Đã đến lúc gỡ cài đặt Google Photos trên iPhone
Là ứng dụng lưu ảnh nhưng Google Photos thu thập nhiều dữ liệu khác nhau trên iPhone, kể cả danh bạ điện thoại hay lịch sử giao dịch.
Sau một thời gian không cập nhật, Google đã bổ sung danh sách dữ liệu được thu thập cho tất cả sản phẩm phát hành trên App Store, bao gồm ứng dụng lưu ảnh Google Photos. Giống như Gmail, Chrome hay Maps, Google Photos thu thập nhiều dữ liệu hơn so với các ứng dụng cùng loại, kể cả Apple Photos.
Danh sách dữ liệu thu thập được tiết lộ khi Google tuân thủ quy định mới của Apple, buộc tất cả ứng dụng phát hành trên App Store liệt kê các loại dữ liệu thu thập như lịch sử duyệt web hay vị trí, kể cả thông tin liên kết với danh tính người dùng (dữ liệu tài chính, danh bạ…), phục vụ quảng cáo được cá nhân hóa. Danh sách này có tên Privacy Label (nhãn quyền riêng tư).
Zing lược dịch bài viết của tác giả Zak Doffman trên Forbes về việc Google Photos đang thu thập quá nhiều dữ liệu trên iPhone.
Google Photos thu thập dữ liệu gấp nhiều lần Apple Photos
Nhìn vào nhãn quyền riêng tư của Google Photos trên App Store, không ngạc nhiên khi ứng dụng này thu thập nhiều dữ liệu, kể cả các thông tin dường như không liên quan đến tính năng lưu ảnh như lịch sử giao dịch, số điện thoại…
Theo Google, nhãn quyền riêng tư hiển thị tất cả thông tin có thể được thu thập, còn việc dữ liệu nào được ghi nhận trên thực tế dựa vào tính năng được sử dụng.
Nhãn quyền riêng tư của Google Photos trên App Store tiết lộ lượng dữ liệu mà trình duyệt này thu thập nhiều hơn Apple Photos, được cài sẵn trên iPhone
“Chúng tôi sẽ thu thập dữ liệu danh bạ nếu bạn muốn chia sẻ ảnh cho người khác, hoặc nếu muốn mua sách ảnh, chúng tôi sẽ lưu trữ thông tin thẻ tín dụng, dữ liệu mua sắm. Chúng sẽ không được thu thập nếu bạn không muốn chia sẻ hình hoặc mua sách ảnh”, Google giải thích.
Video đang HOT
Đó là mô tả của Google cho việc ứng dụng lưu ảnh của họ lấy thông tin về danh bạ hay lịch sử giao dịch. Công ty này cho rằng iCloud là nền tảng lưu trữ đứng sau Apple Photos, trong khi Google Photos có kho lưu trữ riêng và một số tính năng đặc biệt.
Tuy nhiên, lịch sử cho thấy cách tiếp cận quyền riêng tư của Apple và Google rất khác nhau. Trong khi Apple chỉ thu thập dữ liệu, nhận doanh thu từ người mua và sử dụng sản phẩm Táo khuyết, doanh thu của Google đa phần dựa vào quảng cáo được cá nhân hóa, xuất hiện trên phần lớn website mà bạn truy cập trên Internet. Quảng cáo hiển thị càng sát đối tượng, Google sẽ thu càng nhiều tiền dựa trên lượt nhấp vào.
Có 2 phần chính trong nhãn quyền riêng tư trên App Store, gồm “dữ liệu được liên kết” và “dữ liệu không được liên kết”. Nhà phát triển chỉ sử dụng dữ liệu không liên kết để cải tiến dịch vụ, theo dõi tần suất sử dụng hoặc vị trí mà nó được bật nhiều nhất. Còn với dữ liệu được liên kết, họ có thể sử dụng chúng để vẽ nên “bức tranh” về sở thích, hoạt động của bạn trên Internet.
