Đã có khác biệt trong xử lý tài khoản “bỗng nhiên” mất tiền
Chiều 6/9, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank) đã nhanh chóng đưa ra hướng xử lý cho một trường hợp tại Tp.HCM, chỉ ít ngày sau khi khách hàng báo mất tiền trong tài khoản.
Với nghiệp vụ ngân hàng, nhiều trường hợp sớm được nhận diện lỗi thuộc về khách hàng hay không để xác định hướng xử lý.
Sau loạt vụ việc được phản ánh trong tháng 8 vừa qua, đầu tháng 9 này lại xuất hiện các trường hợp báo mất tiền trong tài khoản dù không giao dịch. Và phía ngân hàng đã có hướng xử lý tích cực hơn.
Như trường hợp trên tại Vietcombank, chủ tài khoản có thẻ ghi nợ quốc tế Visa debit, liên kết với tài khoản ATM với số dư hơn 240 triệu đồng. Khách hàng khẳng định vẫn giữ thẻ, không để lộ thông tin cá nhân về tài khoản và mã giao dịch…, không truy cập các trang web giả mạo, nhưng đầu tháng này liên tiếp nhận được tin nhắn báo số dư tài khoản mất hơn 22 triệu đồng.
Sau khi xác minh, Vietcombank đã trực tiếp làm việc với khách hàng, ứng trước khoản tiền bị mất trước khi có kết quả tra soát và xác minh cụ thể.
Sự việc trên được xử lý khá nhanh, về quy trình thủ tục cũng như yêu cầu bảo đảm lợi ích khách hàng. Đã có khác biệt so với nhiều trường hợp xẩy ra trước đây.
Trước Vietcombank, vừa qua tại Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank), sự việc khách hàng báo mất 120 triệu trong tài khoản ATM cũng được xử lý khá nhanh. Sau một tháng tiếp nhận, rà soát và kiểm tra lại các giao dịch, HDBank cam kết hoàn trả toàn bộ số tiền cho khách hàng.
Về hướng xử lý trên, ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc HDBank cho biết, nguyên tắc đầu tiên là ngân hàng phải bảo vệ niềm tin và quyền lợi của khách hàng một cách nhanh nhất.
“Họ gửi tiền vào mình, họ tin thì mới gửi, nên phải nhanh chóng xử lý để giữ niềm tin của họ”, ông Trung nói.
Video đang HOT
Tất nhiên, Phó tổng HDBank cho biết, ngân hàng cần một thời gian nhất định để xác định rủi ro do đâu, từ ngân hàng hay khách hàng. Nếu khách hàng không có lỗi, nguyên tắc là phải bồi hoàn.
Trong trường hợp trên, tại HDBank cũng như ở Vietcombank, việc xử lý đã nhanh hơn nhiều so với quy trình thông thường.
Cụ thể, với trường hợp rủi ro mất tiền trong tài khoản liên quan đến các đầu mối thanh toán ngoài hệ thống, với các tổ chức thẻ quốc tế, đặc biệt là các giao dịch gian lận xẩy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam…, quá trình xử lý thường mất 45-60 ngày để tra soát, truy xuất và đối chứng thông tin, đến kết luận cuối cùng, rồi mới thực hiện bồi hoàn hay không.
Trường hợp chuyển sang cơ quan điều tra, thời gian chờ đợi có thể phải kéo dài hơn nữa.
Tuy nhiên, với nghiệp vụ ngân hàng, nhiều trường hợp sớm được nhận diện lỗi thuộc về khách hàng hay không để xác định hướng xử lý.
Lãnh đạo chuyên trách một ngân hàng thương mại cũng cho biết, trong trường hợp đánh giá sơ bộ cho thấy chủ thẻ không thực hiện giao dịch, rủi ro khách quan và nhận thấy sẽ thu hồi được tiền từ các đơn vị liên quan, ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc bồi hoàn.
