Da ‘bùng nổ’ mụn vì thói quen sinh hoạt mùa dịch
Nếu như ngày thường, bạn có thể đổ thừa da nổi mụn do khói bụi, ô nhiễm không khí, môi trường làm việc, học tập, vậy còn trong thời gian giãn cách xã hội, có người thậm chí sống trong cấm địa để phòng dịch mà da vẫn nổi mụn, lỗi do đâu?
Da “bí bách” giữa mùa dịch
Thực tế, dịch bệnh COVID-19 khiến chúng ta thay đổi lịch trình sinh hoạt hằng ngày, trong đó có không ít thói quen mới ảnh hưởng đến làn da. Trước tiên là khẩu trang – vật bất ly thân trong mùa dịch. Tình trạng nổi mụn do đeo khẩu trang không chỉ xảy ra ở người da dầu, nhờn mà còn gặp ở những người có làn da nhạy cảm, kể cả người vốn không có mụn.
Theo TS.BS Trần Ngọc Ánh – Nguyên Giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, sở dĩ mụn thường bộc phát khi bạn đeo khẩu trang liên tục trong thời gian dài là bởi vì việc này đưa đến hiện tượng tăng độ ẩm do hơi thở bị cản lại ở bên trong khẩu trang, sự gia tăng sản xuất bã nhờn, xáo trộn hệ vi sinh vật trên bề mặt da, tăng độ pH của da, thậm chí còn gây kích ứng do sự cọ xát giữa lớp khẩu trang với bề mặt da.
Những thói quen như đeo khẩu trang, thức khuya, ăn uống “thả phanh” là nguyên nhân khiến bạn nổi mụn (Ảnh minh họa)
Thứ nữa là thói quen “cú đêm” (thức quá khuya), cùng với tình trạng căng thẳng, stress thường xuyên do dịch bệnh đều là những nguyên nhân khiến mụn “đua nhau” nổi ở vùng trán, vùng mặt.
Thay đổi thói quen ăn uống cũng là một nguyên nhân. Vì rảnh rỗi, có bạn tập tành nấu nướng, ăn nhiều bữa hơn, nhiều đồ béo, ngọt hơn, Do đó mụn nổi nhiều hơn.
Ngoài ra, trong mùa dịch bệnh, chúng ta lo lắng, căng thẳng, thiếu ngủ, và vỏ tuyến thượng thận sẽ tiết ra hormon nhiều hơn lượng bình thường. Chất này làm da chúng ta nhờn hơn nên rất dễ nổi mụn.
Bên cạnh đó, khi bạn ở nhà thường xuyên, nếu không làm sạch da đầy đủ, chất bã nhờn, tế bào chết, bụi bẩn ứ đọng trên da nhiều sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn. Hơn nữa, những chất này còn làm bẩn áo gối của bạn. Môi trường da mặt tiếp xúc nhiều vi khuẩn cũng là nguyên nhân quan trọng khiến da mặt thường xuyên bị mụn.
Cách đối phó với tình trạng da nổi mụn mùa dịch
Theo TS.BS Trần Ngọc Ánh, để hạn chế và khắc phục tình trạng mụn thời COVID-19, bạn cần chú ý chăm sóc da đúng cách và xây dựng lối sống phù hợp. Cụ thể:
- Lưu ý sử dụng sữa rửa mặt mỗi sáng và mỗi tối, còn lại những lần khác trong ngày chỉ rửa bằng nước sạch khi cần để tránh làm mất đi các lớp dầu cần thiết trên da khiến cho tuyến dầu bị kích thích sản xuất quá mức và dễ gây mụn.
- Da nhờn thường nổi mụn. Tuy nhiên bạn không nên cố gắng làm khô da, nhất là sử dụng các sản phẩm có chứa alcohol sẽ làm da dễ kích ứng. Ngược lại, nếu da khô do các sản phẩm thuốc bôi trị mụn, bạn có thể dùng thêm dưỡng ẩm dành cho da mụn sau khi rửa mặt mỗi ngày để làm tăng khả năng dung nạp với điều trị.
- Không tự cậy hoặc nặn mụn. Điều này có thể gây nhiễm trùng lan rộng, mụn nặng thêm và dễ có sẹo.
Video đang HOT
Làn da chúng ta cần ít nhất 6 tháng để cải thiện tình trạng mụn, thâm (Ảnh minh họa)
- Luôn để mái tóc gọn gàng, không nên để tóc rũ che mặt. Nên thay hoặc giặt vỏ gối 1-2 lần/tuần.
