Đã có 10.000 bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 8 xuất viện
Ngày 21-8, Bệnh viện dã chiến số 8 (phường An Khánh, TP Thủ Đức, TPHCM), do Bệnh viện Bình Dân và Bệnh viện Thống Nhất phụ trách, đã hoàn tất thủ tục xuất viện cho bệnh nhân thứ 10.000.
Các y bác sĩ của Bệnh viện dã chiến số 8 trao giấy xuất viện cho bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh – Video: NHUNG NGUYỄN
Như vậy, sau 38 ngày đi vào hoạt động, Bệnh viện dã chiến số 8 điều trị khỏi và làm thủ tục xuất viện cho 10.000 bệnh nhân mắc COVID-19. Đặc biệt, trong số này có rất nhiều người bệnh chỉ sau 1 tuần điều trị đã khỏe mạnh trở về với gia đình.
Đây là sự nỗ lực của hơn 700 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế và các bộ phận hỗ trợ ngày đêm đồng hành với người bệnh vượt qua COVID-19.
Từ ngày 13-7, Bệnh viện dã chiến số 8 bắt đầu tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19. Hiện có khoảng 4.000 F0 được chăm sóc và điều trị tại bệnh viện, trong đó có nhiều người lớn tuổi hoặc có các bệnh lý đi kèm như béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp…
Với sự nỗ lực của y bác sĩ, mỗi ngày trung bình khoảng 400 người xuất viện, ngày cao điểm gần 700 người.
Điều dưỡng của bệnh viện theo dõi sức khỏe của F0 đang cách ly điều trị tại bệnh viện – Ảnh: NHUNG NGUYỄN
Để có được con số xuất viện lớn như thế, một phần nhờ vào mục tiêu “hồi phục nhanh, xuất viện sớm” mà ban giám đốc bệnh viện đề ra.
PGS.TS Trần Vĩnh Hưng – giám đốc Bệnh viện Bình Dân, kiêm giám đốc Bệnh viện dã chiến số 8 – cho biết đơn vị bảo đảm cho tất cả người bệnh được xét nghiệm RT-PCR (mẫu đơn) vào ngày thứ 7 kể từ khi nhập viện và trả kết quả xét nghiệm trong 24 giờ kể từ khi phết dịch tỵ hầu.
Có ngày xét nghiệm RT-PCR gần 1.000 mẫu. Tổng số mẫu xét nghiệm từ khi thành lập đến ngày 20-8 hơn 13.000 mẫu. Các y bác sĩ cũng luôn theo dõi chặt, can thiệp sớm các trường hợp có bệnh nền, lớn tuổi, béo phì trước khi bệnh trở nặng.
Một gia đình với nhiều thế hệ mắc COVID-19 xuất viện – Ảnh: NHUNG NGUYỄN
Vừa là bác sĩ, vừa là F0
Có những F0 chính là bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Thống Nhất và cả những người đã phục vụ nơi tuyến đầu chống dịch.
Điển hình là bác sĩ Dương Thanh Hải, một trong những bác sĩ tình nguyện tham gia chống dịch từ những ngày đầu. Khi nhiễm bệnh COVID-19, bác sĩ Hải vừa là bệnh nhân vừa là bác sĩ tại chỗ hướng dẫn những người bệnh qua trực tuyến.
Bác sĩ Hải còn chủ động phối hợp với các đồng đội đến ngay những phòng bệnh khác khi được báo có người bệnh bị khó thở, trở nặng. Khi kết quả RT-PCR âm tính, bác sĩ Hải viết đơn xin tình nguyện ở lại tham gia phòng chống dịch.
Không riêng bác sĩ Hải, nhiều nhân viên y tế cũng xin tình nguyện “hết dịch mới về nhà” bám trụ cùng đồng đội tại Bệnh viện dã chiến số 8.
Bệnh viện dã chiến số 3 TP.HCM đã có 4.000 ca Covid-19 xuất viện
Hiện bệnh viện đang tăng lượng giường oxy để tiếp tục thu dung, điều trị các F0 khác.
