Đã biết lý do Món Huế không thể bán, đành phá sản
Với việc mỗi năm lỗ trên 50 tỉ đồng và với khoản lỗ lũy kế hơn 100 tỉ đồng, cùng với đó là khoản nợ phải trả gần 900 tỉ đồng thì khó lòng một nhà đầu tư nào bơm vốn hay mua lại để tái cấu trúc hiệu quả. Việc chấp nhận phá sản là sự hợp lý của Món Huế.
Theo báo cáo tài chính chuỗi nhà hàng Món Huế, trong ba năm từ 2016 đến 2018, chuỗi nhà hàng Món Huế có doanh thu xoay quanh mốc 200 tỉ đồng. Nhưng nguồn thu này không gánh nổi chi phí dẫn đến thua lỗ hai năm dần đây lên đến 50 tỉ đồng/năm, mà tính đến thời điểm cuối năm 2018, lỗ lũy kế đã là 107 tỉ đồng.
Chuỗi nhà hàng này cũng bị âm vốn chủ sở hữu lên đến 85 tỉ đồng, dù có tổng tài sản hơn 750 tỉ đồng. Số tài sản này có thể xoay quanh việc mua các trang thiết bị nhưng nếu bán tháo thì chắc không còn giá trị bao nhiêu.
Video đang HOT
Một câu hỏi đặt ra, với việc từng thành công trong việc gọi vốn, với tổng giá trị lên đến 65 triệu USD và có mối quan hệ khá tốt với các quỹ đầu tư, vậy tại sao chủ doanh nghiệp Món Huế không bán toàn bộ hệ thống cho nhà đầu tư nước ngoài khi đã xây dựng thành công chuỗi và nhận diện thương hiệu.
Một chuyên gia cho biết phương án này có lẽ chủ nhà hàng Món Huế đã tính đến vì không đơn giản họ đốt hết 65 triệu USD trong thời gian ngắn như vậy.
Một là khi “đốt” tiền mà không đáp ứng các kỳ vọng đặt ra nên các nhà đầu tư hiện hữu không xuống tiền nữa và Món Huế không còn vốn lưu động để duy trì hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, rao bán nhưng nhà đầu tư vào xem báo cáo tài chính phát hiện thấy những điều bất thường nào đó, hoặc gánh nặng nợ quá lớn có thể bơm tiền vào hoạt động hiệu quả. Ngoài ra sức hấp dẫn ẩm thực của Món Huế đã nhạt dần so với xu hướng mới nổi khác nên không thể cạnh tranh được với với các đối thủ khác.
Phương Minh
Theo PLO.vn
Vì sao sau thời gian dài bê bết, Vinasun hồi phục, lãi ròng tăng gấp đôi?
9 tháng đầu năm, Vinasun đạt doanh thu 1.550 tỷ đồng, lãi ròng tăng gần gấp đôi.
9 tháng đầu năm, Vinasun đạt doanh thu 1.550 tỷ đồng, lãi ròng tăng gần gấp đôi
Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2019 với doanh thu hơn 492 tỷ đồng, giảm hơn 8% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp tương ứng thu về 102 tỷ đồng. Biên lãi gộp ghi nhận 20,73%, cùng kỳ ghi nhận 21,7%.
Như vậy, luỹ kế 9 tháng đầu năm, Vinasun đạt doanh thu 1.550 tỷ đồng; lãi ròng tăng gần gấp đôi, từ mức 54 lên 94 tỷ đồng.
Bên cạnh việc ghi nhận nguồn thu từ vận chuyển hành khách theo hợp đồng tăng, việc thanh lý xe, hoạt động kinh doanh của Vinasun đang dần hồi phục qua đà tăng trưởng từ thu nhập quảng cáo trên taxi. Cụ thể, sau 9 tháng thanh lý tài sản, Vinasun thu về giá trị thu khoảng 33 tỷ; thu nhập quảng cáo trên taxi xấp xỉ 33 tỷ đồng (tăng so với cùng kỳ năm 2019). Về hoạt động tài chính, lãi tiền gửi, tiền cho vay trong kỳ nhận hơn 6 tỷ đồng, chi phí lãi vay được tiết giảm.
Đây là thông tin khá bất ngờ bởi trước đó, trong 3 quý liên tiếp (quý 4/2018, quý 1 và 2/2019) Vinasun đều báo lỗ. Cụ thể, tổng kết 6 tháng đầu năm 2018, Vinasun đạt doanh thu 1.019 tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận của công ty đạt 30 tỷ đồng, chưa bằng 1/4 so với mức 127 tỷ đồng nửa đầu năm 2017. Tiền thu về từ hoạt động thanh lý xe cũng ngày càng ít dần do số xe đã thanh lý ngày càng lớn. Trong tháng 5, quỹ đầu tư GIC Pte Ltd của Chính phủ Singapore đã quyết định thoái toàn bộ 5,4 triệu cổ phần đầu tư vào Vinasun với mức giá bán ra thấp hơn mức giá mua vào. Ước tính, quỹ đầu tư Singapore đã chấp nhận thua lỗ khoảng 120 tỷ đồng, tương đương 60% giá trị sau hơn 3 năm đầu tư vào Vinasun.
Hoàng Ngân
Theo Baogiaothong.vn
'Đại gia' Yeah1 lỗ tiếp 128 tỷ đồng, giá cổ phiếu giảm 'siêu mạnh' Tập đoàn Yeah1 tiếp tục có khoản lỗ ròng 128 tỷ đồng trong quý 2/2019, nâng mức lỗ từ đầu năm đến nay lên 230 tỷ đồng. Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019 của Tập đoàn Yeah1 (YEG) cho thấy bức tranh kinh doanh của vị đại gia ngành giải trí này vẫn khá ảm đạm. Cụ thể, trong quý 3/2019,...