Đa cấp tiền ảo vẫn nhộn nhịp, công khai
Sau các vụ lừa đảo như iFan, Vncoins, Sky Mining…, hàng loạt công ty, website hoạt động liên quan đến tiền ảo vẫn diễn ra tràn lan.
Một buổi đào tạo của USCoin – Ảnh: ẢNH: T.X
Lãi suất 300 – 500%/năm
Mới đây Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) đã lên tiếng cảnh báo hoạt động của FutureNet. Một trong số nguồn thu nhập mà những người tham gia được nhận theo quảng cáo từ FutureNet là tiền thưởng và hoa hồng đến từ việc tuyển dụng, xây dựng hệ thống tuyến dưới cùng tham gia đầu tư. Ngoài ra, hoạt động của các thành viên FutureNet còn bao gồm việc đầu tư FuturoCoin, một đồng tiền kỹ thuật số được giới thiệu hoạt động dựa trên các công nghệ như Bitcoin và có khả năng phát triển như Bitcoin. Hoạt động quảng cáo và phát triển mạng lưới của FutureNet có dấu hiệu tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Thực tế, hàng loạt trang web khác vẫn hoạt động nhộn nhịp như Asama Mining, Eco Mining, World Mining với mô hình hoạt động tương tự Sky Mining. Đơn cử Eco Mining giới thiệu là đơn vị cung cấp giải pháp cho thuê các gói khai thác từ các trung tâm dữ liệu khai thác mỏ Bitcoin lớn nhất. Eco Mining thông báo cung cấp gói ký gửi trị giá từ 500 USD đến 125.000 USD và đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư (NĐT) từ 300 – 500%. Đăng ký gói 25.000 USD, khách hàng còn được thưởng ngay 300 USD, gói 75.000 USD thì thưởng 750 USD, gói 125.000 USD được thưởng 1.000 USD… Khi tuyển thêm người mới, công ty sẽ chi hoa hồng trực tiếp từ 1% và hoa hồng gián tiếp 3% của toàn hệ thống nếu có 100 máy đào trở lên.
Hay một hệ thống đào tiền ảo khác đang quảng bá rầm rộ từ website đến Facebook, YouTube là World Mining có địa chỉ world-mining.net, cũng giới thiệu là công ty thành lập tại Anh vào tháng 10.2017, là số ít công ty tham gia đào tiền ảo chuyên nghiệp còn sống sót với 90% tiền đào được là Bitcoin. Cách thức đầu tư vào công ty này là khách hàng đăng ký thuê máy đào tối thiểu từ 15 USD đến 300.000 USD trong thời gian 360 ngày, lợi nhuận mỗi tháng tích lũy tương đương 30%. Ngoài việc bảo đảm trả lãi trong toàn bộ thời gian ký hợp đồng, World Mining cũng đưa ra mức chi hoa hồng theo các cấp đầu tư. Thậm chí, công ty còn ra mắt hệ thống trang web phục vụ việc giới thiệu người khác đăng ký (Landing Page) để khách hàng dễ dàng tạo ra mạng lưới thành viên cho mình…
Video đang HOT
Hay Asama Mining là mỏ đào tiền ảo từ cuối tháng 7 đã bị “tố” mất khả năng thanh khoản. Thay vì trả lãi bằng tiền hay bằng Bitcoin, mỏ đào này phát hành đồng tiền Asama Coin hay $Asama – đồng tiền mã hóa để quy đổi cho NĐT sau khi nộp tiền. Tỷ lệ phát hành tương ứng 1 USD nhận được 1 $Asama. Công ty này quảng bá: NĐT có thể dùng $Asama để mua nhà, mua đất, đầu tư chứng khoán… hoặc có thể chuyển đổi sang đồng Bitcon tùy thích. Thế nhưng đến nay, các NĐT cho biết họ không thể đổi từ $Asama sang Bitcoin vì Asama Mining đã hủy chức năng này, những NĐT khác muốn bán cũng không ai mua.