BS.CKI Lý Quốc Công, Trưởng Khoa Lâm sàng, Bệnh viện dã chiến số 3 (TP.HCM) cho biết, đến hết ngày 19/8, bệnh viện đã điều trị khỏi và cho xuất viện tổng cộng 4.000 bệnh nhân Covid-19.
Hiện bệnh viện đang có 66 ca phải thở oxy, trong đó có 10 ca thở oxy dòng cao (HFNC). Ngoài ra, bệnh viện đang tăng lượng giường oxy để có thể tiếp tục thu dung, điều trị các F0 khác.
Bệnh viện dã chiến số 3 được thành lập trên khu tái định cư Bình Khánh, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, đi vào hoạt động đầu tháng 7, quy mô hơn 2.500 giường. Tính đến nay, bệnh viện đã thu dung điều trị hơn 5.000 F0.
"Mỗi ngày bệnh viện đều cho xuất viện trên dưới 100 bệnh nhân đã điều trị khỏi. Đây là một tin mừng đối với đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế, là động lực để các anh chị em tiếp tục cuộc chiến chống dịch. Chúng tôi sẽ cố gắng, nỗ lực hết mình để chữa trị cho bệnh nhân và hy vọng con số khỏi bệnh sẽ ngày càng nhiều hơn", bác sĩ Công chia sẻ.
Theo kế hoạch ban đầu, bệnh viện chỉ nhận bệnh nhân nhẹ, có triệu chứng. Tuy nhiên, để giảm áp lực cho tuyến trên, Sở Y tế TP.HCM đã cho phép bệnh viện này điều trị cả bệnh nhân có chuyển biến nặng.
Bệnh viện dã chiến số 3 tăng giường thở oxy
Theo bác sĩ Công, phòng cấp cứu và hồi sức ban đầu dự tính chỉ khoảng 25 giường. Thế nhưng xuất phát từ nhu cầu bức thiết của người bệnh cũng như tình hình thực tế bệnh viện đã được nâng số giường thở oxy lên khoảng 70-100 giường.
Bác sĩ Công cho biết, biến chủng Delta có đặc thù là chuyển biến nhanh, nhu cầu về oxy và máy thở cần phải đáp ứng khẩn cấp nên lượng oxy luôn được chuẩn bị đầy đủ. Các y bác sĩ tại bệnh viện hàng ngày điều trị kết hợp động viên tâm lý. Ngoài ra, bệnh nhân còn được đảm bảo về chế độ dinh dưỡng. Các quy định về phòng, chống dịch cũng thực hiện tốt. Các phòng bệnh đều lập nhóm để kết nối giữa bệnh nhân và thầy thuốc.
Chiều 14/8, đoàn công tác Bộ Y tế do TS.BS Nguyễn Thanh Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế, làm trưởng đoàn đã tới kiểm tra công tác phòng chống dịch cũng như việc điều trị bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện.
Qua kiểm tra, đoàn công tác đánh giá, Bệnh viện dã chiến số 3 về cơ bản đã đáp ứng được cơ sở vật chất, thiết bị y tế để thực hiện nhiệm vụ của "tầng 2". Trên thực tế Bệnh viện làm cả nhiệm vụ của "tầng 3" và đang triển khai thêm giường hồi sức tích cực. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề như thiếu nhân sự, trang thiết bị y tế, thuốc, khu vực phòng hồi sức cần phân luồng và trang bị đầy đủ cơ sở vật chất.
Nước mắt của các nhà tu hành giúp bệnh nhân COVID-19 giành giật sự sống Từ 2 bệnh viện dã chiến ở thành phố Thủ Đức, sư cô Thích Nữ Nhuận Bình và sư thầy Thích Tâm Quang cố kìm nén những giọt nước mắt khi kể chuyện cùng bệnh nhân COVID-19 chiến đấu giành sự sống, nhưng đôi khi cảm thấy bất lực. Sư cô Thích Nữ Nhuận Bình chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện...