TA focus (phiên 11/9): Bán tháo khó diễn ra
Rất khó để cho rằng thì trường không xấu bởi quá nhiều chỉ báo rất tệ, nhưng bán tháo khó diễn ra vì các ngưỡng hỗ trợ vẫn phát huy tác dụng ngăn chặn được đà giảm.
Ảnh Shutterstock
Kết phiên giao dịch ngày 10/9/2019, VN-Index chốt ở 970,26 điểm, giảm -3,86 điểm (-0,4%) với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 128 triệu đơn vị, giá trị 2.787 tỷ đồng.
Về mặt kỹ thuật
VN-Index rốt cuộc lại mất điểm sau khi “thiết kế” một bull trap điển hình ở khoảng thời gian giao dịch đầu phiên sáng. Giá được đẩy lên chạm 977,44 rồi mới bất ngờ quay đầu khiến không ít nhà đầu tư cảm thấy hụt hẫng và thất vọng.
Kết phiên, số cổ phiếu giảm gần gấp đôi số tăng khẳng định tâm lý càng ngày càng tệ. Hơn nữa, việc bên bán phiên 10/9 chấp nhận thoát hàng giá thấp cũng phần nào phản ánh thị trường có vẻ bắt đầu mất kiên nhẫn. Động thái này khiến thanh khoản thị trường tăng lên đáng kể, đồng thời cũng chứng tỏ tiền vẫn đang rình rập, chỉ chịu vào hàng ở những ngưỡng hỗ trợ mạnh của VN-Index.
Chart Daily
Như vậy, VN-Index đã chính thức xuyên thủng kênh xu hướng lên từ đầu năm. Các mức giá xuất hiên ngay phía dưới điểm giao cắt này theo lý thuyết thì có thể kích hoạt vị thế bán khá đẹp, bởi thị trường nhiều khả năng đã đánh mất xu hướng chính trước đó. Mặc dù xu hướng mới tiêu cực chưa đủ tín hiệu để xác nhận nhưng rõ ràng, rủi ro đã tăng lên đáng kể.
Chỉ báo MACD tiếp tục nằm dưới mốc 0 và RSI đang rất sát ngưỡng 40 ủng hộ nhịp giảm sẽ tiếp tục. Trong khi chỉ báo khối lượng cân bằng OBV đang rất tệ thì ADX cũng xấu vì đang có xu hướng tiến về ngưỡng 20, mặc dù chưa xác nhận thị trường có xu hướng, nhưng chỉ báo này cũng đã cho thấy xu hướng hiện tại đang mạnh lên rõ rệt.
Video đang HOT
Với Ichimoku, khoảng 2 tháng giao dịch gần nhất giá mới xuyên qua đám mây khiến tình hình thị trường trở lên rất khó khăn. Hơn nữa, đồ thị xuất hiện sự giao cắt tiêu cực của đường Tenkan và đường Kijun cũng là những tín hiệu cảnh báo cực xấu của hệ thống.
Hiện tại, giá đang ở vị trí rất bất lợi khiến hàng loạt chỉ báo khác cũng xấu theo. Ngay cả ở khu vực mây tương lai, SpanA đang có xu hướng cắt xuống SpanB cũng là những tín hiệu không đẹp rất đáng lưu ý.
Chart 1hour
Ở khung thời gian này, ngưỡng hỗ trợ nối 2 đáy cũ gần nhất đã thủng và hiện trở lại thành kháng cự gây khó dễ cho VN-Index. Hơn nữa, BB bottom đang nở ra khiến cửa giảm nhiều khả năng sẽ tiếp tục, hỗ trợ tiếp theo tầm quanh 959-960 là khu vực đáy thị trường thiết lập vào đầu tháng 8.
Trên đồ thị, nhìn cửa test đáy này là khá sáng, nhưng vẫn hy vọng VN-Index sẽ sớm quay lại trên mức đáy gần nhất, vì rất có thể phiên 10/9 chỉ là chút quá đà khi bên cầm hàng tạm thời mất kiên nhẫn.
Tóm lại, rất khó để cho rằng thì trường không xấu bởi quá nhiều chỉ báo rất tệ, nhưng bán tháo khó diễn ra vì các ngưỡng hỗ trợ vẫn phát huy tác dụng ngăn chặn được đà giảm.
Tuy nhiên, nếu thị trường không sớm khả quan hơn, nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với áp lực call margin khi giá cổ phiểu phần lớn vẫn cứ cắm đầu, dẫn đến thị trường có thể xuất hiện những phiên lao dốc mạnh trước khi phục hồi trở lại.
Vì vậy, chỉ sử dụng tiền mặt canh mua nếu thị trường rơi mạnh trong phiên cũng là một chiến thuật rất đáng lưu ý ở giai đoạn hiện tại.
Hải Đăng, Trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật, TVSI Ngọc Khánh
Theo tinnhanhchungkhoan
Giao dịch ảm đạm, nhiều cổ phiếu giảm sâu
Chốt phiên giao dịch ngày hôm nay (5/9), thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục diễn ra trái chiều. Theo đó, chỉ số Vn-Index đã quay đầu giảm nhẹ gần 1 điểm, kèm thanh khoản thấp.
Khởi động phiên làm việc sáng nay, thị trường chứng khoán trong nước diễn ra khá buồn chán, giao dịch trầm lắng với sự thận trọng của nhà đầu tư. Mặc dù sắc xanh đã hiện hữu nhưng mức tăng thấp. Áp lực bán ra vẫn hiện hữu trên bảng điện tử, kéo hàng loạt mã lao dốc, trong đó có những cổ phiếu nằm trong nhóm bluechips.