“Nhưng đây là việc điều chỉnh chính sách vì lợi ích khách hàng, ngân hàng thực hiện bồi hoàn hoặc ứng trước nhanh chóng. Còn theo quy trình trước đây, việc hoàn trả số tiền bị mất, trong trường hợp khách hàng không có lỗi, phải chờ đến khi có kết luận và xác nhận cuối cùng”, lãnh đạo ngân hàng trên cho biết.
Như vậy, sau loạt sự việc tài khoản “bỗng nhiên” mất tiền xẩy ra gần đây, phía ngân hàng bắt đầu có điều chỉnh chính sách khi xử lý, theo hướng bảo đảm tốt hơn lợi ích và thời gian cho khách hàng.
Còn với trường hợp có dấu hiệu lỗi từ khách hàng, vô tình hoặc cố ý, khách quan hay chủ quan, ngân hàng sẽ phải chờ có kết luận cuối cùng, xác định mức độ cụ thể để xử lý.
Theo VnEconomy
VPBank nói về uẩn khúc vụ tố mất 26 tỷ trong tài khoản
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho rằng có nhiều uẩn khúc và không đúng với thực tế trong vụ khách hàng của nhà băng này tố cáo bị mất 26 tỷ đồng trong tài khoản.
"Tại đơn tố cáo VPBank nhận ngày 19/10/2015 bà Xuân có khiếu nại số tiền mất là 11,3 tỷ đồng. Tuy nhiên khi thông tin với báo chí thì khách hàng này lại đưa ra con số thiệt hại tới 26 tỷ đồng. Điều khó hiểu là chính bà Xuân cũng không thống nhất được nội dung tố cáo của mình", đại diện VPBank cho biết.
Ngân hàng cho biết, trước đó, ngày 30/7/2015, bà Xuân có thực hiện thay đổi chữ ký chủ tài khoản Công ty Quang Huân tại VPBank và sau đó có thực hiện một loạt giao dịch trong tháng 8/2015.
Cụ thể, ngày 6/8/2015, nhận chuyển khoản từ cá nhân bà Xuân; ngày 17/8/2015, chuyển tiền cho tài khoản Trần Thị Thanh Xuân và các thay đổi, biến động số dư tài khoản của các giao dịch kể trên vẫn được VPBank gửi SMS tới số điện thoại bà Xuân đang sử dụng.
VPBank cho rằng còn nhiều uẩn khúc trong vụ tố cáo 26 tỷ bốc hơi.
Thậm chí, biên bản làm việc với VPBank ngày 30/10/2015, bà Xuân thừa nhận bắt đầu từ ngày 6/8/2015 đã nhận được tin nhắn SMS thông báo biến động số dư tài khoản, tức bà Xuân đã biết rõ số dư tài khoản Công ty Quang Huân từ 6/8/2015 trở đi. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với đơn tố cáo bà Xuân cho rằng, đến 14/9/2015 bà mới biết tài khoản bị mất tiền.
Ngân hàng cho rằng, có thể thấy các giao dịch giả mạo (nếu có theo tố cáo của bà Xuân) chỉ có thể xảy ra trước ngày 30/7/2015 (trước thời điểm bà Xuân đổi chữ ký). Bà Xuân đã biết chữ ký chủ tài khoản trước đó có sự khác biệt, và đã biết số dư tài khoản của Công ty Quang Huân tại ngày 30/7/2015 nhưng hoàn toàn không khiếu nại hay thông báo gì với ngân hàng mà đến tận tháng 10/2015 mới tố cáo việc mất tiền.
Ngoài ra, bà Xuân cho rằng, hồ sơ mở tài khoản của Công ty Quang Huân đã bị giả mạo chữ ký, con dấu của người đại diện theo pháp luật công ty. Phản hồi vấn đề này, VPBank cho rằng hồ sơ mở tài khoản cho Công ty Quang Huân được nhân viên quan hệ khách hàng của ngân hàng tiếp nhận từ nhân viên Kế toán công ty là Phạm Văn Trinh, do đích thân bà Xuân giới thiệu.