So với Apple Photos, Google Photos là ứng dụng phức tạp hơn nên người dùng có thể chấp nhận gửi nhiều thông tin cho Google để sử dụng hết chức năng. Tuy nhiên nếu nhìn vào trình duyệt Chrome, toàn bộ dữ liệu thu thập được liên kết với danh tính người dùng. Việc tìm ra sự khác biệt cơ bản giữa Chrome với Safari hay những trình duyệt khác là không dễ dàng.
Hàng triệu người dùng sản phẩm Apple đang sử dụng Google Photos, theo Forbes.
Muôn kiểu lấy dữ liệu của Google
Sundar Pichai, CEO Google từng khẳng định “không sử dụng thông tin trong ứng dụng chủ yếu lưu dữ liệu cá nhân như Gmail, Drive, Calendar và Photos cho mục đích quảng cáo”. Tuy nhiên, ngay cả khi Photos không thu thập thông tin cho mục đích quảng cáo, hệ sinh thái quảng cáo của Google khá phức tạp, và nó không cần liên kết trực tiếp đến hoạt động cụ thể của một người để nhắm đối tượng.
Google lập luận rằng Apple có lợi thế riêng khi thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Trong khi đó, Google lại yêu cầu người dùng Apple và những nền tảng khác tạo tài khoản đăng nhập, chẳng khác gì tạo kho lưu trữ thông tin về họ tương tự nền tảng Android.
Khi cài đặt Google Photos trên iPhone, người dùng sẽ nhận thông báo ghi rằng “Google Photos cần truy cập tất cả ảnh của bạn” để xem, chia sẻ và sao lưu ảnh. Tuy nhiên dưới góc độ quyền riêng tư, đó là câu hỏi “cho tất cả hoặc không có gì”, người dùng cần chấp nhận để dữ liệu rời khỏi tầm kiểm soát của Apple cho một công ty khác nếu muốn sử dụng dịch vụ bình thường.
Google cũng xác nhận thu thập dữ liệu EXIF trong từng ảnh. Đây là các thông số liên quan đến thời gian, vị trí chính xác mà ảnh được chụp, kể cả thiết bị và thông số cài đặt camera.
“Chúng tôi sử dụng EXIF để cải thiện trải nghiệm trong ứng dụng, ví dụ như tính năng kỷ niệm (Memories) hoặc đề xuất mua sách ảnh dựa trên chuyến du lịch gần đây”, Google cho biết.
Google cũng xác nhận thu thập dữ liệu EXIF trong từng tấm hình.
Cuối cùng, thông tin của bạn có thể phục vụ quảng cáo, dù không được đề cập trực tiếp. Facebook từng thừa nhận ngay cả khi không được cấp quyền chia sẻ vị trí trên smartphone, họ vẫn có thể thu thập thông tin này dựa trên EXIF trong ảnh được tải lên.
Trong vài năm qua, ngành công nghệ đã phải chú trọng đến quyền riêng tư của khách hàng hơn khi nhiều nhà lập pháp dần lo ngại về tình trạng lạm dụng dữ liệu người dùng. Google đang đối mặt ít nhất 3 vụ kiện chống độc quyền lớn, gồm một vụ kiện mang tính bước ngoặt do Bộ Tư pháp Mỹ khởi xướng và một khiếu nại từ liên minh lưỡng đảng các bang.
Dù Google Photos có nhiều tính năng hơn Apple Photos hay một số ứng dụng khác, hãy hiểu rõ sự đánh đổi về dữ liệu khi bạn chấp nhận sử dụng nó. Mọi người có quyền lựa chọn dịch vụ, dữ liệu nào được thu thập. Nếu vẫn sử dụng Google Photos dù đã đọc nhãn quyền riêng tư, đó là quyết định của bạn.
Vụ kiện thế kỷ tiết lộ liên minh ngầm trị giá đến 12 tỷ USD giữa Google và Apple
Với số tiền khổng lồ này, Google đã trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone và mọi thiết bị khác của Apple, mang lại nguồn lợi và vị thế thống trị trên thị trường tìm kiếm.
Trong vụ kiện chống độc quyền thế kỷ giữa Bộ Tư pháp Mỹ với Google đã cho thấy người khổng lồ tìm kiếm này trả bao nhiêu tiền để được thống trị các công cụ tìm kiếm trên iPhone và lạm dụng vị thế của mình: từ 8 tỷ USD đến 12 tỷ USD - chiếm từ 15% đến 20% doanh thu toàn cầu của Apple.
Đây là một số tiền khổng lồ mà Apple nhận được để Google có một trong những vị trí đẹp nhất trên thế giới trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến: cỗ máy tìm kiếm mặc định trên iPhone và các thiết bị Apple khác.
Các nhà điều tra của Bộ Tư pháp cho biết, Apple, vốn không có công cụ tìm kiếm riêng, đã ký một thỏa thuận kéo dài nhiều năm để Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone và các sản phẩm Apple khác. Điều này cũng có nghĩa Google sẽ hiện diện mặc định trong trình duyệt Safari, trợ lý âm thanh Siri và tính năng tìm kiếm trong thiết bị Spotlight.
Theo cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ, thỏa thuận này quan trọng với Google đến mức, khả năng để mất thỏa thuận này sẽ được liệt vào tình trạng "Mã Đỏ" (mức nghiêm trọng) trong Google - tuy nhiên Google cho biết, họ chưa từng nghe đến thuật ngữ này cho đến khi được đọc trong đơn kiện của Bộ Tư pháp.
Giá trị cao của hợp đồng này nghĩa là trước khi thỏa thuận này được ký kết, CEO Apple, Tim Cook đã có một cuộc gặp riêng với CEO Google, ông Sundar Pichai vào năm 2018 để thảo luận về cách hợp tác để hai người khổng lồ của Thung lũng Silicon có thể " thúc đẩy tăng trưởng doanh thu từ tìm kiếm."
Sau đó, một nhân viên Apple đã viết thư cho một đối tác tại Google rằng: " Tầm nhìn của chúng tôi là làm việc cùng nhau như thể một công ty."
Không đơn thuần chỉ là một hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp lớn, John Newman, cựu luật sư chống độc quyền của Bộ Tư pháp, hiện đang là giáo sư luật tại Đại học Miami cho rằng: " Đây không phải là sự thông đồng cổ điển, với hai đối thủ bắt tay nhau để nâng giá và mỗi bên đều hưởng lợi. Nó giống như một nhà độc quyền đồng ý với một công ty khác để phân chia tiền thuê độc quyền hơn."
Các luật sư của Bộ Tư pháp cũng xem liên minh Google - Apple là một điều gì đó khác hơn là một thỏa thuận hợp tác đơn thuần: một ví dụ nổi bật về việc Google bị cáo buộc gian lận thị trường tìm kiếm trực tuyến khi chống lại bất kỳ đối thủ nào bằng cách dùng một số tiền khổng lồ để có được một trong những vị trí tìm kiếm đẹp nhất trên thế giới tìm kiếm.
Phản bác lại lập luận của Bộ Tư pháp, Phó chủ tịch Toàn cầu của Google, ông Kent Walker cho rằng, mọi người hoàn toàn có thể đổi công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt của họ nếu muốn.
" Thỏa thuận của chúng tôi với Apple và các nhà sản xuất thiết bị khác cũng như các nhà mạng khác không khác gì các thỏa thuận mà nhiều công ty khác đã sử dụng để phân phối phần mềm. Các công ty tìm kiếm khác, bao gồm cả Bing của Microsoft, cũng cạnh tranh với chúng tôi để đạt được thỏa thuận này. Và các thỏa thuận của chúng tôi đã vượt qua nhiều bài đánh giá chống độc quyền."
Hứa hẹn đủ đường, cuối cùng Google vẫn bán dữ liệu cá nhân của người dùng Đó là nội dung một vụ kiện đang được thụ lý tại toà án liên bang Mỹ. " Google hứa hẹn với hàng trăm triệu người dùng của họ rằng sẽ không bao giờ bán bất kỳ thông tin cá nhân nào cho các bên thứ ba, và người dùng sẽ được quyết định cách mà thông tin của họ được sử dụng....