Sàn giao dịch “dỏm”
Gần đây, sàn CJ Trade kêu gọi NĐT tham gia với mức lợi nhuận lên đến gần 500%/năm. Sàn này đưa ra hình thức để NĐT cá cược dự báo giá một số loại tài sản tăng hay giảm trong một thời gian xác định. Nếu dự đoán chính xác thì bạn sẽ chiến thắng và đạt được một khoản hoa hồng cho sự đầu tư của mình. Nếu dự đoán không chính xác, bạn thua và mất số tiền đã bỏ ra đầu tư. Tuy nhiên các NĐT đều không thể thắng được nhà cái. Sau khi bị phản ánh thì địa chỉ web của sàn này là CJtrade.io hay CJoption.co đều không thể truy cập được.
Tương tự, Quỹ đầu tư SmartFund chào mời các NĐT tham gia thông qua các gói đầu tư với lãi suất cao. Ví dụ đầu tư gói 300 USD nhận được lãi 0,75% x 200 ngày, gói Diamond 5.000 USD có lãi suất 0,95% x 200 ngày… NĐT giới thiệu càng nhiều người thì được hưởng càng nhiều hoa hồng từ 6% trở lên. Tuy nhiên sau khi rộ lên thông tin về đơn vị này thì hiện trang web smartfund.tech không còn hoạt động. Nhưng trên một số diễn đàn xuất hiện tài khoản USCoin Việt Nam giới thiệu đầu tư tài chính số thời 4.0 với Quỹ đầu tư thông minh SmartFund. Trong đó giới thiệu lý do chọn đồng USCoin dùng để thanh toán toàn cầu, công ty có chiến lược cam kết giúp NĐT đạt lợi nhuận như gói đầu tư 30.000 USD sẽ thành 72.000 USD chỉ sau 90 ngày. NĐT tham gia vào các gói đầu tư cùng quỹ này sẽ nhận được lãi suất từ 1 – 1,4%/ngày trong thời gian 5 tháng…
Cũng giống như FutureNet, tất cả đơn vị trên đều không có tên trong danh sách các công ty đã được cấp phép hoạt động bán hàng đa cấp của Bộ Công thương.
Vẫn còn đất sống
Chuyên gia đầu tư Phan Dũng Khánh nhận định, các hoạt động lừa đảo liên quan đến tiền ảo vẫn có “đất sống” do nhiều người vẫn còn lòng tham, bị hấp dẫn với lãi suất cao và chi hoa hồng nhiều tầng lớp. Thứ hai là có một số người đã bị lừa mất tiền nhưng vẫn có tâm lý “gỡ gạc” nhanh nên muốn lao vào lại những hoạt động đó, tương tự kiểu “con bạc càng thua càng muốn chơi để gỡ”. Thứ ba, bản thân một số NĐT đã bị lừa nhưng vẫn muốn tham gia vào các hệ thống này để đi lừa những người khác hòng lấy lại số tiền đã mất… Ngoài ra, hành lang pháp lý của VN vẫn chưa chặt chẽ, hình thức xử phạt chưa mạnh tay nên những kẻ tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo vẫn ngang nhiên hoạt động.
Chuyên gia Phan Dũng Khánh nhấn mạnh: “Những vụ tố cáo ầm ĩ của nhiều người gần đây như iFan, Sky Mining… vẫn chưa thấy những kẻ cầm đầu bị xử lý. Vì vậy có thể những người cầm đầu đó hoặc chân rết chuyển sang mô hình hoạt động khác với chiêu thức ngày càng tinh vi hơn, có chỉnh sửa mới hơn và có thể đi về vùng sâu vùng xa khiến nhiều người không phát hiện được bản chất lừa đảo. Do đó cần phải mạnh tay siết chặt về hành lang pháp lý cũng như xử phạt các hành vi này mới có thể hạn chế được những trang web, quỹ đầu tư dỏm”.
Theo ĐKN
Nếu Facebook làm tiền ảo FaceCoin, bạn có thể mua đồ online, gửi tiền cho bạn bè rất dễ dàng
Hồi tháng 5, Facebook tuyên bố thành lập bộ phận chuyên về tiền ảo (cryptocurrency) và blockchain, bộ phận này được dẫn dắt bởi David Marcus, người từng lãnh đạo nhóm Messenger đi tới thành công. Marcus cũng có ghế trong ban quản trị của Coinbase, một trong những startup lớn nhất về crypto tính đến thời điểm này.
