Đã giải quyết vấn đề gói 16.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp “đứng im” vì thủ tục
Gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay trả lương cho người lao động bị ngừng việc do dịch Covid-19 vẫn chưa đến tay doanh nghiệp
Nới điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ: thoibaonganhang
Tại họp báo Chính phủ chiều nay (30/10), trước câu hỏi về việc chưa doanh nghiệp nào được vay từ gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng để trả lương cho người lao động bị ngừng việc do dịch Covid-19, đại diện Bộ LĐTB&XH thừa nhận, việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp theo Nghị quyết 42/NQ-CP đã triển khai quyết liệt đến các địa phương, các đối tượng người nghèo, người có công. Nhưng quá trình hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động còn hạn chế chủ yếu do thủ tục quá chặt chẽ nên “chưa có khoản vay nào được giải ngân”.
Để cụ thể hóa Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 05/2020/TT-NHNN hướng dẫn cho vay tái cấp vốn, lãi suất 0%, số tiền 16.000 tỷ đồng để NHCSXH cho người sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính vay với lãi suất 0% trả lương cho người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Video đang HOT
Theo quy định tại Điều 13 Quyết định 15/2020/QĐ-TTg, người sử dụng lao động đủ điều kiện được vay vốn hỗ trợ do Covid-19 khi có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia BHXH bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2020 đến hết 30/6/2020.
Doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019.
Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính do ảnh hưởng của Covid-19 nếu đáp ứng đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ vay vốn trả lương ngừng việc với lãi suất 0%/năm từ Ngân hàng Nhà nước. Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp, để đáp ứng đủ được các điều kiện này là rất khó khăn.
Trước thực tế đó, Bộ LĐTB&XH đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định 15/2020/QĐ-TTg để “gỡ khó” cho doanh nghiệp, khắc phục các tiêu chí, điều kiện chưa thực sự phù hợp để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động vượt qua những tác động của đại dịch Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp vay để trả lương cho người lao động bằng việc giảm bớt các điều kiện được vay vốn, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, bảo đảm cuộc sống của nhân dân, người lao động cả nước, góp phần ổn định xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trong thời gian tới.
Đồng thời, các ngân hàng chính sách xã hội ở địa phương đã phổ biến đến từng xã về gói cho vay này, đồng thời Bộ cũng đã chỉ thị để đôn đốc thực hiện giải ngân gói vay. “Với việc tuyên truyền sâu rộng và giảm bớt điều kiện cho vay, các doanh nghiệp đang làm thủ tục để vay trả lương cho người lao động bị ngừng việc do dịch Covid-19″ – đại diện Bộ LĐTB&XH cho biết.
Doanh nghiệp "trần tình" lý do "xù" hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia
Một doanh nghiệp ở Hải Phòng "xù" hàng loạt hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia đã lên tiếng "trần tình" lý do về việc này.
Công ty Cổ phần Thương mại Minh Khai (gọi tắt là Công ty Minh Khai), một trong những doanh nghiệp đã "xù" nhiều hợp đồng cấp gạo dự trữ quốc gia, đã chia sẻ lý do với Báo Người Lao Động. Mới đây nhất vào ngày 14-4, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc thông báo hủy kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó có gói thầu 1.200 tấn của Công ty Minh Khai, số gạo này theo kế hoạch nếu được ký hợp đồng, sẽ nhập kho tại Chi cục Dự trữ Nhà nước Sơn La.
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Bích Hoà, Tổng giám đốc Công ty Minh Khai, cho biết khi thực hiện đấu thầu cấp gạo dự trữ quốc gia thì giá chưa lên, dịch Covid-19 cũng chưa có diễn biến mới.
Công ty Cổ phần thương mại Minh Khai có trụ sở ở Hải Phòng - Ảnh: Trọng Đức
"Buổi sáng doanh nghiệp đấu thầu thì đến buổi tối, đại diện Tổ chức Y tế thế giới công bố đại dịch toàn cầu, thông báo xong thì giá gạo tăng. Cùng thời điểm đó thì giá gạo xuất khẩu cũng tăng nên người đấu thầu cũng "chết" vì đấu thầu, không mua được hàng" - bà Hòa cho hay.
Theo vị lãnh đạo doanh nghiệp, có nhiều yếu tố khách quan khác như hạn hán, xâm nhập mặn, nhưng nguyên nhân lớn nhất là do diễn biến của dịch bệnh nên không mua được hàng để cung cấp gạo dự trữ quốc gia theo kết quả đấu thầu.
Bà Nguyễn Bích Hòa cho rằng cần phải điều chỉnh giá thì doanh nghiệp mới mua được hàng, giá thấp quá bà con không bán, hơn nữa doanh nghiệp phải thu mua từ rất nhiều nơi.
Công ty Minh Khai còn tham gia đấu thầu cấp gạo dự trữ cho Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hải Hưng, tuy nhiên sau khi trúng thầu, doanh nghiệp này đã từ chối ký hợp đồng. Cục Dự trữ nhà nước khu vực Hà Bắc cũng bị doanh nghiệp này "xù" 1 gói thầu.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái cũng đã thông báo hủy 2 gói thầu với tổng số lượng 2.300 tấn gạo do Công ty Minh Khai từ chối ký hợp đồng.
Do hàng loạt doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia, đến nay Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết mới mua được 7.700 tấn gạo, trên tổng số 190.000 tấn phải mua theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt. Hiện, Tổng cục đang trình Bộ Tài chính kế hoạch để tổ chức đấu thầu lại.
Trọng Đức - Minh Chiến
Khi các chính phủ "phát" tiền cứu kinh tế: Không phải bao nhiêu, mà là khi nào và như thế nào! Tại Singapore, gói cứu trợ của chính phủ cũng được thực hiện đơn giản, minh bạch, chứ không nặng về vấn đề thủ tục. Bất cứ SME nào tại Singapore không có nợ xấu trước khi đại dịch diễn ra đều có thể tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng mà không phải nêu bất kể lý do gì. Trong khi nhiều người...