Đã có tựa game eSports đầu tiên được đưa vào thi đấu tại Olympic: StarCraft II!
Các nhà lãnh đạo của Intel và ESL đang trong quá trình thúc đẩy thể thao điện tử trên toàn thế giới cũng như sẽ là đối tác hợp tác trong mọi sự kiện tại Olympic mùa đông năm 2018 tới
Với sự hỗ trợ của Uỷ ban Olympic Quốc tế (IOC), Intel sẽ mang 2 trải nghiệm chơi game khác nhau đến đến PyeongChang trước Thế vận hội mùa đông năm sau bao gồm giải đấu Intel Extreme Masters PyeongChang với một trong những tựa đề game xuất sắc nhất của mọi thời đại – StarCraft II của Blizzard Entertainment và một triển lãm riêng biệt với tựa đề “Steep Road to the Olympics”, trò chơi được cấp phép chính thức của Ubisoft tại Thế vận hội Mùa đông PyeongChang 2018.
Intel Extreme Master PyeongChang là giải mở rộng của giải Intel Extreme Masters (IEM) được tài trợ cùng với ESL, sẽ chào đón tất cả các game thủ, ở tất cả các cấp bậc thông qua các vòng loại trực tuyến trên toàn cầu sẽ được diễn ra vào tháng 11. Ngoài ra, một vòng đấu loại trực tiếp sẽ được diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 12 giữa hai game thủ hàng đầu Trung Quốc, người chiến thắng sẽ tiếp tục thi đấu với các đối thủ khác tại Thế vận hội mùa đông 2018.
Intel cũng sẽ cung cấp những trải nghiệm chơi game tương tác trên khắp Làng Olympic cho các vận động viên cũng như các khách tham dự, với các gian hàng của trò chơi “Steep Road to the Olympics”. Những người hâm mộ thể thao và và game thủ cũng sẽ có cơ hội cạnh tranh để trở thành người thắng cuộc tại triễn lãm game “Steep Road to the Olympics”. Thông tin chi tiết về giải đấu sẽ được chia sẻ thêm vào tháng 11.
Gregory Bryant, Phó Chủ Tịch cấp cao kiêm Tổng Giám Đốc của Client Computing Group thuộc tập đoàn Intel đã phát biểu: “Intel đã và đang thực hiện mục tiêu nâng tầm thể thao điện tử vượt qua ranh giới của những trò chơi bình thường để vươn lên vị thế một môn thể thao toàn cầu trong suốt hơn một thập kỉ qua. Từ những vòng bảng đến giải đấu Intel Extreme Masters PyeongChang, chúng tôi nhận thấy đây là một bước đệm quan trọng để mang trải nghiệm thực tế thú vị của thể thao điện tử đến mọi người trên khắp thế giới “.
Video đang HOT
Theo ông Timo Lumme, giám đốc điều hành của IOC Television và Marketing Services nhận định: “Chúng tôi rất tự hào khi có được sự đồng hành của Intel – Đối tác toàn cầu của chúng tôi đã hổ trợ đưa cuộc thi này đến với PyeongChang trong khuôn khổ Thế vận hội mùa đông 2018. Tiếp nối từ Olympic Summit từ tuần trước, IOC sẽ mở rộng thêm các mối quan hệ trong ngành để đưa thể thao điện tử đến với Olympic. Đây là khởi đầu của một tương lai đầy thú vị và chúng tôi rất nóng lòng để thấy bộ môn thể thao điện tử được tranh tài tại Olympic”
Ông Geoffroy Sardin, phó chủ tịch phụ trách kinh doanh và tiếp thị của Ubisoft chia sẻ: “Chúng tôi tự hào là một phần của triển lãm thể thao điện tử trong khuôn khổ Thế vận hội mùa đông nhằm đem lại cho những người hâm mộ có được nhiều cách tiếp cận hơn với môn thể thao họ yêu thích. Chúng tôi đã phát triển “Steep Road to the Olympics” trong mối quan hệ mật thiết với IOC và chúng tôi rất mong chờ để những người hâm mộ của chúng tôi có thể chơi và cạnh tranh cùng nhau trong một môi trường mở rộng”
Mike Morhaime, giám đốc kiêm đồng sáng lập của Blizzard Entertainment, cho biết: “Dòng game StarCraft đã đóng một vai trò quan trọng trong thể thao điện tử, vì vậy chúng tôi đặc biệt vinh dự khi biết rằng “Star Craft II” sẽ đại diện cho Thể thao điện tử để tranh tài tại Pyeongchang. Đây là cơ hội tuyệt vời để thể thao điện tử có thể thi đấu trong một môi trường cạnh tranh quốc tế và chúng tôi tự hào rằng những game thủ chuyên nghiệp “Star Craft II” có kĩ thuật cao sẽ mang tới cái nhìn khác cho khu vực”.
Ralf Reichert, Giám đốc điều hành của ESL, nói: “Là một trong những công ty truyền thông và giải trí phát triển nhanh nhất, chúng tôi hân hạnh được giúp đỡ cho sự phát triển của ngành công nghiệp game bằng cách hợp tác tổ chức giải đấu Intel Extreme Masters PyeongChang. Ngành công nghiệp thể thao điện tử đã và đang đạt được một lượng fan hâm mộ lớn toàn cầu vì vậy tại sự kiện ở PyeongChang, những người hâm mộ sẽ được sống trong niềm đam mê của họ.”
Các nhà lãnh đạo của Intel và ESL đang trong quá trình thúc đẩy thể thao điện tử trên toàn thế giới cũng như sẽ là đối tác hợp tác trong mọi sự kiện trong khuôn khổ bao gồm vòng loại trực tuyến và vòng loại trực tiếp ở Bắc Kinh và các giải đấu chung kết cho đến Thế vận hội mùa đông tại PyeongChang 2018. Cùng với Intel, tập đoàn ESL đã hợp tác trong hơn 15 năm để đưa ra đời một số giải đấu danh giá nhất trên thế giới, bao gồm Intel Extreme Masters. Là nhà tiên phong trong công nghệ chơi game, Intel sẽ tài trợ chính cho tất cả các sự kiện IEM PyeongChang với bộ xử lý chơi game Intel Core i7, cũng như PC được sử dụng trong phát sóng chương trình IEM và cơ sở hạ tầng đám mây.
Người hâm mộ có thể theo dõi và xem cuộc thi diễn ra trên kênh trực tuyến của Olympic cũng như các đối tác phát sóng và nhà đài sẽ được công bố trong tương lai gần.
Theo GameK
Trớ trêu tuyển eSports Việt Nam, tham dự sự kiện Thể Thao Châu Á, không được gì lại còn phải tự trả hàng trăm triệu tiền ăn ở
Một điều đáng tiếc là eSports chỉ là 1 môn thi đấu "biểu diễn", không có bộ huy chương chính thức. Chính vì lẽ đó, các thành tích ở bộ môn này chỉ mang tính tượng trưng chứ không được nhà nước công nhận hay khen thưởng.
Như thông tin chúng tôi đã đưa, vào tháng 9 tới đây, Đại hội Thể thao Châu Á trong nhà lần thứ 5 (AIMAG) sẽ được tổ chức tại Ashgabat, Turkmenistan. Theo thông báo của Ủy ban Olympic Châu Á (OCA), thể thao điện tử - eSports sẽ trở thành một nội dung thi đấu chính thức tại đại hội này. Bốn bộ môn được chọn ba gồm: DOTA 2, StarCraft II, Hearthstone và một game thể thao (bóng đá, đua xe hoặc bóng rổ...).
Các bộ môn eSports được chọn tại Đại hội thể thao Châu Á trong nhà 2017.
Sau nhiều vòng tuyển chọn kỹ lưỡng, đội tuyển thể thao điện tử Việt Nam đã tìm ra được những gương mặt xuất sắc nhất đại diện cho nước nhà để tham dự đại hội. Đoàn eSports Việt Nam sẽ 9 vận động viên, trong đó có 2 VĐV Hearthstone, 2 VĐV StarCraft II và 5 VĐV DOTA 2. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là eSports chỉ là 1 môn thi đấu "biểu diễn", không có bộ huy chương chính thức. Chính vì lẽ đó, các thành tích ở bộ môn này chỉ mang tính tượng trưng chứ không được nhà nước công nhận hay khen thưởng.
Không những vậy, kinh phí tham dự của các đội eSports sẽ theo hướng xã hội hóa. Hiểu đơn giản là các VĐV sẽ phải tự lo hoặc tìm nhà tài trợ. Kinh phí dự kiến cho mỗi người rơi vào khoảng 2000 - 2500$ (~ 45 - 55 triệu VNĐ). Đây là một số tiền không hề đơn giản với mỗi VĐV nói riêng và cả đoàn eSports nói chung.
Tuy nhiên trong số các bộ huy chương này sẽ không có cái nào dành cho eSports...
Theo thông tin chúng tôi nhận được, gần như chắc chắn đoàn Việt Nam sẽ không thể tham dự sự kiện Thể Thao Châu Á này vì lý do kinh phí.
Như vậy, ở thời điểm mà các VĐV eSports đang chuẩn bị tinh thần để khoác lên mình màu cơ sắc áo của tổ quốc, đây được coi là một thông tin khiến nhiều người (cả trong và ngoài cuộc) đều thất vọng. Thế mới biết, chặng đường để thể thao điện tử được thừa nhận chính thức còn gian nan lắm...
Theo GameK
Thăm quan Blizzard eStadium thánh địa của các game thủ Vào ngày 30/3 vừa qua, Blizzard Entertainment đã khai trương khu tổ hợp thể thao điện tử đầu tiên của họ tại Châu Á. Vào ngày 30/3 vừa qua, Blizzard Entertainment đã khai trương khu tổ hợp thể thao điện tử đầu tiên của họ tại Châu Á. Tổ hợp này mang tên Blizzard eStadium và sẽ là nơi tổ chức nhiều giải...