Đã có liệu pháp làm chậm quá trình lão hóa?

Theo dõi VGT trên

Trong xuyên suốt lịch sử, con người đều phải trải qua một “ngõ cụt” mà chúng ta không bao giờ có thể thoát ra được – đó là sự lão hóa của cơ thể.

Khi chúng ta già đi, các tế bào trong cơ thể sẽ ngưng làm việc, có thể hư hỏng và từ đó gây ra các bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng như ung thư, bệnh tim mạch, hen suyễn và bệnh mất trí nhớ (Alzheimer).

Nhìn chung, các chứng bệnh liên quan đến t.uổi già gây ra khoảng 100.000 ca t.ử v.ong mỗi ngày. Đó là lý do mà hiện nay hàng tỷ USD được đầu tư vào nghiên cứu trong nỗ lực làm chậm lại quá trình lão hóa của cơ thể. Lão hóa là một trong những yếu tố dẫn đến một số bệnh c.hết người như ung thư, tim mạch đến đái tháo đường và chứng mất trí nhớ (Alzheimer) do tế bào não suy thoái.

Khi dân số thế giới ngày càng già hơn, tỷ lệ những người mắc các bệnh như thế cũng tăng vọt theo. Do đó, một liệu pháp giúp làm chậm lại hoặc thậm chí làm đảo ngược sự tổn hại đến cơ thể do lão hóa có thể ngăn chặn được cuộc khủng hoảng y tế công cộng.

Các nhân tố sinh học

Có lẽ mọi người sẽ hết sức ấn tượng trước bản danh sách dài các căn bệnh mà nhân loại đã có thể đ.ánh bại – bại liệt, thương hàn, sởi, uốn ván, sốt vàng da, đậu mùa, bạch hầu và thủy đậu; chúng gần như đã bị xóa sổ hoàn toàn tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sự ra đời các vaccine và thuốc đặc trị mới cho phép con người chống trả hiệu quả nhiều loài vi khuẩn, ký sinh trùng và virus đe dọa g.iết c.hết chúng ta. Từ đó, liệu có thể tin rằng t.uổi già cũng sẽ được ngăn chặn?

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu tin rằng chúng ta có thể đã sai lầm trong cách nghiên cứu về tình trạng lão hóa và cho rằng tình trạng lão hóa nên được coi như một căn bệnh – tức là có thể phòng ngừa và chữa khỏi.

Đã có liệu pháp làm chậm quá trình lão hóa? - Hình 1

Liệu sự lão hóa có thể được chữa trị như những căn bệnh khác?

Ý tưởng này dựa trên những khám phá mới nhất cho thấy tiến trình lão hóa sinh học có thể phòng ngừa và chữa trị hoàn toàn. Nhìn từ góc độ sinh học, cơ thể con người lão hóa ở các tốc độ khác nhau tùy theo yếu tố di truyền và môi trường sống. Các khiếm khuyết nhỏ trong ADN và tế bào con người bắt đầu phát sinh một số lỗi và từ đó chúng dần tích tụ đến mức độ nào đó thì mô bị phá hủy.

Theo thời gian, mức độ của những thay đổi này có thể tạo ra khác biệt giữa t.uổi già khỏe mạnh và một cơ thể ngồi một chỗ và mắc các chứng bệnh kinh niên. Hiện nay, các nhà khoa học đang hy vọng tạo ra đột phá trong vấn đề nghiên cứu lão hóa – chủ đề hiện vẫn đang ở bên rìa của y khoa chính thống.

Trên khắp thế giới đã mọc lên một số trung tâm nghiên cứu đang ưu tiên tìm kiếm các phương cách ngăn chặn hiện tượng gọi là “lão hóa sinh học”. Nghiên cứu trên động vật cho thấy thật ra chúng ta có thể kéo dài đáng kể vòng đời của một số loài, và điều đó mở ra hy vọng rằng việc này cũng có thể diễn ra ở người. Ví dụ như Metformin – một loại thuốc trị tiểu đường thông dụng – có khả năng kéo dài t.uổi thọ của các loài gặm nhấm.

Vào đầu thập niên 1990, Cynthia Kenyon, hiện là phó chủ tịch về nghiên cứu lão hóa tại Calico Labs – công ty nghiên cứu chống lão hóa được tập đoàn công nghệ Google hỗ trợ – đã chứng minh được rằng giun đũa có thể sống đến 6 tuần thay vì chỉ 3 tuần như lâu nay bằng cách thay đổi một ký tự duy nhất trên mã di truyền của chúng.

Aubrey De Grey – một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu t.uổi thọ con người – cho biết bằng cách nào con người có thể được tăng t.uổi thọ theo cách tương tự. De Grey là nhà khoa học chính tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược về Các kỹ thuật về sự già yếu không đáng kể (gọi tắt là Quỹ Nghiên cứu SENS) – cơ quan nghiên cứu về thuốc tái tạo đặt trụ sở ở bang California tập trung vào kéo dài t.uổi thọ khoẻ mạnh ở con người.

De Grey xác định rõ mục tiêu của họ là xây dựng một bộ các liệu pháp dành cho đối tượng người trung niên và người già để giúp họ giống như người trong độ t.uổi dưới 30 cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Ông nói thêm: “Đương nhiên, không hề làm mất ký ức của họ” .

De Grey tuyên bố họ muốn “sửa đổi những điều mà chúng ta không thích về những thay đổi xảy ra giữa độ t.uổi 30 và 70″. Nói cách khác, có 7 “nhân tố sinh học mà De Grey cho rằng chịu trách nhiệm phần lớn cho sự hư tổn tế bào, gây ra sự lão hóa và từ đó gây ra một loạt chứng bệnh liên quan đến t.uổi già.

Các nhân tố này bao gồm: các tế bào ở một bộ phận không được tái tạo đủ nhanh; tình trạng các tế bào tự phân bào không kiểm soát được như xảy ra ở trường hợp ung thư; tình trạng các tế bào lẽ ra đã đến lúc c.hết thì lại không c.hết vốn là một nguyên nhân khác gây ra ung thư; sự tổn hại mã ADN của cơ quan sản xuất năng lượng nhỏ trong các tế bào được gọi là ti thể; sự tích tụ các vật chất thải ra bên trong tế bào; các chất thải tích tụ bên ngoài tế bào; và sự xơ cứng cấu trúc hàng rào lưới bên ngoài tế bào, được gọi là ma trận ngoại bào vốn cho phép các mô có độ co giãn, linh hoạt.

Aubrey De Grey và nhóm nghiên cứu của ông cho biết họ đã tìm ra cách để xử lý từng nguyên nhân kể trên với các liệu pháp mà họ đang xây dựng. De Grey giải thích: “Cách chữa trị vấn đề có quá ít tế bào chính là liệu pháp tế bào gốc”.

Cách làm này cung cấp cho các mô một lượng tế bào trẻ để thay thế các tế bào c.hết đi trong quá trình lão hóa. Các vấn đề khác, chẳng hạn khi các tế bào đã đến kỳ c.hết nhưng không c.hết, có thể cần giải pháp phức tạp hơn.

Đã có liệu pháp làm chậm quá trình lão hóa? - Hình 2

Aubrey De Grey có tham vọng chế ngự được tình trạng lão hóa ở cơ thể người.

Về nguyên tắc, chúng ta có thể sử dụng cách chọn gene thích hợp để áp dụng biện pháp “gene t.ự s.át” – tức là các tế bào chứa biểu hiện gene sẽ sản xuất ra các protein có khả năng g.iết c.hết tế bào. Vấn đề là việc chỉnh sửa gene sao cho chúng chỉ có thể tạo ra loại protein c.hết chóc đó nếu sự phát triển của tế bào gây hại nhiều hơn lợi.

De Grey không cho rằng tất cả các cách làm này sẽ có thể chặn đứng hoàn toàn quá trình lão hóa nhưng chúng có thể giúp tăng t.uổi thọ thêm chừng 30 năm nữa. De Grey cũng hình dung ra một tương lai khi mà các “công nghệ trẻ hóa” có thể được ứng dụng trên người già để đưa tế bào của họ trở lại tình trạng khi mà họ còn trẻ, nhờ đó có thể kéo dài t.uổi thọ của họ. Nguyên tắc của cách làm này là nếu ai đó được điều trị khi 60 t.uổi sẽ trở về t.uổi 30 về mặt sinh học.

Tuy nhiên, do những liệu pháp này không giúp điều trị vĩnh viễn được, các tế bào của họ sẽ trở thành 60 t.uổi một lần nữa trong 30 năm kế tiếp. Cho đến lúc đó, De Grey hy vọng rằng các liệu pháp này sẽ được áp dụng một lần nữa dưới dạng “phiên bản 2.0″ để đưa chính con người đó một lần nữa có các tế bào trẻ trở lại. Nhờ đó mà tế bào của người đó sẽ không đạt đến độ t.uổi 60 cho đến khi họ 150 t.uổi.

Video đang HOT

Liệu pháp truyền m.áu và nghiên cứu liệu pháp thay m.áu để chống lão hóa

George Church, nhà di truyền học Trường Y Đại học Harvard, chia sẻ: “Nếu có thể kiểm soát cả môi trường và di truyền, chúng ta có thể giúp cho bệnh nhân sống trẻ trung và khỏe mạnh lâu hơn rất nhiều so với những người khác. Ở các nước công nghiệp hóa, phần lớn các căn bệnh liên quan đến t.uổi già và tôi cho rằng những căn bệnh này có thể giải quyết được”.

Trong một thử nghiệm gần đây, các bệnh nhân mất trí nhớ được truyền huyết tương từ những người hiến m.áu trẻ trong độ t.uổi từ 18 đến 30 đã có những dấu hiệu cải thiện. Các bệnh nhân mới phát bệnh Alzheimer đã lấy lại khả năng tự tắm rửa hay mặc quần áo, hay làm những công việc khác, như việc nhà.

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ được cho là đang tiến gần đến một liệu pháp có thể làm đảo ngược các tiến trình lão hóa có hại nơi não bộ, các cơ bắp, tim và các cơ quan nội tạng khác. Tất cả 3 báo cáo khoa học mới – đầu tiên của Đại học California và 2 nghiên cứu sau của nhóm nhà khoa học Đại học Harvard – được công bố cho thấy các thí nghiệm tiến hành trên chuột chứng tỏ hiệu quả “trẻ hóa” của các hóa chất có tự nhiên trong m.áu của chuột non.

Thí nghiệm bằng kỹ thuật truyền m.áu chuột non cho chuột già giúp chữa các bệnh liên quan đến t.uổi già. Mặc dù hiện nay chỉ mới thí nghiệm trên chuột, song các nhà khoa học hy vọng liệu pháp “trẻ hoá” tương tự có thể hiệu quả ở người. Saul Villeda, tác giả cuộc nghiên cứu thứ nhất ở Đại học California báo cáo: “Hiện nay bằng chứng đã đủ mạnh, thể hiện nơi nhiều mô, để có thể ứng dụng ở người”.

Các nghiên cứu bắt đầu với kỹ thuật gọi là parabiosis (tình trạng 2 cá thể sống chung với nhau và có cùng chung một hệ tuần hoàn) – nghĩa là khâu phần sườn của 2 con chuột lại với nhau để cho các mạch m.áu cùng phát triển và cuối cùng có chung hệ tuần hoàn.

Qua cuộc thí nghiệm, Villeda nhận thấy m.áu của chuột non 3 tháng t.uổi giúp làm đảo ngược những thay đổi liên quan đến t.uổi già nơi não chuột 18 tháng t.uổi (tương đương người 70 t.uổi).

Đã có liệu pháp làm chậm quá trình lão hóa? - Hình 3

Liệu việc truyền m.áu có giúp người trẻ trì hoãn được quá trình lão hóa không.

Theo báo cáo đăng trên tờ Nature Medicine, chuột già được tiêm huyết tương – tức m.áu không có các tế bào m.áu – của chuột non sẽ xuất hiện những kết nối thần kinh mạnh hơn trong vùng não gọi là đồi hải mã (hippocampus), nghĩa là các tế bào não có khả năng giao tiếp với nhau một cách hiệu quả hơn – một tác động được đ.ánh giá là hết sức ấn tượng. Cụ thể là chuột 18 tháng t.uổi sẽ tìm được đường đi trong một mê cung như chuột 6 tháng t.uổi và có phản ứng với môi trường đe dọa xung quanh như chuột 3 tháng t.uổi.

Các tác giả viết trên tờ Science: “Thí nghiệm trên chuột sẽ mở ra các chiến lược liệu pháp để chữa trị những bệnh suy thoái thần kinh do t.uổi già”.

Nhóm nhà khoa học Đại học Harvard tiến hành tái hiện lại thí nghiệm chống lão hóa với m.áu chuột non bằng cách tiêm duy nhất GDF11 – protein trong m.áu có số lượng giảm dần khi chuột già đi, do đó phục hồi protein này cũng có nghĩa là “trẻ hóa” đối tượng. Amy Wagers, nhà sinh học tế bào gốc và nữ tác giả chính của 2 nghiên cứu ở Đại học Harvard, cho biết có lý do chính đáng để nghĩ rằng thí nghiệm tương tự sẽ giúp con người chống lại những bệnh tật t.uổi già bởi vì protein ở chuột và người đều giống nhau và cũng có trong m.áu người.

Năm 2013, Amy Wagers từng chứng minh GDF11 làm đảo ngược một số hiệu quả của t.uổi già nơi tim chuột. Bà Wagers cũng mong muốn những cuộc thí nghiệm lâm sàng nơi người sẽ được khởi động vào 3 đến 5 năm nữa.

Doug Melton, nhà khoa học tế bào gốc Đại học Harvard, bình luận: “Những cuộc thí nghiệm mang lại nhiều hy vọng cho sức khỏe con người trong tương lai. Từ lâu chúng ta luôn đặt câu hỏi tại sao con người mạnh mẽ hơn và đầu óc minh mẫn hơn khi t.uổi còn trẻ. Và, ít nhất ở động vật, GDF11 là khả năng hấp dẫn giúp phục hồi chức năng cơ và não bộ lão hóa”.

