Đã có 60 ngân hàng trung ương với 113 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2019
Giảm lãi suất và nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa là xu hướng mở rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới trong năm 2019.
Ảnh minh họa.
Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới – WB, kinh tế thế giới tăng trưởng khoảng 2,5% năm 2019 (giảm từ mức 2,8% năm 2018), và dự báo tăng khoảng 2,6% năm 2020.
Lo ngại tăng trưởng kinh tế thấp hơn cũng là nguyên nhân khiến chính phủ, ngân hàng trung ương và bộ tài chính các nước thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa nới lỏng để vực dậy tăng trưởng trong năm 2019.
Theo thống kê của khối nghiên cứu tại BIDV, tính đến hết quý III/2019, đã có 60 ngân hàng trung ương các nước cắt giảm lãi suất 113 lần trên toàn cầu, gồm cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ – Fed, Ngân hàng Trung ương Châu Âu – ECB và một số ngân hàng trung ương các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga…; và một số nước giảm thuế, tung các gói kích thích kinh tế.
Video đang HOT
Với Việt Nam, xu hướng suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đáng kế đến kinh tế trong nước, do Việt Nam là nước có độ mở lớn trên thế giới (tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 ước tính tương đương 200% GDP). Do đó, hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ chịu rủi ro nhất định dưới tác động kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại.
Theo đó, không nằm ngoài xu hướng, trong năm 2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố giảm một loạt các loại lãi suất điều hành.
Cụ thể, ngày 16/9, Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định giảm 0,25 điểm phần trăm đối với một loạt lãi suất điều hành, bao gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hang và lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO).
Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất điều hành kể từ tháng 10/2017.
Hai tháng sau, ngày 19/11, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát đi thông báo về việc ban hành 2 quyết định về việc điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND và lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế, cũng như giảm thêm lãi suất OMO.
Cùng đó, kể từ trung tuần tháng 7 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có tới 3 lần điều chỉnh lãi suất tín phiếu, theo mức giảm dần từ 3% xuống chỉ còn 2,25%/năm.
LINH LINH
Theo Bizlive.vn
Lượng vàng được các Ngân hàng Trung ương mua vào đạt đỉnh cao nhất từ năm 1971
Dữ liệu cho thấy, trong nửa đầu năm 2019, hoạt động thu mua vàng của các Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu đã đạt mức cao nhất kể từ năm 1971.
Giá vàng trên thị trường quốc tế đang có xu hướng tăng mạnh, tương đồng với sự gia tăng của Chỉ số bất ổn chính sách kinh tế. Theo các chuyên gia, điều này cho thấy rủi ro kinh tế toàn cầu đang tăng lên mức cao chưa từng có trong bối cảnh các xung đột thương mại trên toàn cầu đang tác động xấu đến tâm lý các nhà đầu tư, đồng thời, lãi suất cơ bản của các đồng tiền trên khắp thế giới liên tục sụt gảm.
Trong phiên giao dịch cuối tuần này (1/11), giá vàng thuộc các hợp đồng kỳ hạn đã đạt khoảng 1.500 USD/ounce, cao hơn tới 200 USD/ounce tương đương khoảng 15% so với mức giá lý thuyết - 1.300 USD/ounce. Đây là mức chênh lệch cao nhất kể từ năm 2011 - thời điểm thông tin xếp hạng nợ của Hoa Kỳ bị đều chỉnh giảm, đẩy giá vàng tăng cao.
Các số liệu cho thấy Ngân hàng Trung ương tại nhiều nước đang gia tăng tích trữ vàng. Theo số liệu của Hội đồng vàng thế giới (WGC), trong nửa đầu năm 2019, hoạt động tích trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương đã lên mức cao nhất kể từ năm 1971. Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đang đẩy mạnh việc mua vàng trong bối cảnh các nước này tái cân bằng lại dự trữ ngoại hối vốn đang phụ thuộc nhiều vào trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ. Một số quốc gia khác như Ba Lan cũng đang thu mua vàng vào ở mức độ lớn.
Theo khảo sát của hãng quản lý tài sản Investo, gần 32% các quan chức tại Ngân hàng Trung ương của nhiều quốc gia cho biết họ có ý định mua vàng vào trong năm 2020. Đáng chú ý, từ năm 2009 đến nay, các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã không ngừng bán ròng vàng. Trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ trong cơ cấu dự trữ ngoại hối của nhiều Ngân hàng Trung ương đang dần được thay thế bằng vàng trong bối cảnh lãi suất tiền tệ tại khu vực Châu Âu và nhiều quốc gia khác rơi vào mức âm.
Bên cạnh đó, các quỹ hoán đổi danh mục - ETF được đảm bảo bằng vàng, các quỹ hưu trí, quỹ đầu cơ cùng nhiều tổ chức đầu tư khác cũng đang tiếp tục mua vàng vào. Số liệu cho thấy lượng vàng đang được các quỹ ETF đảm bảo bằng vàng nắm giữ vào thời điểm cuối tháng 9/2019 đã lên mức cao kỷ lục. Lượng vàng được quỹ SPDR, quỹ EFT đảm bảo bằng vàng lớn nhất thế giới, nắm giữ hiện lớn thứ 9 trên thế giới và đứng ngay sau Thụy Sỹ. Nhiều nhà đầu tư dài hạn cũng đang đưa vàng vào danh mục đầu tư.
Trong vòng 10 năm qua, lượng vàng được các Ngân hàng Trung ương cũng như các quỹ ETF thu mua trên toàn cầu đã đạt khoảng 278 tỷ USD.
Quang Đặng / Tổng hợp
Theo Tapchicongthuong.vn
Chủ tịch Fed tại Dallas: Tỷ lệ lãi suất sẽ không đổi trong năm 2020 Ngày 17/12, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tại Dallas nhận định tỷ lệ lãi suất sẽ không thay đổi trong năm 2020 trong khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Chủ tịch Fed tại Dallas: Tỷ lệ lãi suất sẽ không đổi trong năm 2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Trả lời phóng...