Đã có bản vá lỗi các lỗ hổng BIOS liên quan 30 triệu máy tính Dell
Hãng máy tính Dell cho biết đã vá các lỗ hổng bảo mật liên quan đến tính năng Dell BIOSConnect và HTTPS Boot.
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) trực thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa gửi đi cảnh báo về 4 lỗ hổng mới trong BIOS của máy tính Dell. Phía Dell trả lời PVkhẳng định các lỗi này đã có bản vá khắc phục.
Cụ thể, các máy tính tự động cập nhật bản vá khi người dùng bật chế độ tự động cập nhật của Dell. Hãng khuyên người dùng cập nhật phiên bản Dell Client BIOS qua chế độ cập nhật tự động.
Nếu tính năng tự động cập nhật chưa được kích hoạt, người dùng có thể thực hiện thủ công theo các bước khắc phục ngay khi có thể (theo đường dẫn DSA-2021-106).
Theo hướng dẫn, nếu không bật tính năng tự động cập nhật Dell Client BIOS, người dùng có thể sử dụng các giải pháp giảm thiểu dưới đây.
Đối với lỗi BIOSConnect, khách hàng có thể tắt tính năng BIOSConnect bằng hai cách.
Video đang HOT
Cách 1: truy cập BIOS bằng cách nhấn F2 khi máy khởi động, sau đó tìm chọn tắt BIOS Connect.
Cách 2: Dùng công cụ Remote System Management trong Dell Command | Configure (DCC) để tắt tính năng BIOSConnect.
Với lỗi khởi động HTTPS, khách hàng có thể tắt tính năng HTTPS Boot bằng hai cách:
Cách 1: F2> Connection> HTTP(s) Boot> Chuyển sang Tắt.
Cách 2: Khách hàng có thể tận dụng Remote System Management trong Dell Command | Configure (DCC) để tắt Hỗ trợ Khởi động HTTP.
Theo Cục An toàn thông tin, ngày 24/6, qua công tác giám sát trên không gian mạng, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) trực thuộc Cục này đã ghi nhận 4 điểm yếu, lỗ hổng bảo mật mới trong tính năng BIOS Connect và HTTPS Boot của máy tính Dell.
Đây là tính năng, công cụ có sẵn trên hầu hết các máy tính, thiết bị của Dell để hỗ trợ việc cập nhật firmware và khôi phục hệ điều hành từ xa trên BIOS của các máy tính, thiết bị hãng Dell.
Cụ thể, một lỗ hổng cho phép giả mạo chứng thư số. Các lỗ hổng khác là lỗi tràn bộ đệm, cho phép vượt qua cơ chế kiểm soát để thực thi những đoạn mã độc hại với quyền người dùng quản trị; khai thác được khi có quyền truy cập cục bộ. Lỗ hổng này có thể ảnh hưởng đến 30 triệu máy tính trên toàn cầu của Dell.
Cục An toàn thông tin yêu cầu các đơn vị cập nhật bản vá tương ứng theo phát hành của hãng Dell.
Cảnh báo lỗ hổng bảo mật khiến 30 triệu máy tính Dell có nguy cơ bị tấn công
Trung tâm NCSC thuộc Cục An toàn thông tin vừa cảnh báo về 4 lỗ hổng mới trong BIOS của thiết bị Dell. Các lỗ hổng này ảnh hưởng đến khoảng 30 triệu thiết bị, tương ứng 129 dòng máy tính xách tay, máy tính bảng và máy tính bàn.
Cảnh báo 4 lỗ hổng mới trong BIOS của máy tính, thiết bị Dell vừa được Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT gửi đến các đơn vị chuyên trách về CNTT các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; các ngân hàng thương mại cổ phần, các tổ chức tài chính; và hệ thống các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin vào hôm nay, ngày 29/6.
Theo Cục An toàn thông tin, ngày 24/6, qua công tác giám sát trên không gian mạng, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) trực thuộc Cục này đã ghi nhận 4 điểm yếu, lỗ hổng bảo mật mới gồm CVE-2021-21571, CVE-2021-21572, CVE-2021-21573 và CVE-2021-21574 trong tính năng BIOS Connect và HTTPS Boot. Đây là tính năng, công cụ có sẵn trên hầu hết các máy tính, thiết bị của Dell để hỗ trợ việc cập nhật firmware và khôi phục hệ điều hành từ xa trên BIOS của các máy tính, thiết bị hãng Dell.
Cụ thể, lỗ hổng CVE-2021-21571 là lỗ hổng cho phép giả mạo chứng thư số. Các lỗ hổng CVE-2021-21572, CVE-2021-21573 và CVE-2021-21574 là lỗi tràn bộ đệm, cho phép vượt qua các cơ chế kiểm soát để thực thi các đoạn mã độc hại với quyền người dùng quản trị; khai thác được khi có quyền truy cập cục bộ.
Theo NCSC, 4 lỗ hổng trong BIOS của thiết bị Dell có thể kết hợp với nhau trong các chiến dịch tấn công có chủ đích để tấn công, kiểm soát máy tính, thiết bị của người dùng
Theo đánh giá sơ bộ của các chuyên gia Trung tâm NCSC, phạm vi ảnh hưởng của các lỗ hổng CVE-2021-21571, CVE-2021-21572, CVE-2021-21573 và CVE-2021-21574 là tương đối lớn, ảnh hưởng đến khoảng 30 triệu thiết bị tương ứng với 129 dòng máy tính xách tay, máy tính bảng và máy tính bàn.
Đặc biệt, 4 lỗ hổng bảo mật này có thể kết hợp với nhau trong các chiến dịch tấn công có chủ đích để tấn công, kiểm soát máy tính, thiết bị của người dùng, từ đó tấn công sâu hơn vào các hệ thống thông tin quan trọng khác.
Để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức mình và góp phần bảo đảm an toàn cho không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin khuyến nghị các đơn vị kiểm tra, rà soát máy tính, thiết bị có khả năng bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng trên để có phương án xử lý, khắc phục lỗ hổng.
Đồng thời, cập nhật bản vá tương ứng theo phát hành của hãng Dell. Có nhiều cách để cập nhật BIOS. Theo khuyến nghị của hãng, người dùng có thể sử dụng một trong các cách: Cài đặt ứng dụng của Dell Notification để nhận thông báo tự động và cập nhật khi có bản vá mới; tải bản vá và cài đặt thủ công.
Trong trường hợp chưa có bản vá cần có phương án để ngăn chặn việc khai thác lỗ hổng đồng thời theo dõi thường xuyên thông tin về lỗ hổng để cập nhật ngay khi có bản vá.
Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cũng được đề nghị tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng. Trường hợp cần thiết, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có thể liên hệ đầu mối hỗ trợ của Cục An toàn thông tin là Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC theo số điện thoại 02432091616 và thư điện tử: ais@mic.gov.vn để được hỗ trợ.
Dell, HP và Lenovo tăng giá PC do thiếu chip Giá PC có khả năng tăng cao hơn trong quý 2 và phần còn lại của năm 2021 khi các nhà cung cấp phải chi trả phí linh kiện và hậu cần cao hơn trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ. Ngoài thiếu chip, nhu cầu tăng mạnh về PC cũng là lý do của việc tăng giá Theo ZDNet , trong báo...