Marcus từng là chủ tịch PayPal và đã giúp chat bot của Messenger xuất hiện nhiều hơn trong lĩnh vực thương mại nên việc chọn ông làm chủ tịch Coinbase cũng không bất ngờ. Nhưng chỉ mới đầu tháng 8, Marcus đã tuyên bố rời khỏi Coinbase vì lý do "xung đột lợi ích" với Facebook. Như vậy Facebook đang làm gì về lĩnh vực tiền ảo mà lại lo xung đột lợi ích?
Dường như Facebook đang có một mưu đồ nào đó rất lớn về crypto. Facebook tất nhiên không công bố cụ thể kế hoạch của mình. "Chúng tôi vẫn đang ở giai đoạn đầu và đang cân nhắc nhiều ứng dụng của blockchain. Nhưng chúng tôi chưa có gì để chia sẻ vào thời điểm này". Trang TechCrunch thì nhìn thấy những hướng mà Facebook có thể đi trong mảng tiền tệ ảo như sau:
Giảm giá 3% với FaceCoin
Facebook có thể xây dựng một ví tiền điện tử, họ có thể dùng token của riêng mình để cho phép người dùng chi trả tại các doanh nghiệp đối tác. Blockchain có thể giúp giao dịch diễn ra nhanh chóng và rẻ, thậm chí miễn phí nên Faceook và đối tác có thể né được phí xử lý thẻ tín dụng 3% trên mỗi giao dịch. Mức giảm 3% này có thể được Facebook chuyển đổi thành giảm giá cho các mặt hàng được đối tác bán, tương tự như cách mà Grap Pay và ví điện tử nói chung đang hoạt động. Khi đó bạn sẽ thấy rất nhiều những mẫu quảng cáo dạng "Giảm giá 3% khi mua bằng FaceCoin".
Dựa vào những chương trình khuyến mãi như trên, Facebook có thể hút người dùng vào tính năng tiền điện tử của mình. Facebook đang có 6 triệu nhà quảng cáo, 65 triệu doanh nghiệp đang chạy Facebook Pages, vậy nên không ai phù hợp hơn Facebook để thực hiện những chiến dịch dạng này. Facebook có thể chịu chi phí giảm giá khuyến mãi, đẩy phần giảm giá về cho người dùng và giúp các đối tác bán được nhiều hàng hơn, tỉ lệ chuyển đổi cao hơn. Đổi lại, các đối tác cũng cẽ chạy quảng cáo trên Facebook mạnh tay hơn, vậy là có lời.
Chuyển tiền cho bạn bè
Ở một số nước bạn đã có thể gửi tiền cho bạn bè bằng Messenger, nhưng bạn buộc phải gắn thẻ tín dụng hoặc tài khoản PayPal vào. Còn với ví tiền điện tử của Facebook, Facebook có thể yêu cầu người dùng nạp vào một số tiền mặt nhất định rồi từ đó sử dụng dần dần, tương tự như MoMo, AirPay, Grab Pay. Khi nào người dùng xài hết thì lại nạp thêm, không cần thẻ làm gì, và cũng tránh được phí xử lý giao dịch cho mỗi lần sử dụng.
Hiện tại mình cũng đang dùng MoMo để chuyển những khoản tiền nhỏ nhỏ cho bạn bè, ví dụ chia tiền ăn nhậu, gửi tiền mua đồ đọc hoặc mua nước giúp. Những khoản chi nhỏ dạng này gọi là micropayment và nó cực kì phù hợp với Facebook do Facebook Messenger đang là công cụ giao tiếp phổ biến nhất ở nhiều quốc gia.
Khi cần rút tiền, Facebook có thể cho người dùng tùy chọn chuyển tiền ngược lại vào thẻ, hoặc gấu nữa thì chơi rút tại các điểm giao dịch như cách MoMo đang làm. Facebook cũng có thể hợp tác với các ví khác để chuyển tiền qua lại cho nhanh, hình thành nên 1 hệ sinh thái hay một hiệp hội chuyên về ví điện tử luôn.
