Đã có 40 triệu người có tài khoản ngân hàng, thanh toán di động tăng 232,3%
Thanh toán phi tiền mặt của Việt Nam đang ở mức thấp nhất khu vực, song đáng mừng là đang tăng trưởng rất nhanh. Giá trị giao dịch quý II/2019 qua Internet Banking là 9.500 nghìn tỷ đồng và Mobile Banking là 1.760 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng rất mạnh.
Thanh toán phi tiền mặt của Việt Nam đang ở mức thấp nhất khu vực, song đáng mừng là đang tăng trưởng rất nhanh. Nguồn: internet
Theo số liệu do Ngân hàng Thế giới công bố năm 2018, Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực với mức 4,9%, trong khi đó tỷ lệ này tại Trung Quốc là 26,1%, Thái Lan đạt 59,7% và Malaysia lên đến 89%. Do đó, thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những mục tiêu lớn được Chính phủ và NHNN quan tâm trong vài năm gần đây.
Thống kê của Hiệp hội ngân hàngViệt Nam về thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động quý I/2018 tăng rất mạnh. Cụ thể, giao dịch tài chính qua kênh Internet tăng 68,8% về số lượng và 13,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động 97,7% về số lượng và 232,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ thanh toán NHNN cho biết, hiện nay, hơn 40 triệu người Việt Nam trưởng thành trên 15 tuổi đã có tài khoản ngân hàng, 78 tổ chức đã triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet, 44 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán điện thoại di động. Giá trị giao dịch quý II/2019 qua Internet Banking là 9.500 nghìn tỷ đồng và Mobile Banking là 1.760 nghìn tỷ đồng.
Thanh toán di động đang trở thành xu hướng mới với việc ứng dụng các công nghệ mới như QR Code, Giao tiếp trường gần (NFC), số hóa thông tin thẻ (Tokenizatinon), xác thực sinh trắc học… Với Moblie Banking ngân hàng đã triển khai được nhiều dịch vụ hơn. Khách hàng có thể trả tiền điện online, mua vé máy bay, gần như tất cả các dịch vụ trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ công đã được quan tâm. Hệ sinh thái của ngân hàng đã được kết nối với hầu hết các ngành quan trọng, đó là điểm khác biệt nhất của năm 2018 – 2019 so với các năm trước.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, ông Dũng cũng thừa nhận, hành lang pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa hoàn thiện, cần tiếp tục bổ sung nhằm ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thanh toán, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; Hạ tầng thanh toán chủ yếu ở khu vực đô thị, chưa vươn tới được nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo; Cần tăng cường sự kết nối, tích hợp giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ với hệ thống thanh toán để có cơ sở triển khai các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới.
Lãnh đạo Vụ Thanh toán cũng cho biết, trong thời gian tới, NHNN sẽ ban hành đầy đủ các quy định pháp lý, các tiêu chuẩn kĩ thuật tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo. Triển khai hạ tầng công nghệ tập trung để tích hợp với các ngành, lĩnh vực, xây dựng hệ sinh thái phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Đẩy mạnh thanh tra, giám sát, đảm bảo an ninh an toàn hoạt động thanh toán.
“Cùng với xu thế chung của các ngân hàng trên thế giới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ mô hình hoạt động truyền thống sang mô hình ngân hàng số. Quá trình này đòi hỏi xây dựng khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách phù hợp, thiết lập hạ tầng kỹ thuật mới, các giải pháp ứng dụng của công nghệ kỹ thuật số. Do đó, cần có sự phối hợp của các bên liên quan tạo hệ sinh thái đồng bộ tạo nên sự phát triển của hoạt động ngân hàng số”.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng thư ký HHNH Việt Nam
Theo baodautu.vn
Chứng khoán: Chớp thời cơ, bung tiền đầu tư mạnh
Xu hướng điều chỉnh đang chững lại và có khả năng lực cầu sẽ quay trở lại khi dòng tiền lan tỏa ra các nhóm cổ phiếu, nhiều khả năng điểm mua sẽ xuất hiện trong tuần tới.
Thị trường chứng khoán Mỹ có tuần giao dịch tích cực với những thông tin hỗ trợ đến từ việc Ngân hàng trung ương Mỹ (FED) có thể hạ lãi suất ngay trong tháng 7/2019 với sự đồng tình của các thành viên điều hành FED ngày càng tăng. Tuy nhiên, thông tin Bộ Thương mại Mỹ cấm thêm 5 công ty Trung Quốc mua linh kiện từ Mỹ có thể ảnh hưởng đến tâm lý chung toàn thị trường trong tuần tới.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ sáu (21/6), chỉ số Dow Jones giảm 34,04 điểm (-0,13%), đóng cửa ở mốc 26.719,13 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 3,71 điểm (-0,13%) và đóng cửa ở mốc 2.950,47 điểm, chỉ số Nasdaq Composite giảm 9,27 điểm (-0,12%) và đóng cửa ở mốc 7.728,78 điểm. Tính chung tuần qua, chỉ số Dow Jones và S&P500 đều tăng trên 2%, chỉ số Nasdaq Composite tăng hơn 3%.
Giá dầu WTI tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ sáu (18/6) và đóng cửa ở mốc 52,51 USD/ thùng ( 0,4%). Bất ổn chính trị như căng thẳng Mỹ - Iran gia tăng đã đẩy giá dầu đi lên, tuy nhiên tính chung tuần qua, giá dầu đã giảm 2,7%. Thông tin Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu và cho biết nguồn cung "quá dồi dào" để đáp ứng sự tăng trưởng nhu cầu này có thể ảnh hưởng tiêu cực lên giá dầu trong tuần tới.
