Đã có việc mua biển số xe, liệu có chuyện “chạy” số định danh đẹp?
Với câu hỏi đặt ra, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an Trần Văn Vệ lý giải, số định danh cá nhân được cấp cho mỗi người một cách ngẫu nhiên, không có chuyện được chọn, không “chạy”, không mua được số đẹp.
Chiều 9/2, Ban chỉ đạo Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư (Đề án 896) đã họp đánh giá kết quả triển khai Đề án và nhiệm vụ năm 2017 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình.
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo 896
Theo báo cáo của Bộ công an, dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được phê duyệt vào giữa tháng 6/2016 và những ngày cuối năm 2016, Bộ công an phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực thiện dự án. Hiện nay, Bộ Công an đang tiến hành thủ tục lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc dự án, trong đó lựa chọn tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel là nhà thầu tổ chức khảo sát, bổ sung, lập thiết kế kỹ thuật thi công, cung cấp hàng hoá, dịch vụ và triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo trường hợp đặc biệt.
Về tình hình cấp số định danh cá nhân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an Trần Văn Vệ cho biết, việc cấp số cho trẻ em đăng ký khai sinh từ ngày 1/1/2016 đã được triển khai theo luật Hộ tịch tại 12 tình thành trên cả nước. Tính đến thời diểm này, có trên 335.000 số định danh cho trẻ em mới sinh được cấp. Dự kiến, việc cấp số định danh cho trẻ sẽ triển khai trên toàn quốc vào tháng 4/2017.
Việc cấp số định danh thông qua việc cấp căn cước công dân cũng đã được triển khai thông qua hình thức cấp chứng minh thư 12 số tại 16 tỉnh thành từ ngày 1/1/2016 (giai đoạn I). Tính đến nay, Bộ Công an đã cấp được 5,5 triệu chứng minh nhân dân/căn cước công dân với dãy số định danh 12 số.
Đánh giá chung về tiến độ công việc, đại diện Bộ Công an nêu rõ điểm hạn chế là hệ thống cấp Căn cước công dân của Bộ Công an mới được tổ chức triển khai trên 16 tỉnh, thành và hệ thống đăng ký khai sinh điện tử của Bộ Tư pháp mới thực hiện trên 12 tỉnh thành. Do vậy, việc tổ chức triển khai cấp số định danh cá nhân cho công dân chưa được triển khai đồng bộ trên toàn quốc.
Phía Bộ Công an đề nghị Thủ tướng xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân để mở rộng phạm vi triển khai đồng bộ trên cả nước vì 47 tỉnh thành phố còn lại đag chờ để triển khai việc cấp số định danh cá nhân theo dự án này.
Bộ Tư pháp cũng bị “thúc” khẩn trương triển khai việc đăng lý khai sinh điện tử trên toàn quốc để đẩy nhanh tiến độ cấp số định danh cá nhân cho trẻ em mới sinh.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình lưu ý, dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đến nay mới hoàn thành các thủ tục để chuẩn bị xây dựng, chậm 2 năm so với dự kiến ban đầu. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong triển khai nhiệm vụ cũng vẫn chưa nhịp nhàng.
Phó Thủ tướng: “Mã số định danh cá nhân cấp không giữ lại thì không có tình trạng “chạy”, còn nếu giữ lại, chắc chắn sẽ có “chạy”.
Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực để xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bên cạnh đó, các bộ, ngành có liên quan cần tiến hành các thủ tục ứng vốn cho triển khai thực hiện hệ thống cơ sở dữ liệu này, xem xét đến những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện tại vùng sâu, vùng xa, người học tập và công tác tại nước ngoài đều có thể được cấp số định danh cá nhân.
Đại diện Bộ Công an giải thích, việc triển khai đề án hiện không thiếu vốn mà đang vướng về thủ tục hành chính.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam lo ngại, thực tế có việc mua biển số xe đẹp… thì cũng có thể xuất hiện tình trạng chạy số định danh cá nhân đẹp cho bản thân. Ông Nam cũng băn khoăn trường hợp, trong tương lai, nếu có việc tách- nhập địa giới hành chính các tỉnh thì những điều chỉnh này ảnh hưởng tới việc cấp mã số định danh cá nhân?
“Số định danh cá nhân cấp ngẫu nhiên, không thể chạy được, cũng không thể cấp trùng nhau được”- Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Trần Văn Vệ khẳng định.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình lưu ý thêm: “Mã cấp không giữ lại thì không có tình trạng “chạy”, còn nếu giữ lại thì chắc chắn sẽ có “chạy”.
Giải thích về quy trình cấp số định danh cá nhân, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72) Trần Hồng Phú cho biết, mã số định danh cá nhân gồm 12 số, 3 số đầu mặc định là mã của 63 tỉnh, thành trong nước hoặc mã của 295 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Công dân VN sinh ở tỉnh nào hoặc quốc gia nào sẽ có mã cố định. Số thứ 4 xác định giới tính. Số thứ 5-6 là năm sinh, 6 số cuối là ngẫu nhiên.
Ông Phú cũng khẳng định chắc chắn “không có chuyện chọn số”.
Theo Dantri
Bộ Công an nghiên cứu xã hội hóa sản xuất thẻ Căn cước công dân
Theo tính toán của đơn vị tư vấn cho Bộ Công an, nếu xã hội hóa sản xuất thẻ Căn cước công dân thì giá thành bình quân một chiếc thẻ sẽ giảm từ 52.000 đồng hiện nay xuống còn khoảng 35.000 đồng.
Hội thảo về thẻ căn cước công dân do Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an tổ chức hôm qua tại Hà Nội (Ảnh: T.S)
Tại cuộc Hội thảo công nghệ lưu trữ thông tin và xã hội hóa sản xuất thẻ Căn cước công dân do Tổng Cục cảnh sát, Bộ Công an tổ chức hôm qua (20/10), Trung tướng Trần Văn Vệ - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát cho biết, Chính phủ và Bộ Công an đang tính tới phương án xã hội hóa việc sản xuất thẻ Căn cước công dân. Việc này xuất phát từ quá trình tổng kết 10 năm thực hiện Dự án cấp chứng minh nhân dân (hiện nay là thẻ Căn cước công dân) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, Tổng cục Cảnh sát đã cấp khoảng 4,2 triệu Chứng minh nhân dân mới/thẻ Căn cước công dân 12 số, có mã vạch bảo mật 2 chiều ở 16 địa phương trên cả nước.
"Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an sẽ tổng kết, đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện dự án để chỉ rõ những mặt ưu điểm và nhược điểm; từ đó tính toán những phương án tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước còn khó khăn về ngân sách"- Tướng Vệ nói.
Dự kiến từ năm 2020, cả nước sẽ được cấp thẻ Căn cước công dân. Khi đó, Việt Nam sẽ áp dụng thẻ Căn cước công dân với công nghệ mã vạch như hiện hành hay sử dụng thẻ có gắn chíp điện tử - xu hướng được nhiều nước trên thế giới áp dụng thì Bộ Công an đang phải xin ý kiến góp ý của các bộ ngành liên quan.
Lý giải điều này, ông Vệ cho biết mức đầu tư của thẻ Căn cước công dân gắn chíp lớn gấp 3 lần thẻ căn cước có mã vạch. Khi chưa tích hợp được các loại giấy tờ khác vào thẻ nên Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết Quyết định 446/2004 phê duyệt dự án theo phương án thẻ Căn cước công dân mã vạch. Đến nay, để triển khai Luật Căn cước công dân, Thủ tướng giao Bộ Công an nghiên cứu về công nghệ thẻ và xây dựng dự án thẻ căn cước.