Sau khi kiểm tra, xem xét, hồ sơ được chuyển cho giao dịch viên và kiểm soát viên kiểm tra, đăng ký mở tài khoản theo quy trình. Giấy đăng ký mở tài khoản được ký, đóng dấu theo đúng quy định có kèm theo mẫu chữ ký, mẫu dấu chủ tài khoản Công ty Quang Huân.
Ngân hàng đồng thời khẳng định nhân viên Đoàn Thị Thúy Hằng không đứng tên mua séc, mà chỉ đứng tên nhận hộ séc theo chỉ định của Công ty Quang Huân. Việc mua séc chính Công ty Quang Huân thực hiện.
Chứng từ, tài liệu lưu trữ tại ngân hàng cho thấy, Công ty Quang Huân có văn bản đề nghị mua séc ngày 28/3/2015. Đề nghị mua séc được ký, đóng dấu bởi đại diện theo pháp luật của Công ty Quang Huân, trên đó ghi rõ người nhận séc là Đoàn Thị Thúy Hằng (thời điểm đó là nhân viên VPBank).
Nhân viên này đã đã giải thích về việc có tên trên đề nghị mua séc của Công ty Quang Huân là do kế toán Phạm Văn Trinh đề nghị nhận hộ và trao lại cho Trinh sau đó.
Tại biên bản làm việc ngày 4/11/2015, Phạm Văn Trinh đã xác nhận toàn bộ số séc mà nhân viên Đoàn Thị Thúy Hằng nhận hộ trên. Đề nghị mua séc đã được chuyển lại cho Phạm Văn Trinh và sau đó, Trinh đã chuyển lại cho bà Xuân
Về ý kiến cho rằng, tài khoản của công ty đã bị rút tiền bằng chứng từ giả mạo (biến mất tiền). Ngân hàng này khẳng định tài khoản của công ty được thực hiện giao dịch, chuyển, rút tiền bởi các lệnh thanh toán hợp pháp (chuyển khoản, rút séc..) của chủ tài khoản.
Cụ thể, các giao dịch rút séc đề cập trong đơn tố cáo đều được thực hiện tại các chi nhánh khác của VPBank chứ không phải tại VPBank Tân Phú - nơi mở tài khoản như đơn tố cáo. Việc thanh toán séc thực hiện đúng quy định.
Hơn nữa, trong quá trình giải quyết tố cáo của bà Xuân, ngân hàng cũng tìm hiểu về đường đi và đến của số tiền được rút ra từ 3 tấm séc do Quang Huân phát hành.
Theo biên bản làm việc với Phạm Văn Trinh, ông nêu rõ toàn bộ số tiền rút séc từ tài khoản của công ty sử dụng theo chỉ định của bà Xuân hoặc có sự giám sát hoặc người nhà bà Xuân.
Cụ thể, ba lần rút séc với tổng cộng 11,3 tỷ đều chuyển lại tài khoản của cá nhân bà Xuân, tài khoản của Công ty Quang Huân tại Argribank.
VPBank đã mời bà Xuân tới ngân hàng để đối chất, làm rõ vụ việc nhưng bà Xuân không đồng ý. Lý do được bà đưa ra là vụ việc đã chuyển cơ quan công an nên để công an sẽ điều tra.
Trên cơ sở phân tích các hồ sơ, tiến trình xử lý thay đổi tài khoản, nội dung khiếu nại của bà Trần Thị Thanh Xuân, ngân hàng cho biết cũng nhận thấy có nhiều dấu hiệu bất thường, mâu thuẫn với đơn tố cáo và không khớp với thực tế.
Theo_Zing News
Chuyên gia An ninh mạng: VCB chưa minh định thông tin vụ mất tiền khách hàng Các chuyên gia về bảo mật cho rằng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) chưa minh định thông tin liên quan đến việc khách hàng bị mất tiền oan, và đằng sau vụ việc này có quá nhiều điều khó hiểu, và khó mà nói là VCB không liên đới trách nhiệm. Một phòng giao dịch của Ngân hàng Vietcombank. Ông Võ...