Da dễ “ăn vạ” mấy cũng sáng khỏe, đẹp mướt nếu bạn biết đến 8 sản phẩm làm sáng da dành riêng cho da nhạy cảm
Da nhạy cảm giờ đây cũng có thể thoải mái dùng Vitamin C, Retinoid để làm sáng da nếu chọn đúng sản phẩm tốt.
Hầu hết các sản phẩm làm sáng da trên thị trường đều chứa các hoạt chất làm sáng da mạnh mẽ như Vitamin C, Retinoid… khiến các bạn da nhạy cảm cực khó lựa chọn khi có nhu cầu cải thiện làn da. Tuy nhiên, các nhà sản xuất cũng cực kì quan tâm đến phân khúc da nhạy cảm. Dưới đây là 8 sản phẩm làm sáng da siêu tốt mà lại vô cùng thân thiện với những ai da dễ kích ứng:
Pai Skincare Pai Skincare Rosehip Oil BioRegenerate (Giá gốc: 1.023.000 VNĐ)
Dầu nụ tầm xuân thì luôn nổi tiếng với tác dụng làm sáng da rồi. Đặc biệt, em nó còn rất thân thiện với các bạn da nhạy cảm, dầu mụn nhiều nữa.
Biossance Squalane Vitamin C Rose Oil (Giá gốc: 1.675.000 VNĐ)
Nếu là tín đồ của các sản phẩm dưỡng da sạch thì bạn không thể bỏ qua em này đâu. Thành phần chính gồm có dầu hoa hồng, Squalane và Vitamin C vừa làm sáng da lại vừa dưỡng ẩm rất hiệu quả.
Caudalie Vinoperfect Radiance Serum (Giá gốc: 1.837.000 VNĐ)
Em serum này thì quá là nổi tiếng rồi. Thành phần chính là hoạt chất Viniferine có tác dụng làm sáng da gấp 60 lần Vitamin C. Tuy thế mà em nó lại không hề dễ gây kích ứng da như C. Vì vậy mà các bạn da nhạy cảm rất thích em nó.
Video đang HOT
Femmue Lumière Vital C Serum (Giá gốc: 2.047.000 VNĐ)
Ngoài thiết kế vô cùng sang trọng, em dầu dưỡng này còn có thành phần rất đáng ngưỡng mộ. 100% từ thực vật, em nó có Vitamin C làm sáng da, Vitamin E để làm ẩm và giảm sưng viêm.
Shani Darden Skin Care Texture Reform (Giá gốc: 2.210.000 VNĐ)
Đây là một trong số rất rất ít các sản phẩm dưỡng da chứa Retinol mà các bạn da nhạy cảm có thể dùng được. Em nó chứa tỉ lệ Retinol vừa đủ để tăng tốc độ thay da và làm sáng da nhưng không để lại hậu quả khô căng hay kích ứng.
SkinCeuticals Discoloration Defense (Giá gốc: 2.279.000 VNĐ)
Vitamin C không phải là cách thức làm sáng da duy nhất đâu. Em serum này cực đặc biệt vì có chứa Tranexamic Acid và Kojic sẽ làm giảm sự xuất hiện của các hắc sắc tố.
IS Clinical Pro-Heal Serum Advance (Giá gốc: 3.605.000 VNĐ)
Sản phẩm này được coi là một trong những công thức sáng da đột phá nhất của thế kỉ 21. Em nó chứa Vitamin C dạng mạnh nhưng lại được thêm vào chiết xuất lá ô liu, vitamin A và E để cân bằng lại Vitamin C. Vì thế mà khả năng có thể gây kích ứng giảm xuống mức thấp nhất.
SkinCeuticals C E Ferulic (Giá gốc: 3.861.000 VNĐ)
Công thức C nhà SkinC thì đã quá đỗi nổi tiếng rồi. Nó tốt đến mức đã rất nhiều hãng sản xuất các bản dupe tương tự với giá rẻ hơn. Nhưng tất nhiên rồi, cái gì cũng có giá của nó cả. Serum C của SkinC được thêm vào Vitamin E và Ferulic Acid để C ổn định hơn, làm chậm quá trình oxy hóa, giúp da thêm ẩm mượt và bớt xảy ra kích ứng.
Phụ nữ thời xưa và "mốt" tắm trắng bất chấp mọi hậu quả
Không chỉ phụ nữ thời nay mới chuộng làn da trắng sáng, những mỹ nhân xưa cũng có muôn kiểu làm trắng da với những phương pháp không ai ngờ tới.