Đã đến điểm mua?
Đồ thị chỉ số VN-Index. Nguồn: Tradingview
Thị trường chung tuần qua duy trì tình trạng "xanh vỏ đỏ lòng" với thanh khoản chưa được cải thiện. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, dầu khí, ngân hàng tiếp tục chi phối biến động của chỉ số VN-Index, tâm lý chung ổn định hơn khi chỉ số VN-Index kiểm định đáy 940 thành công.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục chi phối chỉ số VN-Index, các cổ phiếu đóng vai trò dẫn dắt chỉ số VN-Index tăng điểm trong tuần qua là: VNM, VJC, SAB, GAS, FPT.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng điểm tích cực với sự dẫn dắt của cổ phiếu VCB, tính chung tuần qua, cổ phiếu VCB liên tục lập đỉnh mới và tăng hơn 4%, các cổ phiếu khác cũng thu hút dòng tiền là: CTG, BID, MBB.
Nhóm cổ phiếu dầu khí tăng điểm tích cực với dòng tiền tập trung vào các cổ phiếu: GAS, POW, PVD, PVS, PVC. Đà tăng còn lan tỏa ra các nhóm cổ phiếu có tính thị trường như chứng khoán (SSI, VNM, HCM,...), bất động sản, xây dựng (CII, DIG, DXG, KDH, NTL, SCR, VGC, NVL...), dệt may (TCM, TNG, STK, MSH...).
Tuần qua, khối ngoại bán ròng 351 tỷ đồng trên sàn HSX và mua ròng 0,24 tỷ đồng trên sàn HNX. Các mã cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất là: POW (mua ròng 85,52 tỷ đồng), BVH (mua ròng 19,10 tỷ đồng), HPG (mua ròng 18,58 tỷ đồng), VNM (mua ròng 16,11 tỷ đồng), E1VFVN30 (mua ròng 15,60 tỷ đồng). Ở chiều bán, khối ngoại bán ròng các mã STB (bán ròng 130,71 tỷ đồng), DPM (bán ròng 90,77 tỷ đồng), NVL (bán ròng 47,17 tỷ đồng), HNG (bán ròng 44,48 tỷ đồng), SBT (bán ròng 37,47 tỷ đồng).
Thanh khoản phiên ATC cuối tuần đột biến do hoạt động tái cơ cấu của các quỹ ETFs, trong đó hơn 30 triệu cổ phiếu POW được mua vào bởi cả 2 quỹ VNM ETF và FTSE Vietnam ETF. Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu bị loại là DPM, STB và HNG.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ sáu (21/6), chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 959,20 điểm, tăng 0,02 điểm ( 0,0%), giá trị giao dịch đạt 5,4 nghìn tỷ đồng với 131 mã tăng giá, 67 mã tham chiếu và 146 mã giảm giá. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại mốc 104,55 điểm, giảm 0,21 điểm (-0,20%), giá trị giao dịch đạt 361,31 tỷ đồng với 71 mã tăng, 60 mã tham chiếu, 67 mã giảm. Chỉ số Upcom-Index đóng cửa tại mốc 55,12 điểm, giảm 0,03 điểm (-0,06%) với 121 mã tăng, 62 mã tham chiếu và 90 mã giảm điểm, giá trị giao dịch đạt 217,10 tỷ đồng.
Trên phương diện kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã có tuần kiểm định lại đáy 940 thành công và hình thành nên nhịp phục hồi mới. Điểm tích cực là chỉ số VN-Index đóng cửa cao hơn 2 đường SMA (200) và đường Mid bollingerband, xu hướng điều chỉnh đang chững lại và có khả năng lực cầu sẽ quay trở lại khi dòng tiền lan tỏa ra các nhóm cổ phiếu, có thể điểm mua sẽ xuất hiện trong tuần tới.
Chứng khoán phái sinh
Bảng giá chứng khoán phái sinh
Ở thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index diễn biến trái chiều. Hợp đồng đáo hạn tháng 6/2019 (VN30F1906) đóng cửa ở mốc 885 điểm, hợp đồng tháng 7/2019 (VN30F1907) đóng cửa ở mốc 884,7 điểm, hợp đồng tháng 9/2019 (VN30F1909) đóng cửa ở mốc 890 điểm, hợp đồng tháng 12/2019 (VN30F1912) đóng cửa ở mốc 889,9 điểm.
Lực cầu đã xuất hiện ở các cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm VN30-Index, bên cạnh đó, các hợp đồng phái sinh tiếp tục duy trì cao hơn chỉ số VN30-Index cơ sở cho thấy tâm lý kỳ vọng nhịp phục hồi. Nhà đầu tư có thể mở vị thế mua (go long) các hợp đồng phái sinh và nắm giữ qua ngày.
Theo thegioitiepthi.vn
Giá vàng hôm nay (22/6): Trưa nay, vượt 39 triệu, vàng cao nhất 6 năm Đến trưa nay (22/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh gần 500 nghìn đồng và chính thức vượt qua mốc 39 triệu đồng, cao nhất trong 6 năm. Giá vàng trong nước đến trưa nay đã vượt mốc 39 triệu đồng, cao nhất trong vòng 6 năm qua. Ảnh minh họa Cụ thể, đến trưa nay (22/6), giá vàng SJC tại...