Tại hội thảo, hầu hết các chuyên gia đều khẳng định thẻ Căn cước công dân nếu được gắn chíp điện tử sẽ có nhiều ưu điểm hơn, lượng thông tin lữu trữ lớn gấp 200 lần so với thẻ căn cước mã vạch. Ngoài ra, việc nhận diện về sinh trắc học (vân tay, quét võng mạc) hay gắn nhiều ứng dụng của dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm... sẽ đảm bảo tốt hơn. Tuy vậy, rào cản lớn nhất chính là chi phí đầu tư khá lớn.
Thẻ Căn cước công dân.
TS Nguyễn Trường Thắng - Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (đơn vị đang tư vấn cho dự án của Bộ Công an) cho rằng, toàn bộ việc đầu tư máy móc, lắp đặt, vận hành sản xuất thẻ Căn cước công dân hiện nay đều được thực hiện tại các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an. Tuy nhiên trong quá trình vận hành đã bộc lộ nhiều nhược điểm lớn như đầu tư các máy móc thiết bị ban đầu rất lớn, bình quân một chiếc máy in cá thể hóa khoảng 15 tỉ đồng, chưa kể các loại máy móc kèm theo như máy ép, cắt, vật tư tiêu hao và các linh kiện thay thế.
Với quy mô 100 triệu dân khi áp dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử thì ngân sách nhà nước phải bỏ ra khoảng 5.000 tỉ đồng, chưa kể phải đầu tư hàng nghìn tỉ vào mua sắm máy móc thiết bị hạ tầng kỹ thuật để lắp đặt từ Trung ương xuống địa phương. Hơn nữa, hiện nay Việt Nam chưa có đủ hành lang pháp lý cho phép liên thông dữ liệu giữa thẻ Căn cước công dân với các loại thẻ khác của bảo hiểm xã hội, ngân hàng...
"80% dân số Việt Nam vẫn đang sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhu cầu sử dụng loại thẻ này không nhiều nên việc áp dụng thẻ gắn chíp không mang lại hiệu quả. Giải pháp là tiếp tục sử dụng công nghệ hiện hành để phát huy cơ sở hạ tầng sẵn có và định hướng sẵn sàng nâng cấp công nghệ"- ông Thắng nêu quan điểm.
Với đề xuất xã hội hóa sản xuất thẻ Căn cước công dân, TS Nguyễn Trường Thắng khẳng định, Nhà nước sẽ không mất khoản tiền đầu tư máy móc thiết bị ban đầu, nhu cầu thẻ bao nhiêu sẽ làm bấy nhiêu. Tuy vậy các chuyên gia lo ngại thẻ Căn cước công dân chứa đựng nhiều thông tin quan trọng, nếu không có bảo mật tốt thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác quản lý nhà nước.
Đại diện Cục Cảnh sát Đăng ký, Quản lý cư trú và Dữ liệu quốc gia về dân cư (C72 - Tổng cục Cảnh sát) cũng nhấn mạnh, dự án mà Bộ Công an đang xây dựng hiện nay được thiết kế theo phương án mở, cho phép nâng cấp từ thẻ Căn cước công dân mã vạch hai chiều lên thành thẻ chíp khi điều kiện kinh tế - xã hội phù hợp.
Chốt lại cuộc họp, Trung tướng Trần Văn Vệ khẳng định Bộ Công an sẽ tiếp tục tham vấn các bên liên quan trước khi hoàn thiện đề án về cấp thẻ Căn cước công dân trước khi trình Thủ tướng phê duyệt.
Thế Kha
Theo Dantri
Đề xuất mức thu lệ phí cấp mới thẻ Căn cước công dân là 70.000 đồng/thẻ Bộ Tài chính hiện đang đề xuất mức thu lệ phí khi cấp mới, cấp lại thẻ căn cước công dân là 70.000 đồng/thẻ. Trường hợp cấp đổi thẻ Căn cước công dân, mức lệ phí được Bộ này đề xuất là 50.000 đồng/thẻ. Theo quy định tại Luật căn cước công dân, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp...