Đã có nước “mở rộng vòng tay đón” Gaddafi
Thủ tướng Guinea Bissau Carlos Gomes Junior hôm qua (11/9) tuyên bố nước này sẵn sàng “mở rộng vòng tay” đón chào Tổng thống Muammar Gaddafi trong bối cảnh Nhà lãnh đạo Libya đang bị phát lệnh truy nã khắp nơi.
Tổng thống Gaddafi
“Tổng thống Muammar Gaddafi xứng đáng được chính phủ chúng tôi tôn trọng. Vì thế, chúng tôi luôn mở rộng vòng tay đón chào ông ấy. Ông ấy sẽ được hoan nghênh ở đất nước chúng tôi nếu ông ấy cần một nơi để ẩn náu”, Thủ tướng Gomes Junior đã nói như vậy trong một bài phát biểu trên đài phát thanh Radio Diffusion Portuguese.
Guinea Bissau chưa thông qua Quy chế Rome của Tòa an Hình sự Quốc tế. Vì vậy, nước này sẽ không phải thực hiện theo lệnh bắt giữ mà ICC đang phát đi ở gần 200 nước thành viên của tòa án này.
Là một nước Tây Phi nhỏ bé thường xuyên chìm trong bất ổn chính trị và quân sự, Guinea Bissau có mối quan hệ rất thân thiết với chính quyền của Tổng thống Gaddafi. Khi còn cầm quyền, ông Gaddafi đã đầu tư rất nhiều vào các lĩnh vực khách sạn, nông nghiệp… của Guinea Bissau.
Video đang HOT
Tổng thống Gaddafi đã đến thăm Guinea Bissau năm 2009 và đã ủng hộ cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Tổng thống Malam Bacai Sanha. Nhà lãnh đạo Libya còn cung cấp quân phục cho quân đội Guinea Bissau và giúp nước này sửa sang nhiều doanh trại quân đội.
Không chỉ Guinea Bissau, một số nước Châu Phi được cho là cũng sẵn sàng che chở cho Tổng thống Gaddafi bởi ông này đã từng bỏ rất nhiều tiền của để giúp đỡ họ. Mặc dù đang bị dồn đến đường cùng nhưng chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ ông Gaddafi muốn chạy trốn ra nước ngoài. Ông này đã từng thề sẽ chiến đấu đến cùng và chết trên “mảnh đất của tổ tiên”.
Hiện tại, tung tích của Nhà lãnh đạo Libya vẫn là một bí ẩn lớn. Phe nổi dậy với sự hậu thuẫn của NATO đang truy lùng gắt gao ông Gaddafi. Trong khi đó, mới đây có tin, thêm một người con trai của ông – Saadi Gaddafi đang chạy sang Niger. Trước đó, vợ và 3 người con của ông Gaddafi cũng đã được Niger cho đến ẩn náu tại đây.
Chính phủ mới
Trong một diễn biến riêng rẽ về tình hình Libya, ông Mahmoud Jibril, Chủ tịch Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya, hôm qua đã tuyên bố, một chính phủ lâm thời sẽ được dựng lên ở đất nước Bắc Phi trong vòng 10 ngày nữa.
Ông Jibril cũng thông báo, Libya sẽ khởi động lại các hoạt động sản xuất dầu mỏ cũng như các hoạt động khác của nền kinh tế trong tương lai gần.
Trước đó, hôm 10/9, ông Jalil đã được hàng trăm người ủng hộ đón chào khi ông này lần đầu tiên đặt chân đến thủ đô Tripoli kể từ sau khi phe nổi dậy chiếm được thành phố quan trọng này. Sự kiện ông Jalil từ thành trì phía đông Benghazi chuyển đến thủ đô Tripoli nhằm mục đích gửi đi thông điệp rằng ông này đang nắm quyền kiểm soát đất nước Libya.
Theo các nhà phân tích, ông Jalil sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc ổn định đất nước và thành lập một chính quyền hiệu quả.
Mặc dù đã giành quyền kiểm soát gần như toàn bộ lãnh thổ Libya nhưng phe nổi dậy vẫn đang phải chật vật đánh nhau với quân của ông Gaddafi để chiếm nốt 4 thành phố còn lại đang nằm trong tay lực lượng này là Bani Walid, Jufrah, Sabha và Sirte. Hai ngày cuối tuần vừa qua, các cuộc giao tranh ác liệt đã nổ ra giữa phe nổi dậy và quân của ông Gaddafi ở Bani Walid. Các chiến binh nổi dậy đã tiến vào Bani Walid dưới sự yểm trợ của NATO. Tuy nhiên, phe nổi dậy đã buộc phải rút lui trước sự kháng cự và đánh trả quyết liệt của những người trung thành với Tổng thống Gaddafi.
Tuy vậy, chính quyền của Tổng thống Gaddafi đang tiến gần hơn đến sự sụp đổ hoàn toàn khi các quan chức trong bộ máy này cứ rơi rụng dần. Theo một số nguồn tin đáng tin cậy, phe nổi dậy đã bắt giữ được ông Abuzeid Dorda, người đứng đầu Cơ quan tình báo Hải ngoại của ông Gaddafi.
Là một tay chân thân cận lâu năm của Tổng thống Gaddafi, ông Dorda từng giữ chức Thủ tướng những năm 1990 rồi làm Đại sứ Libya tại Liên Hợp Quốc đến năm 2003. Ông này chính thức tiếp quản nhiệm vụ chỉ huy cơ quan tình báo hải ngoại từ ông Moussa Koussa năm 2009.
Trước đó, một loạt các quan chức trong chính quyền của Tổng thống Gaddafi hoặc chạy trốn ra nước ngoài, hoặc chạy sang phe nổi dậy hay bị tiêu diệt và bị bắt giữ.
Theo VNMedia
NATO không kích dinh thự quan chức cấp cao Libya
Phóng viên hãng tin AFP cho hay các đợt không kích của NATO ngày 19/8 đã phá hủy một trong những ngôi nhà của người đứng đầu lực lượng tình báo Libya Abdullah al-Senussi, đối tượng đang bị Toà án Hình sự Quốc tế (ICC) truy nã.
Hậu quả một đợt không kích của NATO. (Nguồn: Internet)
Theo tin trên, một vài toà nhà trong khi dinh thự của ông al-Senussi tại khu ngoại ô Ghargour của Tripoli đã bị phá huỷ trong các cuộc không kích vào rạng sáng.
Lính gác cho biết đã có một đầu bếp người Ấn Độ thiệt mạng, song chưa thể xác nhận ông al-Senussi có mặt ở nhà vào thời điểm diễn ra vụ tấn công hay không.
Cùng ngày, quân nổi dậy cho biết cựu Thủ tướng Abdel Salam Jalloud, một trợ thủ thân tín của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi và từng có thời được coi là nhân vật Số 2 trong chính quyền Libya, đã chạy tới một khu vực do nổi dậy kiểm soát. Phát ngôn viên lực lượng nổi dậy Mahmoud Shammam cho hay ông Jalloud đã bỏ chạy tới Zintan và trên đường tới Châu Âu.
Liên quan tới tình hình chiến sự, quân nổi dậy tuyên bố đã giành quyền kiểm soát thêm hai thị trấn chiến lược trên đường tiến về thủ đô Tripoli, trong đó có thị trấn dầu mỏ Zawiyah, qua đó có thể cắt đứt hoàn toàn các nguồn cung nhiên liệu cho thủ đô.
Ngoài ra, lực lượng nổi dậy cũng thông báo đã chiếm được Zliten, thị trận quan trọng cách Tripoli 150 km về phía Đông. Trước đó, quân nổi dậy cũng đã chiếm được Surman, Sabratha, Zwara và tuyến đường huyết mạch chạy từ Tripoli tới biên giới với Tunisia.
Trước tình hình hiện nay tại quốc gia Bắc Phi này, nữ phát ngôn viên Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Jemini Pandya ngày 19/8 cho biết hàng nghìn người nước ngoài đang mắc kẹt tại Tripoli sẽ được sơ tán qui mô lớn, có thể bằng đường biển.
Theo bà Pandya, hoạt động di tản hàng nghìn người Ai Cập và công dân các nước khác khỏi Tripoli sẽ bắt đầu trong vài ngày tới. Trước đó, hơn 600.000 người trong số ước tính 1,5-2,5 triệu người nước ngoài, chủ yếu là lao động nhập cư từ Châu Á và Châu Phi, đã rời khỏi Libya. Tuy nhiên, vẫn còn hàng nghìn người mắc kẹt tại Tripoli./.
Theo TTXVN
Tổng thống Sudan tới Chad bất chấp lệnh truy nã Tin từ Sudan cho hay Tổng thống nước này Omar al-Bashir - người đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) truy nã về các cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng tại Darfur - lên đường đi Cộng hòa Chad dự lễ nhậm chức của Tổng thống Idriss Deby. Tổng thống...