì việc sử dụng mặt nạ đất sét vài lần trong tuần nhưng tránh lạm dụng để không khiến da bị khô.
5 lọ kem dưỡng ẩm tốt nhất cho mùa đông: Bôi xong da luôn mọng mướt, kể cả trong ngày rét đậm 5 lọ kem dưỡng này xứng đáng được chị em "rước" ngay về nhà. Vào những ngày lạnh "cắt da cắt thịt", không khí hanh khô chỉ chực chờ bòn rút độ ẩm của làn da, một lọ kem dưỡng mỏng nhẹ là chưa "đủ đô". Nhất là nếu bạn sở hữu làn da khô mãn tính, kem dưỡng có kết cấu quá...