Đã gần hết năm 2017, cổ phiếu ITA vẫn không lên nổi giá 5.000 đồng, chưa nói đến “trên mệnh giá” như ông Đặng Thành Tâm khẳng định
Hiệu ứng tâm lý từ lời nói của vị doanh nhân đã tạo ra đợt tăng giá mạnh nhất của ITA trong năm nay, nhưng rồi thị trường đã trả ITA về giá 3.000 đồng.
Cuối tháng 6/2017, CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Itaco – ITA ) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 với sự chủ trì của ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP PT Đô thị Kinh Bắc (mã KBC) thay cho chị gái ông là bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Điểm ấn tượng của buổi Đại hội này là lời khẳng định của ông Tâm: “Giá cổ phiếu của ITA chỉ có lên chứ không xuống được”. Ông Tâm cũng cho biết sẽ mua vào cổ phiếu ITA trong thời gian sắp tới với niềm tin vào việc ITA lên trên mệnh giá trong năm nay.
Ngay sau tuyên bố này, trong phiên giao dịch ngày 26/06, cổ phiếu ITA đã tăng trần với dư mua trần lên tới hơn 12 triệu đơn vị.
Đó cũng là đợt tăng giá mạnh nhất của ITA trong năm khi phi lên gần mức giá 5.000 đồng (tương đương giá đầu năm), nhưng ngay sau đó thôi, cổ phiếu này đã liên tục đi xuống cho đến tận bây giờ.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 05/12/2017, ITA có giá 3.400 đồng.
Ông Đặng Thành Tâm cũng không có động thái mua vào cổ phiếu ITA. Dù vậy, một đơn vị quen thuộc là CTCP Đại học Tân Tạo đã rất tích cực mua. Sau lần mua gần nhất, trường này đang sở hữu 57,2 triệu cổ phiếu tương đương 6,1%.
Từng là một “bluechips” trên sàn chứng khoán, sự quan tâm của nhà đầu tư đối với cổ phiếu ITA chưa bao giờ hết nóng dù bây giờ, ITA chỉ xếp vào hạng penny đầu cơ. Nhưng điều quan trọng là kế hoạch tăng trưởng mà ITA đưa ra tại cuộc họp ĐHCĐ cùng với khí thế vốn có của ông Đặng Thành Tâm đã khiến nhà đầu tư rất dễ bị thuyết phục. Tập đoàn này đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 880,4 tỷ đồng, trong đó doanh thu cho thuê đất và nhà xưởng là 687,1 tỷ, doanh thu cung cấp dịch vụ 73,3 tỷ và doanh thu tài chính 115 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng đạt 309,2 tỷ đồng – gấp 8 lần năm 2016.
Hiệu ứng tâm lý với ITA tạo nên cú tăng vọt cho cổ phiếu. Tuy nhiên, sau khi hiệu ứng tâm lý qua đi thì điều hiện thực nhất là kết quả kinh doanh của ITA đã không như lời nói. Sau 9 tháng, doanh thu hợp nhất mới đạt 354 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 39 tỷ đồng – tức chỉ bằng 12% kế hoạch và theo đó EPS chỉ vỏn vẹn 40 đồng.
Video đang HOT
Mới đây quỹ ETF FTSE Việt Nam công bố cơ cấu danh mục quý 4 với việc loại bỏ ITA khỏi danh mục.
Theo Trí thức trẻ
Dự án tỷ USD dang dở của chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến
Bà Đặng Thị Hoàng Yến là một trong số ít các doanh nhân từng là đại biểu Quốc hội. Doanh nghiệp của bà và em trai Đặng Thành Tâm sở hữu nhiều dự án quy mô lớn, song gần đây phần lớn đều dở dang, đình trệ. Cùng với đó là sự im lặng của bà Yến.
Hàng dài siêu dự án
Nhiệt điện Kiên Lương là một trong những dự án quy mô lớn nhất của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) thuộc Tập đoàn Tân Tạo, do bà Đặng Thị Hoàng Yến làm chủ tịch. Dự án có quy mô 4.400-5.200 MW, vốn đầu tư gần 7 tỷ USD.
Được Chính phủ phê duyệt vào tháng 1/2008, Dự án Nhiệt điện Kiên Lương dự kiến khởi công cuối năm 2009 và đến 2013 đi vào hoạt động. Tuy nhiên, đến nay dự án có số vốn "khủng" này vẫn giậm chân tại chỗ.
Trước tình thế đó, đã nhiều lần, chính quyền tỉnh Kiên Giang và Bộ Công Thương đã có những động thái quyết liệt nhằm xử lý dứt điểm dự án: hoặc tiếp tục phát triển, hoặc ngừng, trả lại đất tránh tình trạng treo kéo dài.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến
UBND tỉnh Kiên Giang cho rằng, sự chậm trễ của Dự án nhiệt điện Kiên Lương đã gây thiệt hại đáng kể về kinh tế - xã hội cho tỉnh, ảnh hưởng đến cả Tổng sơ đồ điện VI... Tuy nhiên, suốt nhiều năm qua, ITA luôn khẳng định DN này đủ sức thực hiện các dự án trên.