- Tăng cường tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe và tăng sức đề kháng của cơ thể. Nhờ đó, làn da sẽ sáng bóng, hồng hào, tươi tắn hơn.
- Nên sử dụng các loại khẩu trang có lớp lót từ các sợi tự nhiên mềm mại, thấm hút tốt như cotton, linen, silk… Cần tránh dùng các loại vải tổng hợp thô ráp như nilon, polyester… do các thành phần này có thể gây kích ứng da và sinh nhân mụn.
Nguyên tắc cần nhớ khi chăm sóc da mụn
“Thường khi điều trị mụn, các bạn chỉ mong muốn có thuốc mau hết, ai mách cho thuốc gì cũng dùng, có khi tốn khá nhiều tiền mà không khỏi. Đôi khi chỉ vì các bạn bỏ quên một bước rất đơn giản mà hiệu nghiệm, đó là làm sạch da” – TS.BS Trần Ngọc Ánh nói.
Khi da bị mụn, bạn cần “kết thân” với những loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, đừng chọn sản phẩm gây khô da khiến dầu thừa sản sinh nhiều sẽ gây phản tác dụng, càng nổi mụn nhiều hơn. Tốt nhất là nên chọn dòng sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều tiết tính chất của bã nhờn theo cơ chế tôn trọng đặc tính sinh học của làn da giúp giảm độ đặc dính của bã nhờn hạn chế bít tắc lỗ chân lông, nhờ đó tình trạng mụn giảm đi đáng kể.
Bên cạnh đó, các thành phần như đồng Sulphat, kẽm Gluconate không chỉ giúp giảm bóng nhờn trên da, thông thoáng lỗ chân lông mà còn giúp kháng khuẩn, làm sạch sâu da triệt để, không gây kích ứng mà cũng rất cần thiết để hỗ trợ tái tạo làn da khỏe mạnh sau mụn.
Sébium Gel Moussant được chứng minh lâm sàng, cho thấy kết quả giúp giảm 78% cảm giác nóng rát và 77% cảm giác căng da, khó chịu sau khi sử dụng
Ngoài sữa rửa mặt, bạn cũng đừng quên bước dưỡng ẩm. Đây là một thao tác then chốt để ngăn mụn, nặng hơn là sự sưng viêm của mụn. Lý do là bởi khi làn da của bạn không có đủ độ ẩm thì theo phản xạ tự nhiên, dầu thừa sẽ sản sinh nhiều, gây bít tắc lỗ chân lông, cùng sự xuất hiện của vi khuẩn khiến da bạn “bùng nổ” các loại mụn viêm.
Hiện nay, sử dụng các sản phẩm chứa công thức sinh học đang dần trở thành xu hướng làm đẹp, bởi đây là phương thức tự nhiên giúp hệ sinh thái làn da dần quay về trạng thái cân bằng.
Sébium Sensitive của Bioderma được mệnh danh là giải pháp sinh học hiệu quả dành cho da mụn, đặc biệt là mụn viêm da nhạy cảm, nhờ các đặc tính:
- Công nghệ SéboRestore giúp chống oxy hóa mạnh cho da nhờn, điều hòa sự tiết bã, giúp da ở trạng thái khỏe mạnh nhất.
- Công nghệ độc quyền Inflastop giúp làm dịu và giảm kích ứng, giảm mụn viêm, giảm cảm giác bóng dầu khó chịu trên da.
- Kem dưỡng mang lại hiệu quả dưỡng ẩm cho da suốt 12 giờ mà không gây bết dính, giúp cải thiện hiệu quả trong quá trình hỗ trợ điều trị mụn khi kết hợp cùng các điều trị tiêu sừng.
- Thích hợp chăm sóc da mụn hàng ngày cả trước, trong và sau quá trình sử dụng thuốc đặc trị từ bác sĩ.
Làm sạch với Sébium Gel Moussant và chăm sóc da bằng kem dưỡng Sébium Sensitive là quy trình giúp làn da bạn khỏe mạnh, cân bằng dầu nhờn, giảm viêm mụn
BIODERMA là nhãn hàng dược mỹ phẩm đến từ Pháp với triết lý công nghệ sinh học phục vụ làn da: Bioderma coi da là một hệ sinh thái sống động và duy trì sự cân bằng của hệ da khỏe mạnh là mục tiêu Bioderma hướng đến trong những giải pháp sinh học của mình, nhằm duy trì sức khỏe làn da một cách lâu dài.
4 vấn đề da có thể gặp vì lười thay vỏ gối
Vỏ gối, ga trải giường bẩn là nguyên nhân khiến da nổi mụn, kích ứng và có thể gây nấm da, viêm da, nổi mề đay mãn tính...
Nổi mụn, kích ứng
Vỏ gối, ga trải giường bẩn là nguyên nhân gây phát sinh mụn.
Một trong những nguyên nhân khiến da bị nổi mụn là do vỏ gối, ga giường bẩn. Ve Demodex là loại bọ có trong ga trải giường và vỏ gối, có thể gây kích ứng da, mẩn ngứa. Chuyên gia da liễu khuyến khích thay vỏ gối 2 - 3 ngày một lần và thay ga giường hàng tuần để tránh tình trạng nổi mụn, kích ứng.
Nấm da, nhiễm trùng
Chăn, ga hay gối là nơi trú ẩn của rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trong không khí và từ cơ thể. Về lâu dài, nếu không được thay, giặt thường xuyên, số vi khuẩn sẽ ngày càng tăng lên và gây bệnh một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, trong các loại ga, gối không đảm bảo còn chứa rất nhiều chất gây hại cho cơ thể như các chất tẩy, nhuộm... Các chất bẩn, độc hại hay vi khuẩn đó khi tiếp xúc với cơ thể sẽ gây phát sinh nấm mốc, gây nên các căn bệnh như nấm da, mụn nước, viêm da, lở loét, nhiễm trùng, nổi mề đay mãn tính...
Dị ứng do mạt bụi
Dị ứng mạt bụi sẽ nghiêm trọng hơn khi vỏ ga, gối không được vệ sinh thường xuyên.
Nếu bạn thường xuyên hắt hơi và ngứa mắt vào ban đêm, có thể bạn đang bị dị ứng. Nguyên nhân gây dị ứng bao gồm từ phấn hoa và bụi cho đến mạt bụi trong ga trải giường. Những con mạt bụi này dù có kích thước cực nhỏ nhưng có thể gây ra các trường hợp dị ứng và hen suyễn nghiêm trọng. Để tránh những chất gây dị ứng này, nên giặt ga trải giường hàng tuần bằng nước nóng và hút bụi giường nệm thường xuyên.
Ngứa da đầu
Vỏ gối ẩm và bẩn là nơi trú ngụ tuyệt vời của các loại vi khuẩn, vi trùng gây nấm da. Các loại nấm này gây ra mụn, mẩn ngứa trên da đầu. Để giảm tình trạng khó chịu này, nên giặt sạch ga và gối thường xuyên.
Đau mắt đỏ
Một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng viêm kết mạc là do không vệ sinh ga, gối thường xuyên.
Nếu bạn bị viêm kết mạc, hay còn gọi là đau mắt đỏ, vỏ gối, ga trải giường bẩn có thể là thủ phạm. Nếu bạn hoặc ai đó ngủ chung giường với bạn gần đây đã bị viêm kết mạc, hãy giặt ga trải giường bằng nước nóng để giảm khả năng tái nhiễm.
Lời khuyên của bác sĩ da liễu
- Giặt và thay chăn, vỏ ga, gối thường xuyên, ít nhất là 1 lần/tuần. Thời tiết mùa hè khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn, đồng thời mồ hôi và các chất thải trên cơ thể cũng tiết ra nhiều hơn thông thường.
- Sử dụng máy hút bụi mini để vệ sinh ga, gối mỗi ngày.
- Khi giặt chăn, ga, nhất là giặt vỏ gối, nên giặt bằng xà phòng diệt khuẩn và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
- Khi có các dấu hiệu của bệnh về dị ứng, bệnh đường hô hấp, cần thay chăn, ga, gối và nên đến gặp bác sĩ ngay để tình trạng không xấu đi.
Dấu hiệu nhận biết hình xăm hỏng Hình xăm giống như vết thương. Vì vậy, bạn cần chăm sóc nó cho đến khi lành hẳn. Có được hình xăm trên cơ thể là quyết định quan trọng bởi nó sẽ xuất hiện trên da bạn cả đời. Không chỉ việc chọn đúng thợ xăm, khu vực trên da hoặc thiết kế ưng ý, bạn còn phải quan tâm đến việc...