Ở chiều ngược lại, thị trường chứng khoán trên sàn TP.HCM cũng chứng kiến nhiều cổ phiếu tăng như VCS, VCG, PVI... giúp chỉ số duy trì sắc xanh đến cuối đợt làm việc buổi chiều.
Tạm chốt phiên sáng trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index tăng 1,47 điểm, tương đương 0,15%, lên mức 979,1 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 90,9 triệu đơn vị, giá trị tương đương 1.603,6 tỷ đồng. Toàn thị trường có 145 mã tăng và 136 mã giảm.
Trong khi đó, trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index vẫn diễn ra giằng co và liên tục trồi sụt lên xuống thất thường. Tuy nhiên, cuối phiên sáng, thị trường đã giữ sắc đỏ do chịu áp lực bán ra của giới đầu tư. Cụ thể, chỉ số HNX-Index giảm 0,08 điểm, tương đương 0,08%, xuống còn 100,86 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 8,75 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 115,59 tỷ đồng. Toàn thị trường có 43 mã tăng và 30 mã giảm.
Bước sang đợt làm việc buổi chiều, thị trường tiếp tục diễn biến trái chiều. Lực cầu đưa vào sàn khá nhỏ giọt, trong khi đó áp lực bán tháo vẫn gia tăng. Các chỉ số liên tục trồi sụt quanh mức tham chiếu, kèm thanh khoản thấp.
Trong đó, bên sàn TP.HCM, thị trường giao dịch khá mờ nhạt, với sắc đỏ chiếm ưu thế. Cổ phiếu nằm trong nhóm bluechips được phân hóa mạnh giữa hai chiều tăng và giảm, tuy nhiên mức tăng giảm thấp chỉ trên dưới 1%. Cuối phiên, chỉ số Vn-Index đã đảo chiều giảm nhẹ, kèm thanh khoản thấp.
Phiên giao dịch hôm nay, thị trường chứng khoán ghi nhận nhiều cổ phiếu nằm trong bluechips giảm như BID giảm 100 đồng/cổ phiếu; EIB giảm 150 đồng/cổ phiếu; MBB giảm 400 đồng/cổ phiếu; MSN giảm 500 đồng/cổ phiếu; MWG giảm 1.700 đồng/cổ phiếu; NCT giảm 600 đồng/cổ phiếu; NVL giảm 300 đồng/cổ phiếu; PNJ giảm 1.100 đồng/cổ phiếu; PVD giảm 100 đồng/cổ phiếu; SSI giảm 100 đồng/cổ phiếu; VIC giảm 400 đồng/cổ phiếu; VNM giảm 1.800 đồng/cổ phiếu...
Bên cạnh những cổ phiếu đi xuống, thị trường cũng chứng kiến nhiều mã nằm trong nhóm bluechips tăng, giúp chỉ số Vn-Index không bị trượt sâu. Điển hình như VCB tăng 300 đồng/cổ phiếu; SZL tăng 100 đồng/cổ phiếu; SAB tăng 2.500 đồng/cổ phiếu; ROS tăng 800 đồng/cổ phiếu; HDG tăng 850 đồng/cổ phiếu; GAS tăng 100 đồng/cổ phiếu; DPG tăng 1.950 đồng/cổ phiếu; BHN tăng 200 đồng/cổ phiếu...
Chốt phiên giao dịch, chỉ số Vn-Index giữ ở mức 976,79 điểm, giảm 0,84 điểm, tương đương 0,09%. Khối lượng giao dịch đạt 159,5 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 3.136,98 tỷ đồng. T oàn thị trường có 117 mã tăng giá (trong đó có 12 mã tăng trần); 99 mã đứng giá và 147 mã giảm giá (5 mã giảm sàn).
Chỉ số VN30- Index giữ ở mức 886,1 điểm, giảm 1,02 điểm, tương đương 0,11%. Khối lượng giao dịch đạt 42 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.386,81 tỷ đồng. Toàn thị trường có 10 mã tăng giá; 15 mã đứng giá và 5 mã giảm giá.
Ở chiều ngược lại, bên sàn Hà Nội, thị trường lại chốt phiên với xu hướng tăng nhẹ nhờ sự hỗ trợ tích cực của các cổ phiếu lớn như BAX tăng 2.000 đồng/cổ phiếu; MAS tăng 600 đồng/cổ phiếu; PVI tăng 300 đồng/cổ phiếu; VCG tăng 500 đồng/cổ phiếu...
Khép lại phiên giao dịch, chỉ số HNX Index giữ ở mức 100,96 điểm, tăng nhẹ 0,02 điểm, tương đương 0,02%. Khối lượng giao dịch đạt 15,5 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 208,64 tỷ đồng. Toàn thị trường có 55 mã tăng giá (trong đó có 10 mã tăng trần); 42 mã đứng giá và 247 mã giảm giá (trong đó có 9 mã giảm sàn).
Chỉ số HNX30 -Index giữ ở mức 183,99 điểm, giảm 0,15 điểm, tương đương 0,08%. Khối lượng giao dịch đạt 7,8 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 149,75 tỷ đồng. Toàn thị trường có 13 mã tăng giá; 5 mã đứng giá và 12 mã giảm giá.
Minh Ngọc
Theo Vnmedia.vn
Cổ phiếu bluechips đua nhau mất giá, chứng khoán lại lao dốc Chốt phiên giao dịch ngày hôm nay (4/9), thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục chứng kiến đà trượt giảm trên cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM. Sắc đỏ lấn át trên bảng điện tử, kèm thanh khoản thấp. Khởi động phiên làm việc sáng nay, thị trường chứng khoán trong nước đã hiện hữu sắc đỏ ngay từ khi mở...