Với 1,3 tỉ người dùng Messenger, đây là thứ vừa đem lại lợi ích cho Facebook vừa giúp cho người dùng khá nhiều.
Đừng quên Facebook cũng đang phát triển các tính năng giúp cho gamer hoặc hot girl, hot boy trong việc live stream. Các fan có thể tặng tiền cho những gamer hoặc streamer này. Facebook hiện cũng có một loại tiền gọi là Facebook Stars (nhưng không phải là crypto currency) để người dùng mua và tặng cho những nhà sáng tạo nội dung yêu thích, sau đó người nhận có thể quy đổi thành tiền với giá 1 cent = 1 Star. Chưa rõ Facebook sẽ giữ lại bao nhiêu % tiền nhưng chúng ta biết được rằng Facebook đưa hầu hết số tiền cho người nhận.
Nếu có cryptocurrency thì mọi chuyện sẽ an toàn hơn và được hỗ trợ rộng rãi hơn, đặc biệt giảm được phí xử lý giao dịch. Hiện tại mức "tip" nhỏ nhất được phép đưa cho người sáng tạo nội dung là 3$, Facebook giữ mức này để phí xử lý giao dịch không bị vọt lên quá cao. Giải pháp crypto sẽ giúp giảm chi phí này và khi đó fan có thể tip với số tiền bé hơn. Và khi Facebook có thể giúp người nổi tiếng kiếm tiền thì họ sẽ tiếp tục ở lại trên Facebook, tiếp tục làm ra những nội dung hay hơn để post lên Facebook và như vậy fan cũng sẽ ở lại theo.
Facebook Connect
Một trong những vấn đề căng thẳng nhất trong các ứng dụng blockchain đó là xác thực danh tính, hay nói cách khác, trả lời câu hỏi "Bạn là ai?". Quy trình này ở các công ty thường được gọi là KYC - Know Your Customer - và nó bao gồm những thứ như sau:
Người dùng phải điền một bảng dài ngoằng các chi tiết về bản thân mìnhNgười dùng đôi khi cũng phải chụp chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thânCác công ty phải cắt người ra để xử lý riêng các bảng biểu và hình ảnh giấy tờ do người dùng gửi vềSau khi được xác thực hết thì bạn mới có thể bắt đầu sử dụng ứng dụng / web / dịch vụ online
Nói chung trải nghiệm của khâu KYC này khá là chán và tệ, và so với khâu đăng nhập của các app bình thường hay đăng nhập Facebook thì UX rớt ở tận đâu đâu xa tuốt phía sau. Trong khi đó, các app có thể nhanh chóng đăng nhập bằng tài khoản Facebook thông qua tính năng Facebook Connect, và cùng tính năng này có thể dễ dàng xài cho các đối tác sử dụng hệ thống blockchain do Facebook cung cấp.
Và mặc dù Facebook gặp nhiều vấn đề về chia sẻ thông tin cá nhân hay quyền riêng tư nhưng về mặt an toàn thì có thể an tâm. Facebook chưa từng gặp đợt hack lớn nào như LinkedIn, Twitter và nhiều mạng xã hội khác. Việc sử dụng một hệ thống login tập trung cho các ứng dụng phân tán nghe có vẻ quái dị nhưng để hi sinh cho sự tiện lợi và trải nghiệm thì đôi khi cũng có thể lắm chứ.
Vẫn còn nhiều câu hỏi để mở từ Facebook, hãy đợi xem Facebook Crypto sẽ hoạt động như thế nào nhé.
Theo TriThucTre
Những điều người dùng không thích ở Apple trong những năm qua Dù luôn tự hào là công ty "vì người dùng," Apple có những hành vi cho thấy thật ra họ làm mọi thứ vì lợi nhuận. Là công ty giàu nhất thế giới với hơn 243 tỉ USD tiền mặt và giá trị thị trường 1.000 tỉ USD, Apple không thiếu đối thủ lẫn những người dùng bất mãn về những chính sách...