Di An

Theo antg.cand.com.vn

Ô nhiễm không khí Hà Nội, TP.HCM có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể

Chất lượng không khí ở Việt Nam ngày càng tệ đi, bụi mịn trong không khí có thể đi theo m.áu và tàn phá mọi bộ phận cơ thể.

Ô nhiễm không khí có thể gây hại đến mọi cơ quan, tế bào trong cơ thể, và các tác hại thường được nhắc đến của ô nhiễm không khí như bệnh tim, phổi mới chỉ là "bề nổi của tảng băng chìm", theo một khảo sát hệ thống lại các nghiên cứu từ trước đến nay về ô nhiễm không khí.

Nghiên cứu mới này được đăng thành hai bài viết trên tạp chí chuyên ngành Chest dành cho các bác sĩ về ngực ở Mỹ.

Cuộc khảo sát cho thấy ô nhiễm không khí gây tác hại từ đầu đến chân, từ bệnh tim, bệnh phổi cho đến tiểu đường và chứng mất trí nhớ, từ bệnh về gan, ung thư bàng quang cho đến giòn xương và tổn thương da. Ô nhiễm không khí cũng gây hại cho việc sinh đẻ, thai nhi và trẻ sơ sinh, báo Guardian giải thích thêm.

Kết luận này đáng lo ngại hơn trong bối cảnh các thành phố lớn của Việt Nam bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng gây ra hàng chục nghìn cái c.hết mỗi năm, và các chuyên gia cảnh báo tình hình có thể xấu đi trong những năm tới.

Ô nhiễm không khí Hà Nội, TP.HCM có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể - Hình 1

Nghiên cứu cho thấy bụi mịn trong không khí có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể càng đáng lo ngại hơn trong bối cảnh các thành phố lớn của Việt Nam bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Ảnh: Ngọc An.

Bụi mịn theo m.áu tàn phá mọi bộ phận

"Ô nhiễm không khí có thể gây hại cấp tính, gây các triệu chứng hô hấp và tuần hoàn, và cả mãn tính, tác động tới mọi cơ quan trong cơ thể", các nhà nghiên cứu thuộc Diễn đàn Các hiệp hội Hô hấp Quốc tế viết trong nghiên cứu đăng trên Chest.

"Không khí ô nhiễm vào cơ thể qua đường hô hấp nhưng có tác động lên toàn cơ thể, phá hoại các cơ quan khác", theo bài nghiên cứu. "Mọi người thường không nhận thức rõ việc tiếp xúc với ô nhiễm về lâu dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe hoặc khiến các căn bệnh trầm trọng hơn như thế nào".

Tác hại chủ yếu là do viêm nhiễm có thể lây lan toàn cơ thể, và do các hạt bụi siêu mịn đi theo m.áu đến mọi cơ quan.

Ô nhiễm không khí là "mối đe dọa khẩn cấp cho sức khỏe cộng đồng", theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với trên 90% dân số toàn cầu đang hít thở không khí ô nhiễm khi ra ngoài. Những phân tích mới đây cho thấy 8,8 triệu người c.hết sớm mỗi năm do ô nhiễm không khí, gấp đôi các ước tính trước đó. Như vậy, hoạt động bình thường nhất có thể là hít thở không khí đang gây t.ử v.ong nhiều hơn hút t.huốc l.á.

Ở Việt Nam, năm 2016 hơn 60.000 người c.hết do bệnh tim, phổi và các chứng bệnh khác liên quan tới ô nhiễm không khí, theo thống kê năm 2018 của WHO. Như vậy trung bình 164 người mỗi ngày t.ử v.ong chỉ vì hít thở không khí. WHO đã gọi nạn ô nhiễm không khí là "kẻ hại c.hết người thầm lặng".

Giáo sư Dean Schraufnagel, ở ĐH Illinois - Chicago, người dẫn đầu nghiên cứu trên Chest nói với Guardian "tôi không nhạc nhiên nếu mọi bộ phận cơ thể đều bị ảnh hưởng. Nếu bộ phận nào chưa thấy bị ảnh hưởng, có thể do chưa được nghiên cứu".

Nghiên cứu này "có sức nặng khoa học" và "cho ta thêm bằng chứng", tiến sĩ Maria Neira, giám đốc sức khỏe cộng đồng và môi trường của WHO, nói với Guardian. "Có hơn 70.000 bài báo khoa học chứng tỏ rằng ô nhiễm không khí ảnh hưởng sức khỏe chúng ta".

Bà nghĩ còn các tác hại khác của ô nhiễm sẽ được chứng tỏ trong các nghiên cứu sắp tới. "Các bệnh như Parkinson's hay tự kỷ, chưa có bằng chứng nhưng đã có mối liên hệ khá chặt chẽ, sắp tới đây sẽ có bằng chứng mới".

Hà Nội, TP. HCM ô nhiễm top đầu Đông Nam Á

Một trong những thước đo mức ô nhiễm không khí là nồng độ các hạt bụi mịn, bao gồm PM10 và PM2,5 - tức các chất dạng hạt có đường kính lần lượt nhỏ hơn 10 micron và 2,5 micron. PM2,5 được cho là có thể đi sâu vào phổi và hệ tuần hoàn.

Năm 2016, nồng độ bụi PM10 và PM2.5 trung bình ở Hà Nội là 102.3 g/m3 và 47.9 g/m3, cao gấp năm lần mức trung bình được WHO khuyến cáo là 20 g/m3 đối với PM10 và 10 g/m3 đối với PM2.5, theo số liệu của WHO.

Tương tự, nồng độ bụi trung bình ở TP. Hồ Chí Minh năm 2016 cao gấp bốn lần mức khuyến cáo: 89.8 g/m3 đối với PM10 và 42 g/m3 đối với PM2.5, theo WHO.

Đặc biệt, nồng độ bụi ghi nhận được bởi trạm quan trắc đặt ở các giao lộ lớn của TP. HCM như An Sương (quận 12), Mỹ Thủy (quận 2) vượt mức cho phép tới 8-9 lần, theo thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường TP. HCM.

Ô nhiễm không khí Hà Nội, TP.HCM có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể - Hình 2

Chất lượng không khí ở Hà Nội đang ở mức báo động. Ảnh: Việt Linh

Theo một buổi tọa đàm vào tháng ba, nồng độ bụi siêu mịn PM2.5 trong không khí, theo trạm đo đặt tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, đã vượt quá quy chuẩn an toàn của Việt Nam 88 ngày trong năm 2018, và đạt mức trung bình 40,7 microgram/m3.

Tuy nhiên nếu tính theo quy chuẩn của WHO, nồng độ PM2.5 vượt quá ngưỡng an toàn 232 ngày trong năm 2018.

Hà Nội xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và 209 trong tổng số 3.000 thành phố được xếp hạng về mức độ ô nhiễm bụi PM2.5, theo báo cáo "Chất lượng Không khí Thế giới 2018" của công ty IQAir. TP. Hồ Chí Minh xếp thứ 15 trong Đông Nam Á và 455 trên thế giới.

Ô nhiễm không khí Hà Nội, TP.HCM có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể - Hình 3

Không khí ô nhiễm ở TP.HCM khiến người đi đường có cảm giác cay mắt. Ảnh: Hải An.

Tiến sĩ Lê Việt Phú, nhà kinh tế học ở ĐH Fulbright Việt Nam, cho biết trong một nghiên cứu năm 2013 tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam đã tăng trong 20 năm nay và sẽ tồi tệ hơn trong tương lai nếu không có biện pháp khắc phục.

Đến năm 2035 con số t.ử v.ong vì ô nhiễm môi trường có thể lên đến 100.000 người một năm, theo nghiên cứu có tựa đề "Ước lượng thiệt hại sức khỏe và chi phí kinh tế của ô nhiễm không khí tại TP.HCM, giai đoạn 1990-2013" do tiến sĩ Phú thực hiện.

Theo ước tính của ông, con số này tại Việt Nam đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 1990-2013, lên đến 40.000 người năm 2013. Thiệt hại về người dẫn đến thiệt hại kinh tế tương đương 5-7% GDP vào năm 2013.

Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội từng cảnh báo tại một hội thảo năm 2017 rằng tỷ lệ người dân bị viêm phổi hay phải nhập viện vì khó thở có thể tăng gấp đôi vào năm 2020 nếu thành phố không có các biện pháp giảm ô nhiễm.

Tiến sĩ Hồ Quốc Bằng, chuyên gia về ô nhiễm không khí từ Viện Tài nguyên và Môi trường, ĐH Quốc gia TP. HCM, nói trong một buổi tọa đàm tháng tư rằng người dân nên bảo vệ mình bằng cách đeo các loại khẩu trang có thể ngăn được bụi mịn, và khẩu trang vải thông thường không ngăn được loại bụi này, theo một bản tin của TTXVN.

Tác hại lên phổi và tim

Theo nghiên cứu trên tạp chí Chest, tác động của ô nhiễm không khí bắt đầu khi hít thở. Ô nhiễm gây khó thở, gây các bệnh như hen suyễn, khí thủng phổi và ung thư phổi, đồng thời tăng nguy cơ đau tim do làm hẹp động mạch.

Ô nhiễm không khí Hà Nội, TP.HCM có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể - Hình 4

Minh họa: Guardian.

Một nguyên nhân cho các tác hại nói trên là bụi mịn có thể xuyên qua phổi và đi khắp cơ thể. "Chúng tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận", ông Schraufnagel nói với Guardian.

"Nghiên cứu trên động vật cho thấy bụi mịn có thể đi thẳng lên các dây thần kinh khứu giác vào não".

Một lĩnh vực nghiên cứu mới cũng cho thấy ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng chức năng của gene, ông nói thêm.

Não bộ và trí tuệ

Đột quỵ, mất trí nhớ và giảm trí thông minh là những chứng bệnh ảnh hưởng đến não bộ đang được cho là có liên quan tới không khí ô nhiễm. Cũng đang có bằng chứng cho thấy không khí độc hại gây khó ngủ.

Ô nhiễm không khí Hà Nội, TP.HCM có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể - Hình 5

Minh họa: Guardian.

Ông Schraufnagel cho biết không khí ô nhiễm nguy hiểm như vậy còn là vì nó gây viêm trên toàn cơ thể. "Các tế bào miễn dịch tưởng bụi mịn vào trong cơ thể là vi khuẩn, và tấn công để cố t.iêu d.iệt chúng bằng cách tiết ra enzyme và axit", ông nói với Guardian.

"Hiện tượng này lan ra toàn cơ thể, tác động đến não, thận, tụy và các bộ phận khác. Nói theo tiến hóa, cơ thể chúng ta tiến hóa để chống lại vi khuẩn, chứ không phải là ô nhiễm không khí".

Nội tạng và sinh sản

Thận cũng sẽ chịu tác hại vì vai trò của thận là loại bỏ chất độc khỏi cơ thể. Các nghiên cứu được khảo sát cho thấy liên hệ giữa ô nhiễm không khí và nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư bàng quang và ruột, cũng như hội chứng ruột kích thích.

Ô nhiễm không khí Hà Nội, TP.HCM có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể - Hình 6

Minh họa: Guardian.

Thậm chí da và xương cũng chịu tác hại của ô nhiễm. Da sẽ lão hóa, nổi mề đay, và xương bị giòn đi.

Nhưng có lẽ tác hại khó chấp nhận nhất của không khí độc hại là ở việc sinh sản và trẻ nhỏ. Tiếp xúc với không khí ô nhiễm làm giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ sảy thai.

Thai nhi cũng không thoát khỏi ô nhiễm, với một nghiên cứu gần đây tìm thấy các chất ô nhiễm trong nhau thai nuôi dưỡng thai nhi.

Trẻ sơ sinh có thể bị thiếu cân do ô nhiễm, gây ra các hậu quả suốt đời khác. Trẻ nhỏ tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể bị chứng "stunted lung" (tạm dịch: hẹp dung tích phổi), tăng nguy cơ béo phí, bệnh bạch cầu và bệnh về tâm thần.

"Ô nhiễm không khí gây hại ngay cả khi ở dưới mức tiêu chuẩn chất lượng không khí trước nay vẫn được coi là an toàn", các nhà nghiên cứu cảnh báo.

"Tuy nhiên tin vui là ô nhiễm không khí có thể được khắc phục".

"Cách tốt nhất để giảm ô nhiễm là kiểm soát ngay tại nguồn", giáo sư Schraufnagel kêu gọi cải thiện việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm trong sản xuất điện hay trong phương tiện giao thông.

Ông dẫn ví dụ việc chính quyền Bắc Kinh trấn áp nạn ô nhiễm không khí trước Thế vận hội 2008 đã khiến cân nặng trẻ sơ sinh ở đây tăng lên.

"Chúng ta có lẽ là thế hệ đầu tiên trong lịch sử chịu nạn ô nhiễm cao như hiện nay", bà Neira từ WHO nói với Guardian. "Chúng ta có những thành phố lớn nơi toàn bộ cư dân đang hít thở không khí độc hại... Với vô số bằng chứng mà chúng ta đã có được, các chính khách, lãnh đạo sẽ không thể nói họ không biết".

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phụ nữ chăm chỉ uống nước chanh sức khỏe và nhan sắc có thay đổi gì?
14:25:28 18/09/2024
Bài tập đốt mỡ bụng tại nhà cùng Hoa hậu Kỳ Duyên
11:20:35 17/09/2024
Tình cũ của Jung Hae In 40 vẫn trẻ đẹp, "đóng băng" nhan sắc chỉ với 3 việc
13:54:46 17/09/2024
Đây chính là 'vua rửa ruột': Ăn một lần mỗi ngày, bụng xẹp, da trắng mịn, eo thon chân gọn!
18:24:18 17/09/2024
Ở t.uổi U60, làn da Lý Băng Băng vẫn căng bóng mịn màng nhờ rửa mặt bằng loại nước này
19:04:54 17/09/2024
Chi tiết nhỏ trong quá trình rửa mặt khiến da của mỹ nhân 'Vinh quang trong thù hận' mịn màng, sáng bóng
10:50:10 17/09/2024
Massage bộ phận này trên cơ thể tháng 2 lần nên làn da Chương Tử Di luôn tươi trẻ, dù ngoài 40 t.uổi
11:12:51 17/09/2024
Bài tập EMOM trong 15 phút giúp cơ bụng phẳng
18:18:37 17/09/2024

Tin đang nóng

Nhặt được phong bì ghi "ủng hộ bão lụt 20 triệu", người đàn ông nộp cho công an, mở ra thì ngỡ ngàng
07:02:40 19/09/2024
Ngày thôi nôi con trai, tôi c.hết điếng khi biết chồng n.goại t.ình nhờ vào phong bì của cô đồng nghiệp
05:14:34 19/09/2024
Nam ca sĩ bỏ 2 căn nhà làm nhạc: "Tôi bị lừa gạt, mất t.iền rất nhiều, phải gánh nợ hộ người khác"
06:01:37 19/09/2024
Diện mạo gây bất ngờ của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn khi xuất hiện chớp nhoáng tại 1 bệnh viện
07:03:45 19/09/2024
1 "Anh trai say Hi" gây bão khi công bố hình ảnh xấu xí 9 năm về trước
07:26:04 19/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
Sen Vàng lại dính thị phi: Cuộc thi mới của "bà trùm hoa hậu" Phạm Kim Dung bị Á hậu Thúy Vân "réo tên"
06:22:57 19/09/2024
Bị nói ngăn cản mẹ chồng sang Mỹ nhìn con trai lần cuối, một Hoa hậu nói gì?
06:13:48 19/09/2024

Tin mới nhất

'Én nhỏ' Triệu Vy t.uổi U50 ít xuất hiện trước khán giả nhưng vẫn gây thương nhớ bởi làn da trẻ đẹp

18:46:34 18/09/2024
Én nhỏ Triệu Vy hiện tại dù không xuất hiện ở Cbiz nhưng cô vẫn khiến khán giả nhung nhớ bởi nhan sắc trẻ trung, xinh đẹp.

Thói quen cần loại bỏ để hạn chế nếp nhăn dưới mắt

11:56:48 18/09/2024
Chìa khóa để bảo vệ da mắt khỏi những tổn thương này nằm ở các biện pháp bảo vệ hàng ngày như sử dụng kính chống ánh sáng xanh, điều chỉnh nhiệt độ màu của màn hình và chăm sóc da mắt thường xuyên.

Loại quả giúp bạn luôn tươi trẻ

08:17:36 18/09/2024
Khi phải làm việc 8 tiếng mỗi ngày, lo lắng việc nhà cộng thêm thời tiết nắng nóng của mùa hè, làn da của bạn dễ bị ảnh hưởng nặng nề.

Hạn sử dụng khi đặt túi nâng ngực

08:14:48 18/09/2024
Tất cả vật liệu khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, do đó, chuyên gia khuyến cáo bạn nên thay túi nâng ngực sau 10 đến 15 năm.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

08:10:05 18/09/2024
Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu nâng cấp nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Nhặt da, sơn sửa nhiều có làm móng tay nhanh hỏng?

08:09:42 18/09/2024
Nhiều người thường xuyên ngâm, nhặt da c.hết, sơn sửa móng lo lắng việc này sẽ khiến móng nhanh khô, yếu hơn, thậm chí dẫn đến ung thư da.

Loại cà phê nào giúp làn da khỏe đẹp, chậm lão hóa?

18:21:27 17/09/2024
Đường có thể góp phần vào quá trình glycation, tức là tác động của đường bám vào collagen và các loại vật liệu cấu trúc khác trong da. Đường có thể làm tăng căng thẳng oxy hóa trong mô.

Mỹ nhân 'Hoàn Châu cách cách' t.uổi 48 có làn da căng mọng nhờ liệu pháp chăm sóc ai cũng làm được

11:05:44 17/09/2024
Lâm Tâm Như không chỉ là diễn viên năng nổ, cô cũng được khen là biểu tượng sắc đẹp của làng giải trí xứ Đài (Trung Quốc). Nữ diễn viên 48 t.uổi thường tự tin khoe ảnh chụp cận mặt cho thấy làn da căng bóng, mịn màng.

Vợ cũ Huỳnh Hiểu Minh luôn xinh đẹp là nhờ có thói quen này nên làn da căng mượt như gái đôi mươi

10:56:19 17/09/2024
Angela bao năm qua vẫn trẻ trung như thiếu nữ nhờ làn da căng mịn hầu như không có nếp nhăn và thân hình thon thả kể cả sau khi sinh con. Để chống lão hóa, cô tập trung nhiều nhất vào việc giữ cho da luôn đủ ẩm.

Cách giảm nếp nhăn rõ rệt

22:00:41 16/09/2024
Nếp nhăn luôn là nỗi ám ảnh với phụ nữ, nó làm chị em trông già đi. Hãy thực hiện những cách sau, bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả giảm nếp nhăn rõ ràng.

Nên tẩy da c.hết bao lâu 1 lần?

13:59:08 16/09/2024
Để duy trì độ bóng và sức khỏe của làn da, tẩy da c.hết là bước chăm sóc da không thể thiếu. Để có kết quả tốt nhất, điều quan trọng là phải có các phương pháp và chu kỳ tẩy da c.hết phù hợp.

Sinh tố 3 thành phần, cách ăn ngon mà an toàn cho tín đồ muốn giảm cân

11:13:01 16/09/2024
Những ly sinh tố trái cây và rau xanh chứa nhiều chất xơ, protein luôn là ý tưởng hoàn hảo cho các bữa sáng của những tín đồ muốn giảm cân giúp bữa ăn thêm nhẹ nhàng, ngon miệng, no bụng.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh sắc yên bình tại vùng đảo 'biệt lập' giữa lòng hồ Trị An, được ví là 'viên ngọc xanh' của mảnh đất Đồng Nai

Du lịch

09:09:49 19/09/2024
Đảo Cao Minh nằm biệt lập giữa lòng hồ Trị An, đây chính là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn hòa mình vào thiên nhiên và tận hưởng không gian tĩnh lặng, thư thái.

Quảng Trị: Truy xét tài xế tăng ga bỏ chạy, vứt t.huốc l.á lậu bên lề đường

Tin nổi bật

09:02:14 19/09/2024
Ngày 18/9, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa truy xét, làm rõ một vụ vận chuyển hàng cấm.

Thông qua nghị quyết yêu cầu Israel rút khỏi các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng

Thế giới

09:00:11 19/09/2024
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dự kiến phát biểu trước Đại hội đồng LHQ vào ngày 26/9, cùng ngày phát biểu của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas.

Bình Định: Liên tiếp bắt giữ các đối tượng bị truy nã

Pháp luật

08:40:42 19/09/2024
Ngày 18/9, Công an TP.Quy Nhơn (Bình Định) thông tin, đã phối hợp bắt giữ thành công đối tượng Phạm Minh Tuấn (SN 2004, ngụ xã Diên Phú, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai) và bàn giao đến Công an TP.Pleiku để di lý về địa phương phục vụ điều tra,...

Sao Việt 19/9: Hồ Quỳnh Hương tiết lộ quy tắc sống, Hà Hồ mặc giản dị vẫn đẹp

Sao việt

08:27:21 19/09/2024
Hồ Quỳnh Hương tâm sự về 6 quy tắc sống của bản thân, Hồ Ngọc Hà diện áo tank top và quần jeans khoe vẻ đẹp rạng ngời.

Táo đỏ Hằng Du Mục lại dính tin đồn, cô liền tuyên bố ngay điều này trên livestream

Netizen

08:26:30 19/09/2024
Thời gian gần đây, táo đỏ Hằng Du Mục liên tục vướng phải rất nhiều vấn đề như bị làm nhái khắp nơi, bị nhiều người ủng hộ rồi sale lại khiến các hàngthật và fake lẫn lộn, làm nhiều người cảm thấy lo lắng.

Diện mạo đời thường của nam thần hot nhất Kpop "đ.ánh bay" tiêu chuẩn visual thần tượng

Nhạc quốc tế

08:23:08 19/09/2024
Gương mặt điển trai với đường nét nam tính miễn chê khiến dân tình điên đảo. Các fan còn công nhận, Mingyu ở đời thường có sức hút rất mãnh liệt.

Tử vi ngày 19/9/2024 của 12 cung hoàng đạo:Cự Giải cần phải hết sức thận trọng

Trắc nghiệm

08:16:41 19/09/2024
Trước khi đặt bút ký, hãy đọc kỹ từng điều khoản và điều kiện để đảm bảo rằng bạn không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào.

Nữ thiết kế mất 4 năm cải tạo mái nhà 20 t.uổi thành khu vườn sân thượng "bạt ngàn" hoa

Sáng tạo

08:12:08 19/09/2024
Dayao đã yêu thích thực vật từ khi còn nhỏ và tình yêu này đã tiếp tục từ khi còn nhỏ. Khi cô còn nhỏ, cha mẹ Dayao đã trồng rất nhiều hoa và cây trong sân trang trại, đây là bước làm quen với thực vật của cô.

Haaland săn bàn thắng thứ 100 cho CLB Man City

Sao thể thao

08:05:20 19/09/2024
CLB Man City là đội bóng duy nhất ở Premier League sở hữu thành tích 100% chiến thắng sau bốn trận đấu, nhưng chuỗi khởi đầu hoàn hảo của họ đã bị thử thách bởi một đội Brentford đoàn kết và làm việc chăm chỉ vào cuối tuần qua.