Trong biên bản ĐHCĐ 2016, ITA cho hay đang cùng chủ đầu tư tích cực đàm phán với các đối tác để đẩy nhanh tốc độ triển khai dự án. Tổ máy số 1 dự kiến sẽ vận hành và phát điện vào tháng 8/2024.
Ngoài Nhiệt điện Kiên Lương, chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến còn có hàng loạt dự án khủng khác, nhưng cũng trì trệ.
Gần đây nhất, dự án Trung tâm Điện lực tỉnh Bình Định do CTCP Năng lượng Sài Gòn - Bình Định thuộc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (của ông Đặng Thành Tâm) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 7,5 tỷ USD, cũng bị UBND tỉnh Bình Định ban hành văn bản thu hồi.
Dự án được đề xuất từ năm 2009 trên diện tích 250ha tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng công suất 5.200 MW.
Hay, dự án Khu Thương mại - Dịch vụ Vina Universal Paradise do CTCP Đầu tư Khu du lịch - Phim trường VINA (công ty con của Tập đoàn Tân Tạo) làm chủ đầu tư với vốn gần 1,2 ngàn tỷ đồng tại Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) với hàng trăm nhà liền kề, biệt thự bungalow,... cũng đang bất động.
Theo "tối hậu thư", Tân Tạo sẽ phải có văn bản chính thức về việc chọn phương án nào: làm tiếp, chuyển nhượng hay trả lại cho tỉnh Quãng Ngãi (thu hồi) trước ngày 30/9, nhưng thông tin về vấn đề này vẫn chưa được công bố.
Khó khăn kéo dài
Hầu hết các dự án của 2 tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) và Tân Tạo, gắn với tên tuổi ông Đặng Thành Tâm và chị gái Đặng Thị Hoàng Yến, đều được công bố rất rầm rộ. Giai đoạn 2008-2009, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng thì các dự án tỷ đô của bà Yến và ông Tâm vẫn liên tục động thổ.
Ông Đặng Thành Tâm.
Tuy nhiên, tình trạng dự án đình trệ kéo dài gây bức xúc lớn, nhất là những người người dân bị thu hồi đất, không có đất để sản xuất.
Có thể thấy, sự trì hoãn kéo dài của các dự án khủng liên quan khá chặt chẽ tới sự kín tiếng gần đây của ông Đặng Thành Tâm và sự im lặng gần như không xuất hiện của bà Đặng Thị Hoàng Yến trong thời gian qua. Đi cùng với đó là những khó khăn, nợ nần và quá trình tái cơ cấu đầy vất vả của những DN này.
Trên thực tế, xã hội hóa đầu tư vào nhiều ngành, trong đó có điện, là chủ trương của nhà nước. Theo đánh giá của EVN, hiện Việt Nam rất thiếu điện và cần tới khoảng 40 tỷ USD để đầu tư phát triển trong giai đoạn 2016-2020.
Sự vào cuộc của SGI hay Tân Tạo là rất kịp thời. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là quy mô các dự án điện mà các tập đoàn tư nhân này hướng tới đều quá lớn, trong khi tiềm lực của chính các DN này không tương xứng và đã, đang đầu tư rất nhiều siêu dự án BĐS khác.
ITA có tổng tài sản khoảng 13 ngàn tỷ đồng, nhưng riêng dự án Nhiệt điện Kiên Lương cần tới gần 7 tỷ USD (khoảng 150 ngàn tỷ đồng). Vì thế, DN này muốn được Chính phủ bảo lãnh vay vốn nước ngoài và muốn có cơ chế mua bán điện được trợ giá từ EVN.
Song, cả hai vướng mắc này đều khó giải quyết trong bối cảnh nợ công tăng cao và EVN đang hướng tới một thị trường buôn bán điện cạnh tranh. Chính phủ không thể bảo lãnh vay vốn cho hàng dài các dự án tư nhân.
Trong khi đó, chính các DN này cũng hoạt động khó khăn. 6 tháng đầu 2016, ITA ghi nhận doanh thu giảm gần 70% so với cùng kỳ và chỉ đạt 15% kế hoạch năm. Lợi nhuận còn giảm mạnh hơn. Tổng nợ của ITA tới cuối quý 2 lên tới gần 2,5 ngàn tỷ đồng,... trong đó có những khoản quá hạn chưa chi trả.
So với mặt bằng chung, gia đình họ Đặng thuộc hàng có tiềm lực tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, với những khó khăn kéo dài và quá trình tái cơ cấu còn tiếp diễn thì việc tìm nguồn tài trợ vốn cho các dự án có thể sẽ giảm sút rất mạnh.
Theo V. Hà
VietnamNet
SCIC chính thức ra thông báo bán gần 22% vốn điều lệ của Vinaconex SCIC sẽ thoái vốn tại Vinaconex theo hình thức đấu giá với giá khởi điểm 25.600 đồng/cổ phần. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa chính thức thông báo bán hơn 96,23 triệu cổ phiếu VCG của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Số cổ phần VCG mà SCIC đưa ra bán...