Có thể nói da trắng đã trở thành chuẩn mực cần thiết của cái đẹp mà người phương Đông lẫn phương Tây đều xem trọng. Người phụ nữ sở hữu làn da trắng, không tì vết được xem như là hình mẫu lý tưởng của các cô gái. Với mong muốn có được làn da trắng sáng, người phụ nữ ở nhiều vùng miền khác nhau có những cách dưỡng trắng da riêng biệt mà thời nay chúng ta thường gọi đó là "tắm trắng".
Một geisha với làn da trắng, môi đỏ là chuẩn mực của cái đẹp Nhật Bản
Trong suy nghĩ nhiều người, da trắng là biểu hiện của tầng lớp quý tộc cao sang, vậy nên da trắng trở thành xu hướng theo đuổi của mọi phụ nữ. Nếu như ở Trung Quốc, Nhật Bản hay Việt Nam xưa, phụ nữ có da trắng luôn được đánh giá cao thì ở châu Âu (đặc biệt thời kỳ Phục Hưng), làn da trắng nhợt chính là biểu tượng của người phụ nữ quyến rũ, quý tộc. Thậm chí, phụ nữ xưa "cuồng" da trắng tới mức, họ sẵn sàng cắt máu, trang điểm bằng mọi cách để có được điều mong muốn, thậm chí da càng trắng bệch càng tốt.
Những hộp phấn bột của phụ nữ Hy Lạp cổ đại với thành phần chính là... chì
Từ xa xưa, những phụ nữ Nhật Bản và Trung Quốc thường sử dụng bột ngọc trai, bột từ vỏ sò giã mịn để phủ lên da mình. Thậm chí, có người đã từng nuốt thứ bột ấy với hi vọng làn da mình sẽ trắng trẻo mãi mãi. Nữ hoàng Cleopatra, người phụ nữ quyền lực nổi tiếng của Ai Cập cổ đại đã sử dụng mặt nạ làm từ hỗn hợp sữa lừa và phân cá sấu, sữa tắm được bào chế từ hàng nghìn cánh hoa hồng với sữa tươi để làm trắng da.
Nữ hoàng Anh Victoria cũng ưa chuộng một làn da trắng
Ở phương Tây phụ nữ đã biết dùng phấn bột làm trắng từ thời Hy Lạp cổ đại. Song, ít ai biết rằng, thành phần chính của phấn bột ấy là chì - một hóa chất có thể gây chết người. Người xưa cho rằng, bôi phấn ấy lên mặt da sẽ trắng xanh xao, là biểu hiện của sức khỏe tốt và vẻ đẹp quý tộc.
Hình ảnh một người phụ nữ phương Tây đang tắm trắng
Thời đại Victoria lại dùng thạch tín để làm trắng và mịn da mà không biết rằng đây là chất cực độc, có thể gây ung thư và tổn thương não. Thời kỳ nữ hoàng Elizabeth, chì là sản phẩm được ưa chuộng để tẩy da, nhưng nếu sử dụng thường xuyên có thể gây bạc tóc, khô da, rối loạn tiêu hóa và một số bệnh tật nguy hiểm khác. Có thời kỳ người phương Tây đã chế ra một loại xà phòng làm trắng gồm hỗn hợp chanh, bồ công anh nấu với asen và thủy ngân khiến rất nhiều phụ nữ mắc bệnh, thậm chí tử vong.
Quảng cáo loại xà phòng tắm trắng đầu thế kỷ XX
Tới giữa thế kỷ XX, những loại xà phòng mới ra đời, được quảng cáo là an toàn và hiệu quả tắm trắng cao, với thành phần gồm axit cacboxylic, phenol-hydroquinone và... vẫn là thủy ngân. Điều này chứng tỏ, ham muốn có một làn da trắng đã vượt lên tất cả, khiến không ít phụ nữ mù quáng và tự làm hại bản thân.
Jennie, Ji Soo lăng xê mốt trang điểm tươi mát cho mùa hè Hạn chế màu sắc, tập trung vào làn da căng mướt là xu hướng trang điểm được yêu thích hè này. Hè năm nay, cách trang điểm rực rỡ với tông đỏ, cam không còn được ưa chuộng như trước. Thay vào đó, các cô gái tập trung vào những gam tự nhiên, trong trẻo với điểm nhấn là làn da căng bóng....